Ra tù với hai bàn tay trắng, 8x mở công ty xây dựng, dạy nghề miễn phí cho người lầm lỗi
Từng là phạm nhân, ra tù với hai bàn tay trắng, anh Trần Tuấn Sùng (Thanh Hóa) đã quyết tâm vượt qua quá khứ, chuyên tâm khởi nghiệp, dạy nghề miễn phí cho người lầm lỗi.

Vào tù ra tội vì buôn tiền giả
Ở thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, cái tên Trần Sùng không phải là điều gì xa lạ. Người dân nơi đây biết anh là người có một quá khứ "đen tối", từng vào tù ra tội, nhưng nay đã thay đổi hoàn toàn, trở thành giám đốc một công ty.
Anh Trần Sùng tên thật là Trần Văn Sùng (SN 1982), hiện đang là Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng hạ tầng Tuấn Thành. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo có 4 anh em ở thôn quê có nghề làm chiếu cói, ngay từ nhỏ đã ý thức được mình phải chăm chỉ học hành để sau này phụ giúp gia đình.

Hồi còn đi học, anh không chỉ chuyên tâm học hành trên lớp, hăng hái tham gia các công tác đoàn thể ở địa phương mà còn rất chăm chỉ phụ giúp gia đình việc đồng áng. Vì thế, năm học lớp 11, anh đã được kết nạp Đảng, trở thành Đảng viên trẻ nhất xã.
Năm 2003, anh Sùng thi đỗ ĐH Nông nghiệp I Hà Nội và là một sinh viên ưu tú suốt cả 4 năm học. Ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp của anh sắp thành hiện thực thì Sùng bất ngờ chọn một hướng đi khác. Anh đã phạm phải một sai lầm "chết người", khi nghe theo bạn bè xấu rủ rê đi buôn tiền giả. Sau đó, mọi sự vỡ lở, anh bị tuyên án 7 năm tù, thi hành án tại trại giam Ninh Khánh, Ninh Bình.
Anh nhớ lại: "Lúc bị kết án tôi như sụp đổ, những ngày tháng đầu ngồi tù bị sụt hẳn 10kg, nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ chấm dứt từ đây. Nghĩ về các em nhỏ, bố mẹ ở quê khiến tôi càng chán nản, nhiều lúc chỉ muốn tìm đến cái chết...". Thế nhưng, đây cũng chính là cơ hội để anh nhìn lại bản thân. Mỗi lần bố mẹ lặn lỗi ra Ninh Bình thăm con, anh Sùng lại càng có thêm động lực để sống, để làm lại cuộc đời.
Sau đó, cơ may đã đến với anh khi trại giam liên kết với một cơ sở làm đá mỹ nghệ tại xã Ninh Khánh để phạm nhân làm. Anh lập tức bị cuốn vào công việc này, rồi tự nhủ mình phải học bằng được nghề đá mỹ nghệ, sau này ra tù còn làm "cần câu cơm".
Khởi nghiệp công ty xây dựng, dạy nghề miễn phí
Tết Nguyên đán năm 2009, Chủ tịch nước đưa ra quyết định đặc xá cho những người cải tạo tốt, khi ấy anh Sùng mới thi hành án được 29 tháng 3 ngày. Anh nhớ lại: "Ra tù, tôi còn nhớ như in lời đại tá Phạm Hữu Học (Giám thị trại) căn dặn, ai cũng có lầm lỗi. Điều quan trọng là phải biết đứng dậy, sửa chữa lỗi lầm và sống lương thiện. Vấp ngã ở đâu thì đứng dậy ở đấy. Hãy dùng nghề đá mỹ nghệ học trong trại để ra kiếm sống, làm lại cuộc đời".

Thế nhưng, ra tù với hai bàn tay trắng, lại mang tiếng là phạm nhân nên dù đi từ Bắc vào Nam tìm việc làm thuê, anh vẫn bị người ta kỳ thị. Chán nản, không biết phải làm gì thì anh chợt nhớ đến lời đại tá Học từng dặn: "Nếu về quê làm nghề mà chưa tự tin, cháu quay lại đây chú sẽ xin cho cháu học thêm nghề này, nếu cháu quyết tâm", rồi quay lại trại giam học nghề. Sau vài tháng, anh rời trại, về quê khởi nghiệp.
Khi ấy, vốn liếng của anh Sùng chẳng có gì, mà nghề này rất cần phải có vốn. Sau cùng, anh quyết định cầm cố xe máy em gái nhường cho để đi lại, cầm cố 10 triệu đồng và mua đá về để làm. Anh tâm sự: "Ban đầu tôi phải đi khắp các xóm, làng xem nhà ai làm nhà, làm mộ thì tiếp thị. Với giá nhân công rẻ hơn, tay nghề tốt, sản phẩm đẹp nên hàng đá mỹ nghệ của tôi nhanh chóng chiếm được lòng tin của mọi người".

Cứ thế, xưởng đá mỹ nghệ của anh phát triển dần, đến nay đã có thể duy trì gần chục thợ chính. Thu nhập cũng mỗi thợ cũng khấm khá, được hơn 10 triệu đồng/tháng. Sau đó, anh mở rộng và lập công ty xây dựng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 50 công nhân, thu nhập mỗi người từ 6-7 triệu đồng/tháng. Anh cũng tìm tòi, mở thêm sàn giao dịch bất động sản để kiếm thêm đồng vào.
Không chỉ vậy, anh còn nhận thêm việc dạy nghề miễn phí cho những người có hoàn cảnh lầm lỗi như anh, vừa ra tù, chỉ có hai bàn tay trắng. Anh dạy họ nghề đá mỹ nghệ, giúp đỡ họ bước đầu lập nghiệp, hiện tại nhiều người đã ổn định và thành đạt.

Anh Sùng tâm sự: "Từng là phạm nhân, tôi rất hiểu và chia sẻ với những người lầm lỗi. Tôi sẵn sàng đón nhận bất cứ ai mới ra tù có trí hoàn lương muốn học nghề. Tôi sẽ dạy miễn phí cho họ, mong họ sẽ hòa nhập cộng đồng, phát triển kinh tế, xã hội". Mới đây, anh Sùng đã được nhận bằng khen của Bộ Công an, Trung ương Hội Thanh niên Việt Nam và Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Chuyện ông Tám Bi ở Cần Thơ khởi nghiệp với rau muống, xây 6 cây cầu tặng dân
Đọc thêm
Dù chưa một lần đứng lên bục giảng, nhưng những em nhỏ vùng cao vẫn âm yếu gọi anh Phạm Đình Quý - một kiến trúc sư từ Hưng Yên hai chữ "thầy giáo".
Cách đây vài năm, hình ảnh một cậu bé Nigeria da bọc xương được một người phụ nữ tên Anja Ringgren Lovén cho uống nước đã gây chấn động thế giới.
Nữ Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Najat Vallaud-Belkacem khiến nhiều người nể phục khi vượt lên số phận và trở thành người phụ nữ quyền lực trên chính trường Pháp.
Tin liên quan
Nghi phạm Nguyễn Lê Hoàng Phương khai, do thèm con nên đã lợi dụng lúc mẹ cháu bé ngủ quên mà bế con bỏ trốn.
“Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm” là cuốn sách viết riêng cho những tâm hồn cực kỳ mong manh và nhạy cảm. Nếu bạn là một người như vậy thì cuốn sách này sinh ra là để dành cho bạn.
Từ ngày 1/1/ đến 8/3/2021, ông N.T.K. đã đi 18 bệnh viện khám bảo hiểm y tế 80 lần. Trong vòng 1 năm ông K. đã đi khám bảo hiểm y tế đến 149 lần.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.