CEO ứng dụng giao hàng trở thành tỷ phú: Quả ngọt sau 20 lần khởi nghiệp thất bại

Từng khởi nghiệp thất bại đến 20 lần, Apoorva Mehta vẫn quyết tâm làm lại từ đầu. Và rồi ngay giữa mùa dịch, anh đã vụt sáng trở thành tỷ phú USD.

Chi Nguyễn
10:58 07/10/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo thống kê, có tới 20% startup thất bại ngay trong năm đầu tiên, và 50% startup thất bại trong vòng 5 năm. Trên thực tế, có vô số ý tưởng độc đáo mới lạ mà vẫn gặp thất bại, nguyên do là bởi không đúng thời điểm. 

20 lần khởi nghiệp thất bại

Apoorva Mehta sinh ra ở Ấn Độ, lớn lên tại Canada và theo học ngành kỹ sư ở ĐH Waterloo. Giống như nhiều người, ban đầu mục tiêu sự nghiệp của anh là làm việc trong các công ty lớn. Anh từng là kỹ sư thiết kế của Balckberry và Qualcomm, sau đó lại chuyển tới làm việc ở Amazon với vai trò kỹ sư chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài làm việc ở các tập đoàn lớn, anh cảm thấy chán nản với nhịp sống công sở. Vào lúc này, anh quyết định xin nghỉ việc và chuyển tới San Francisco, bắt tay vào lên ý tưởng khởi nghiệp. Tuy nhiên, khi đã bắt đầu bắt tay vào làm, Apoorva mới nhận ra mọi thứ không đơn giản như anh tưởng. Hơn 20 sản phẩm đã được công bố, nhưng rất tiếc là không ai để ý tới. Anh từng tạo ra một mạng quảng cáo cho các công ty trò chơi và một ứng dụng mạng xã hội dành riêng cho luật sư, thế nhưng cả hai đều thất bại.

apoorva-mehta-20-lan-khoi-nghiep-that-bai-thanh-ty-phu-o-tuoi-33
Apoorva Mehta trở thành tỷ phú ở tuổi 33 sau hơn 20 lần thất bại

Đến lúc này, Mehta nhận ra sai lầm khiến mình thất bại chính là thiếu đam mê. Anh chia sẻ: "Lý do thành lập một công ty không chỉ đơn thuần là bạn muốn thế. Mục đích mà bạn thành lập công ty là để giải quyết những vấn đề mà bạn thực sự quan tâm... Khi về đến nhà, tôi không nghĩ về nó bởi tôi không quan tâm đến luật sư". 

Anh bắt đầu dành thời gian suy nghĩ về lối sống của mình, đam mê của mình và dần định hướng lại ý tưởng. Vốn là người yêu thích nấu ăn, anh sớm nhận ra là việc mua hàng tạp hóa không quá thuận tiện. Tính tới năm 2012, dù phần lớn sản phẩm hàng hóa đều có thể đặt múa trên mạng, nhưng phân khúc hàng tạp hóa lại chưa được chú ý tới. Đó là lúc anh nảy ra ý tưởng mới, làm sao để việc mua hàng tạp hóa và thực phẩm trở nên đơn giản hơn. 

Anh tạo ra một ứng dụng giao hàng có tên là Instacart, với tôn chỉ là "Trả lại cho bạn 1 tiếng đồng hồ mỗi tuần". Có nghĩa là, khi người dùng sử dụng Instacart, họ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi mua sắm tạp hóa. Mehta chia sẻ: "Tôi đã hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ không đi đến bất cứ một cửa hàng tạp phẩm nào nếu như sản phẩm của tôi chưa sẵn sàng".

Chiến lược kinh doanh thông thái

Trước khi cho ra mắt ứng dụng, Mehta đã dành thời gian nghiên cứu những sản phẩm tương tự. Anh đặc biệt chú ý tới Webvan, một công ty vận chuyển đã huy động được 375 triệu USD trong đợt IPO năm 1999 và đạt được mức định giá cao nhất là 1,2 tỷ USD. Thế nhưng chỉ sau 3 năm, công ty này phải đệ đơn phá sản. Anh nhận định: "Không quan trọng bạn kinh doanh cái gì mà là kinh doanh khi nào".

apoorva-mehta-20-lan-khoi-nghiep-that-bai-thanh-ty-phu-o-tuoi-33
Anh nhận định: "Không quan trọng bạn kinh doanh cái gì mà là kinh doanh khi nào"

Anh đợi cho đến khi thấy sự phát triển ổn định của Uber, và nhận thấy điện thoại thông minh đang dần trở nên phổ biến, khách hàng chuyển sang thanh toán qua ứng dụng. Đó là lúc anh biết rằng Instacart nên được ra mắt. Trong vòng 1 tháng đầu tiên, anh xây dựng nguyên mẫu của ứng dụng này, trở thành khách hàng cũng như nhân viên đầu tiên của Instacart. 

Mehta chọn hàng hóa trên ứng dụng, sau đó đi mua hàng và vận chuyển đến địa chỉ nhà của mình. Vào năm 2012, anh đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ diễn đàn Y Combinator sau khi sử dụng ứng dụng để gửi 6 kiện bia đến một đối tác của mình. Trong thời gian đầu, các đơn hàng xuất hiện liên tiếp, nhưng do chưa đủ nhân lực, chính Mehta đã phải đi giao hàng. Do không có ô tô, anh đã phải di chuyển thông qua xe công nghệ Uber. 

apoorva-mehta-20-lan-khoi-nghiep-that-bai-thanh-ty-phu-o-tuoi-33
Mehta vừa là khách hàng cũng như nhân viên đầu tiên của Instacart

Chỉ trong một thời gian ngắn, Instacart đã chiếm được cảm tình của khách hàng. Ứng dụng này cũng đưa tên tuổi của Apoorva Mehta lọt vào danh sách Top 30 under 30 (30 nhân vật tiêu biểu dưới 30 tuổi) do Forbes bình chọn chỉ 1 năm sau đó. Instacart tiếp tục phát triển, vươn ra ngoài phạm vi San Francisco, hợp tác với vô số các đối tác lớn như albertsons, Publix, Kroger,... Lúc này, công ty phải bổ sung thêm dịch vụ tự nhận hàng hóa, qua đó cho phép người mua đến các cửa hàng và mang hàng hóa đã đặt trước của mình về.

Phát triển mạnh mẽ trong mùa dịch

Khi ứng dụng giao hàng Instacart đang trên đà phát triển, đại dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát. Dự án khởi nghiệp của Mehta phát triển vượt bậc, thu hút một lượng người dùng khổng lồ. Họ cũng cho ra mắt dịch vụ vận chuyển đơn thuốc, giúp gia các đơn hàng từ hơn 200 nhà thuốc của Costco.

Kể từ tháng 3/2020, công ty đã phải tuyển dụng thêm 300.000 nhân viên mới, dự tính sẽ phải tuyển thêm 250.000 lao động nữa trong thời gian tới. Số lượng đơn hàng đã tăng tới 500% trong vòng 1 năm, trung bình mỗi khách hàng sử dụng nhiều hơn 35% tiền cho các đơn hàng so với trước kia.

apoorva-mehta-20-lan-khoi-nghiep-that-bai-thanh-ty-phu-o-tuoi-33
Vị CEO này nắm giữ 10% cổ phần công ty và sở hữu tài sản khoảng 3,5 tỷ USD

Tính đến năm 2020, Instacart đã gọi vốn được tổng cộng 2,2 tỷ USD từ một loạt quỹ có tiếng, bao gồm cả công ty đầu tư mạo hiểm như Andreessen Horowitz, Sequoia Capital và Kleiner Perkins. Startup kỳ lân này đã nâng giá trị công ty từ 7,9 tỷ USD lên 13,7 tỷ USD chỉ trong năm 2020, và con số này đã lên tới 39 tỷ USD trong năm nay. 

Điều đó đồng nghĩa với việc Apoorva Mehta đã chính thức trở thành tỷ phú ở tuổi 33. Theo số liệu của Forbes vào năm 2021, vị CEO này nắm giữ 10% cổ phần công ty và sở hữu tài sản khoảng 3,5 tỷ USD.

Lời khuyên cho những người vừa khởi nghiệp

Mehta cho biết: "Lý do để thành lập công ty là mang lại sự thay đổi mà bạn rất tin tưởng cho thế giới này". Trong một cuộc phỏng vấn, dưới đây là một số lời khuyên dành cho những nhà khởi nghiệp mới:

apoorva-mehta-20-lan-khoi-nghiep-that-bai-thanh-ty-phu-o-tuoi-33
Lý do để thành lập công ty là mang lại sự thay đổi mà bạn rất tin tưởng cho thế giới này

Tìm nhóm có chung chí hướng

Mehta cho biết, một trong những điều tồi tệ khi khởi nghiệp và nói ý tưởng kinh doanh của mình cho gia đình hoặc bạn bè. Nhiều khả năng họ sẽ không ủng hộ ta, thậm chí còn chê cười, đùa cợt khiến ta cảm thấy nản lòng và từ bỏ. Thay vào đó, hãy tìm những người có cùng chí hướng kinh doanh và trao đổi ý tưởng của mình.

Nắm bắt xu hướng

Thông tin là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh. Việc nắm bắt thông tin kịp thời, phù hợp với dự án khởi nghiệp của bản thân là điều thực sự rất quan trọng. Các ngành thay đổi liên tục và nếu ta kịp thời nắm bắt xu hướng mới, ta sẽ có khả năng thành công cao hơn.

Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Đừng khởi nghiệp chỉ vì xu hướng, hãy làm vì mình thực sự đam mê. Hãy tự hỏi bản thân rằng: "Mình có thực sự muốn khởi nghiệp không?", "Tại sao việc kinh doanh này lại quan trọng?".

Trước khi bắt tay vào làm bất cứ thứ gì, hãy tự đặt câu hỏi và tự trả lời để xác định rõ ràng mục tiêu từ đầu. Nếu ta quyết định khởi nghiệp, hãy mạnh dạn tiến hành vì dù có thất bại, ta cũng có được kinh nghiệm và bài học quý giá.

Xem thêm: 8x Đà Nẵng mê trồng rau sạch, sang Malaysia học bí quyết về áp dụng thu lãi 20 triệu/tháng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận