Vượt nghịch cảnh, lực sĩ Lê Văn Công đem về tấm huy chương đầu tiên cho Việt Nam tại Paralympic Paris 2024
Lực sĩ Lê Văn Công mang lại niềm vui cho Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam khi đoạt HCĐ tại Paralympic Paris 2024 trong lần đầu chinh phục mức tạ 171kg.

Lực sĩ Lê Văn Công được xem VĐV xuất sắc nhất của thể thao người khuyết tật Việt Nam từ trước đến nay khi đoạt tấm HCV lịch sử ở Paralympic Rio (Brazil) vào năm 2016. Tại Paralympic Tokyo (Nhật Bản) năm 2021, anh cũng rất xuất sắc đoạt HCB.
Ở kỳ Ở Paralympic Paris 2024 lần này, lực sĩ Lê Văn Công tiếp tục góp mặt tranh tấm HCV ở hạng cân 49kg. Kết quả cuộc tranh tài, anh đem về tấm Huy chương Đồng khi chinh phục mức tại 171kg ở lần đầu tiên, mặc dù đã rất cố gắng ở 2 lần nâng tạ sau đó khi nỗ lực đạt thành tích cao hơn. Dù còn nhiều hối tiếc, nhưng tấm HCĐ của lực sĩ Lê Văn Công là tấm huy chương cao quý đầu tiên, mang lại niềm tự hào cho Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam nói riêng và người hâm mộ nước nhà nói chung.
Với kết quả này, lực sĩ Lê Văn Công đã hoàn thành “cú hat-trick” huy chương ở đấu trường Paralympic với đủ bộ ba HCV, HCB và HCĐ. Những tấm huy chương này đã đánh dấu chặng đường nỗ lực vươn lên, vượt qua chấn thương tái phát của nam lực sĩ.

VĐV Lê Văn Công sinh năm 1984 tại Hà Tĩnh. Từ khi sinh ra anh đã bị chứng teo chân do mẹ anh trong quá trình mang thai bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Năm 2005, anh Công vào Sài Gòn lập nghiệp và tham gia các hoạt động tại CLB hướng nghiệp dành cho người khuyết tật. Sau đó, anh có cơ duyên được gắn bó với các môn thể thao dành cho nguyền khuyết tật đến nay.
Lực sĩ Lê Văn Công chính là tấm gương tiêu biểu cho sự nỗ lực vươn lên, vượt qua nghịch cảnh với số phận không may mắn để chạm đến đỉnh cao trong thi đấu thể thao. Ngoài những thành tích “khủng” trong các kỳ Paralympic, anh còn đạt rất nhiều thành tích ở bộ môn cử tạ dành cho người khuyết tật như: HCV Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á vào năm 2009, 2014 và 2015; HCB tại giải vô địch cử tạ thế giới dành cho người khuyết tật vào năm 2007 và 2014.

Trong sinh hoạt đời thường, chàng lực sĩ người Quảng Trị vừa tập luyện, vừa lao động kiếm sống nuôi gia đình với nhiều nghề khác nhau như sửa chữa điện thoại,… Dù sự nghiệp không ít lần bị gián đoạn do những tai nạn trong sinh hoạt nhưng anh Lê Văn Công vẫn trở lại đầy mạnh mẽ và quyết tâm. “Tiền rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng nó không phải là tất cả, tôi đặt ra những mục tiêu cho cuộc đời mình và cố đạt được nó, bởi tôi biết phía sau những chiếc huy chương không phải là giá trị vật chất mà còn rất nhiều niềm tin yêu và hy vọng của gia đình cũng như tất cả những ai đã đặt kỳ vọng vào thể thao nước nhà", lực sĩ Lê Văn Công chia sẻ.
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, cô gái khuyết tật trao yêu thương ngay cả khi còn nhiều khiếm khuyết
Đọc thêm
Vượt qua nghịch cảnh gia đình, Đại úy Lê Anh Quốc luôn hăng hái, chủ động hoàn thành mọi hoạt động, góp phần hỗ trợ cuộc sống của đồng bào vùng biên.
Nhiều năm qua, 9x Bắc Ninh Đinh Đồng Giang cứ miệt mài đi xin chai lọ cũ, chậu vỡ từ hàng xóm để tái chế làm đồ chơi, tặng cho trẻ nhỏ.
Sinh ra với đôi chân không lành lặn, cô gái khuyết tật Hoàng Thị Phương (SN 2002, Thanh Hóa) đã nỗ lực không ngừng để trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng.
Tin liên quan
Cách đây vài năm, người mẹ trẻ Nguyễn Thị Phương Quyên nỗ lực vượt bạo bệnh thành công, giờ đây chị quyết tâm trả ơn đời.
Thay vì từ bỏ ước mơ, cậu học trò nhỏ Nguyễn Minh Trung (Cần Thơ) lại quyết tâm vượt qua khiếm khuyết của bản thân, nỗ lực phấn đấu trong tập, truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn bè cùng trang lứa.
Tuy hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nhưng nữ sinh Nguyễn Thị Cẩm Tú (Nghệ An) vẫn nỗ lực học hành, và đã trở thành thủ khoa khối C toàn quốc.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.