Từng tư vấn cho hơn 400 người trẻ, chuyên gia tài chính đúc kết 5 sai lầm tiền bạc chí mạng
Có kinh nghiệm tư vấn tài chính cho hơn 400 người trẻ, vị chuyên gia này đã đúc kết 5 sai lầm tiền bạc chí mạng để mọi người tránh khỏi.
Bryan M. Kuderna là chuyên gia tài chính có tiếng, nhà sáng lập công ty dịch vụ tài chính Kuderna Financial Team. Ông cũng là người dẫn chương trình “The Kuderna Podcast”, tác giả của “Millennial Millionaire”.
Sau khi làm việc và tư vấn cho hơn 400 người trẻ, vị chuyên gia này đã đúc kết nhiều bài học xương máu. Ông cho biết: "Tôi đã chứng kiến nhiều người trong số họ rơi vào cái bẫy chờ đợi 'thời điểm thích hợp' để bắt đầu tiết kiệm. Thời điểm đúng nhất luôn là càng sớm càng tốt".
Muốn tiết kiệm thành công, trước hết bạn cần xác định những thói quen tài chính xấu của mình. Dựa trên kinh nghiệm của Kuderna, đây là 5 sai lầm chí mạng về tiền bạc mà người bình thường hay mắc:
Không có quỹ khẩn cấp
Đa phần người trẻ không có kế hoạch rõ ràng về tương lai, không có quỹ dự phòng và quỹ khẩn cấp. Họ chỉ để dành tiền cho cho một quỹ duy nhất, thậm chí nhiều người còn chẳng có quỹ nào. Kết quả là họ mắc nợ và phải rút tiền từ tài khoản tiết kiệm của mình.
Quỹ khẩn cấp được sử dụng trong trường hợp bạn gặp phải những tình huống khẩn cấp về tài chính như mất việc làm, bệnh tật hoặc tai nạn... Hãy tính toán xem mình cần bao nhiêu, thông thường là một khoản tiền đủ cho sinh hoạt trong 3-6 tháng.
Nợ thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng một cách thông thái có thể giúp bạn ổn định tài chính, cũng như xây dựng điểm tín dụng tốt để vay sau này. Dù vậy, phần lớn người trẻ vẫn đang vật lộn để trả nợ thẻ tín dụng. Kuderna nhận định: "Đừng dựa vào thẻ tín dụng để chi trả nhu cầu thiết yếu, cũng đừng chi tiêu quá tay những thức bạn không cần".
Nếu là sinh viên vừa ra trường và mới bắt đầu đi làm, hãy cố gắng gửi càng nhiều tiền càng tốt vào tài khoản ngân hàng trong 6 tháng đầu tiên của sự nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi trong việc xây dựng tài khoản tiết kiệm của mình. Điều này giúp số dư thẻ tín dụng của bạn hàng tháng trở nên dễ dàng hơn.
Lạm phát lối sống
Đây là một cái bẫy "chí mạng" mà nhiều người mắc phải. Lạm phát lối sống là cảm giác bạn cần phải tiêu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên.
Đừng nâng cấp lên căn hộ lớn hơn chỉ vì bạn được tăng lương. Đừng lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ đắt tiền chỉ vì bạn được thưởng. Thay vào đó, hãy nghĩ đến tương lai và tiết kiệm số tiền đó hoặc sử dụng nó để trả bất kỳ khoản nợ hiện có nào.
Không quan tâm sức khỏe
Tỷ phú Warren Buffett từng nói: "Bạn chỉ có một khối óc và một cơ thể trong suốt quãng đời còn lại. Nếu bạn không chăm sóc chúng khi còn trẻ, thì cũng giống như bỏ chiếc ô tô ra ngoài trời mưa đá và để rỉ sét ăn mòn".
Hãy chủ động quan tâm và chăm sóc chức khỏe của bản thân, như vậy bạn sẽ đỡ phải chi tiêu cho nó trong tương lai. Bạn có thể bắt đầu bằng cách duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Không tiết kiệm cho nghỉ hưu
Tiết kiệm tiền hưu trí quá muộn là sai lầm lớn sẽ ám ảnh cả cuộc đời bạn sau này. Mỗi năm, bạn nên để dành ít nhất 15% thu nhập trước thuế vào quỹ tiết kiệm hưu trí. Rất nhiều công ty đề nghị trả một phần tiền cho bạn vào quỹ hưu trí riêng của công ty.
Một trong câu tôi hay nghe từ người trẻ là: "Nhưng tôi chẳng làm ra nhiều tiền đến thế". Nếu ở trong trường hợp đó, hãy thay đổi lối sống của mình, sao cho bạn vẫn có thể sống được dù phải tiêu ít hơn số tiền mình làm ra. Ngay cả việc để ra 20 USD/tháng cũng có thể làm nên sự khác biệt.
Theo TTVH
Xem thêm: Chuyên gia dự đoán: Giá bất động sản sắp tăng trở lại, nhà đầu tư chuẩn bị
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận