Ấm lòng những suất ăn 0 đồng của người phụ nữ U60 cho dân lao động nghèo
Gần nửa năm qua, người phụ nữ U60 này ở Đà Nẵng cứ miệt mài nấu những suất cơm 0 đồng, dành tặng cho dân lao động nghèo ở địa phương.

Trong căn phòng nhỏ tại chung cư Hoà Minh (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), chúng tôi bắt gặp hình ảnh hàng trăm suất ăn đang được bà Trần Thị Thanh Thuý (58 tuổi) chuẩn bị để phát miễn phí cho người lao động nghèo.
Bà Thuý chia sẻ, bà tham gia công việc thiện nguyện đã nhiều năm nhưng bà quyết định nấu ăn để phát miễn phí cách đây hơn 4 tháng. Việc nấu những suất ăn miễn phí không chỉ là cách bà giúp đỡ cho người lao động nghèo mà còn là niềm vui, niềm an ủi cho chính bản thân lúc về già.

Theo bà Thuý, rất nhiều nhà hảo tâm muốn giúp đỡ người khó khăn có bữa cơm đủ no nhưng vì điều kiện thời gian không cho phép nên họ đã liên hệ cô để cùng nhiều người phối hợp với nhau.
“Chúng tôi phục vụ hàng trăm suất ăn cho các cô chú bán vé số, người lao động nghèo hằng ngày. Từ khi bắt đầu nấu đến nay cũng đã có rất nhiều mạnh thường quân ủng hộ. Đây là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động”, bà Thuý nói.

Mỗi ngày, bà Thuý nấu hơn 150 suất ăn. Thực đơn cũng được bà Thuý luôn thay đổi để giúp những người dùng cảm thấy ngon miệng. Không kể ngày nắng hay ngày mưa, bếp của cô Thuý luôn đỏ lửa để chuẩn bị hàng trăm suất cơm 0 đồng, trao tận tay người khuyết tật, người già và người lao động nghèo.
Người phụ nữ U60 cho biết: "Việc nấu những suất ăn miễn phí không chỉ là cách bà giúp đỡ cho người lao động nghèo mà còn là niềm vui, niềm an ủi cho chính bản thân lúc về già". Mỗi sáng, người phụ nữ này lại dậy sớm, tới chợ đầu mối mua thực phẩm. Biết bà Thuý nấu ăn để phát miễn phí cho người lao động nghèo nên các tiểu thương cũng ủng hộ bà. Nếu bà mua 5 cân rau thì tiểu thương sẽ ủng hộ thêm 1 cân.


Đến chiều, không khí tại căn phòng nhỏ của gia đình cô Thuý trở nên náo nhiệt với tiếng cười nói của các tình nguyện viên. Sau khi xong xuôi, họ đóng gói cẩn thận, rồi lên đường mang với các suất ăn miễn phí, đi khắp các nẻo đường thành phố để phát cho người lao động nghèo.
Với nhiều người đang chật vật mưu sinh hằng ngày ở TP. Đà Nẵng, họ đều cảm kích trước tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của bà Thúy và các tình nguyện viên đã dành hết tâm huyết để giúp họ có những bữa ăn ấm bụng. Bà Nguyễn Thị Cam (60 tuổi, nhặt ve chai) cho biết, thu nhập hằng ngày của bà rất bấp bênh, chỉ được vài chục nghìn, ăn uống thì bữa đói bữa no. “Nhờ những suất ăn miễn phí đã giúp tôi đỡ chật vật vì lo cái ăn và tiết kiệm được một khoản tiền”, bà Cam xúc động nói.
Theo PLO
Xem thêm: Nghị lực hơn người của chàng trai khuyết tật chỉ nặng vỏn vẹn 20kg
Đọc thêm
Lực sĩ Lê Văn Công mang lại niềm vui cho Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam khi đoạt HCĐ tại Paralympic Paris 2024 trong lần đầu chinh phục mức tạ 171kg.
Dù cho phải thức đêm vất vả, nhưng nữ hiệp sĩ Nguyễn Hoàng Kim Ngân vẫn luôn túc trực điện thoại, hết lòng cứu nạn giao thông ở TP.HCM.
Mới đây, cư dân mạng không khỏi nể phục việc hai người phụ nữ không ngại khó khăn, dũng cảm lao xuống dòng nước xiết cứu cụ ông U80.
Bài mới

Với nam sinh Trần Xuân Đam, thành công không phải là đích đến mà là hành trình. Hoàn cảnh khó khăn đã tạo động lực, giúp em xuất sắc trở thành thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.