Cặp đôi bật mí kế hoạch tài chính "5 ưu tiên" giúp vợ chồng son lúc nào cũng hòa thuận

Vợ chồng tôi có thu nhập khoảng 100 triệu/tháng, nhờ áp dụng kế hoạch "5 chi tiêu" mà chẳng bao giờ phải cự cãi chuyện tiền nong.

Chi Nguyễn
15:31 31/05/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi năm nay 37 tuổi, vợ 36 tuổi, có 2 con nhỏ 6 và 8 tuổi, đang sống ở ngoại ô Sài Gòn. Sống cùng chúng tôi còn có hai ông bà (không có thu nhập), chưa kể còn nuôi đứa em năm cuối đại học. Tuy nhà đông người, vợ chồng cũng vất vả làm việc, nhưng chúng tôi không bao giờ mâu thuẫn, cự cãi chuyện tiền bạc.

Gia đình có 4 nguồn thu nhập độc lập, khoảng 100 triệu/tháng. Trước kia thu nhập chỉ khoảng trên dưới 20 triệu, nhưng giờ đã khá hơn. Lúc đó, tôi đã rất ngạc nhiên là trước giờ mình chỉ nghĩ đến việc tiết kiệm, mà tại sao không tăng thêm nguồn thu nhập khác. Từ ngày đi làm thêm, tài chính gia đình khấm khá hẳn.

Hai vợ chồng đi làm cơ quan, đến nay đã hơn 10 năm. Bọn tôi còn có thu nhập khác nhờ căn nhà cho thuê là tài sản tích lũy nhiều năm, và công việc tư vấn ngoài giờ của tôi. Nhà tôi ở hiện tại mua được cũng nhờ vay tiền ngân hàng dựa trên thu nhập đi làm của hai vợ chồng.

cap-doi-bat-mi-ke-hoach-tai-chinh-5-uu-tien-giup-vo-chong-hoa-thuan
Người ta thường nói, có tiền là có quyền, nên ai cũng ngại khi phải chuyển giao hết lương rồi xòe tay "xin" tiền người kia khi cần. Ảnh minh họa

Thấy nhiều người chia sẻ vấn đề tiền bạc của vợ chồng khá nan giải, tôi xin chia sẻ ý kiến của mình. Vợ và chồng, ai cũng muốn giữ lương của người kia để có thể chủ động chi tiêu cá nhân và cả gia đình. Người ta thường nói, có tiền là có quyền, nên ai cũng ngại khi phải chuyển giao hết lương rồi xòe tay "xin" tiền người kia khi cần. 

Vợ chồng sau khi giao tiền lương cho đối phương, sau một thời gian khi hỏi lại sẽ nhận ra mình chẳng tiết kiệm được đồng nào, nếu có thì rất ít. Sẽ có người đổ lỗi cho đối phương tiêu xài hoang phí, không biết tiết kiệm, rồi cứ thế cự cãi nhau. Các bạn quên rằng mình cũng có lỗi là phó thác hoàn toàn cho đối phương mà không có phương án chi tiêu ngay từ đầu.

Vì thế, theo tôi, tốt nhất để hòa thuận thì vợ chồng nên tự giữ lương của mình. Tuy nhiên, ta chỉ nên làm thế khi đã chi trả các khoản chi tiêu chung (chi phí sinh hoạt gia đình, trả tiền vay, tiết kiệm...). Để làm được điều đó, cả hai nên có bảng chi tiêu gia đình, dùng sổ tay, excel hay ứng dụng trên điện thoại đều được. Tuy nhiên, trong đó cần liệt kê 5 ưu tiên tài chính sau:

Ưu tiên 1: Số tiền cần tiết kiệm hoặc trả nợ vay

cap-doi-bat-mi-ke-hoach-tai-chinh-5-uu-tien-giup-vo-chong-hoa-thuan
Số tiền này phải cắt ra bỏ ống heo hay gửi tiết kiệm ngay khi ta vừa có lương

Số tiền này phải cắt ra bỏ ống heo hay gửi tiết kiệm ngay khi ta vừa có lương. Sai lầm thường thấy ở các bạn (nhất là phụ nữ) là chỉ tiết kiệm sau khi đã chi tiêu, thường là còn rất ít, thậm chí không có.

Vợ tôi bây giờ cũng vậy, lương vừa vào tài khoản là tự cắt ngay một khoản tiền nợ trả mua nhà. Nhờ đó, chúng tôi mới có thể tiết kiệm nhiều hơn trước đây. 

Ưu tiên 2: Các khoản chi bắt buộc trong gia đình

Đây thường là khoản tiền bắt buộc chi hàng tháng, chẳng hạn nhưtiền thuê nhà, học phí cho con (nếu có), tiền chợ, tiền điện nước/internet, tiền hỗ trợ nội/ngoại... Tùy theo thu nhập của vợ chồng mà ta tự quy định xem ai trả mục nào, không nhất thiết phải nộp cho người kia.

Vợ tôi là người trả tiền vay ngân hàng, nhưng tôi sẽ phải đưa lại cho cô ấy khoản tiền chợ và tiền điện nước. Vợ chồng tôi sẽ san sẻ tiền phụng dưỡng ông bà, đóng tiền học phí cho hai con.

Ưu tiền 3: Khoản chi khi đi làm

Theo tôi, đi làm ngay cả nếu có mang cơm thì vẫn khá tốn, chẳng hạn như tiền xăng, cafe, nạp điện thoại,... Tôi là dân kinh doanh, nên cần chi nhiều tiền cho xăng xe, cafe, tiếp đối tác dùng bữa,... Vợ tôi tự nấu cơm, lại tự ít đi ra ngoài nhưng sẽ cần nhiều cho khoản mỹ phẩm, làm đẹp.

Ưu tiên 4: Tiền cho mục đích giải trí

Tôi nghĩ rằng tiết kiệm khác tằn tiện, kẹt xỉ, nên gia đình tôi thỉnh thoảng vẫn đi ăn ngoài, đi cafe, hay du lịch đâu đó. Chưa kể, tôi muốn đầu tư cho con học thêm vài thứ, nên cần mua sách, mua khóa học online...

Do thu nhập tôi gấp đôi vợ, nên tôi sẽ phụ trách và quyết định cho khoản này. Tháng nào kiếm được kha khá, tôi trích 50% phần này để tiết kiệm, còn lại sẽ để trong tài khoản cho một chuyến đi chơi xa.

Ưu tiên 5: Tiền chi đột xuất

cap-doi-bat-mi-ke-hoach-tai-chinh-5-uu-tien-giup-vo-chong-hoa-thuan
Các khoản chi như cưới hỏi, ma chay, sửa xe,... thì vợ chồng nên tự bàn với nhau, do phát sinh không thường xuyên

Đây là khoản chi không thường xuyên, nhưng không phải không có, chẳng hạn như cưới hỏi, ma chay, sửa xe, mua vật dụng trong gia đình. Mục này vợ chồng nên tự bàn với nhau, do phát sinh không thường xuyên, có thể trích ra từ tiền tiết kiệm, hoặc hai vợ chồng dè sẻn để góp 2-3 tháng mới dùng tới.

Theo tôi, ở Việt Nam trường lớp dạy nhiều môn học, nhưng chưa có môn nào là dạy tài chính cá nhân hay tài chính gia đình. Vì thế, nhiều bạn trẻ khi bước vào đời, hay khi lập gia đình thì hoang mang, bối rối lắm. Tôi nghĩ rằng, người trẻ nên tự trang bị kiến thức tài chính cá nhân và tài chính gia đình, từ internet (kiến thức rất nhiều và miễn phí) hoặc các khóa học chuyên sâu từ các chuyên gia tài chính.

* Bài viết tổng hợp theo chia sẻ của anh Thành Phát. Bài viết mang quan điểm cá nhân của tác giả.

Theo VnExpress

Xem thêm: Triệt để tiết kiệm và đầu tư, vợ chồng giáo viên đạt tự do tài chính và nghỉ hưu sớm ở tuổi 29

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận