5 kiểu tiết kiệm vừa cũ mèm vừa kém hiệu quả cần bỏ đi ngay: Cứ giữ khư khư chẳng trách nghèo mãi hoàn nghèo
Theo các chuyên gia tài chính, đây là 5 thói quen tiết kiệm khá phổ biến, nhưng giờ đã cũ mèm và kém hiệu quả.
Thật không may, mặc dù tiết kiệm có vẻ đơn giản và dễ hiểu, nhưng thường thì không phải vậy. Giải pháp là gì? Hãy loại bỏ các quy tắc tiết kiệm cũ kỹ khi bạn bước vào năm mới và lựa chọn những quy tắc mà các chuyên gia tài chính cho rằng bạn nên thử. Đây là 5 thói quen tiết kiệm khá phổ biến, nhưng giờ đã cũ mèm và kém hiệu quả, cần thay đổi ngay!
Trả hết nợ lãi suất cao trước khi tiết kiệm
Jennifer Kropf là một giảng viên giáo dục tài chính được chứng nhận, chuyên gia về tiền bạc và là người sáng lập Wealthy Woman Finance. Bà cho biết một chiến lược mà bà cho là không còn hiệu quả như trước nữa là chỉ tập trung vào việc trả nợ lãi suất cao trước khi xây dựng tiền tiết kiệm.
"Với tình hình lạm phát đang ở mức cao như vậy, điều quan trọng là phải có ít nhất một quỹ khẩn cấp cơ bản để tránh nợ trong trường hợp mất việc hoặc chi phí bất ngờ. Bây giờ, trả tối thiểu các khoản vay và dành thêm tiền để tiết kiệm là bước đầu tiên tốt hơn. Sau đó, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào các khoản vay khi đã có khoản dự phòng an toàn", nữ chuyên gia cho biết.
Giữ tiền tiết kiệm trong một tài khoản duy nhất
Kropf cho biết một cách tiếp cận lỗi thời khác là giữ tiền tiết kiệm của bạn chỉ trong một tài khoản. Vị chuyên gia giải thích: "Mặc dù tiện lợi, nhưng việc để tất cả trứng trong một giỏ là rất rủi ro. Nếu có chuyện gì xảy ra với tài khoản đó, bạn sẽ mất tất cả. Tôi khuyên bạn nên chia tiền tiết kiệm thành nhiều tài khoản tại các tổ chức khác nhau hiện nay. Theo cách đó, nếu một tài khoản bị xâm phạm, các khoản tiền khác của bạn vẫn được bảo vệ".
Chỉ sử dụng tài khoản tiết kiệm truyền thống
Khwan Hathai, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận và chuyên gia trị liệu tài chính được chứng nhận tại Epiphany Financial Therapy, cho biết mặc dù các tài khoản tiết kiệm truyền thống được coi là cơ bản, nhưng chúng có thể không phải là chiến lược độc lập tốt nhất vào năm 2024.
Bà cho biết: "Lãi suất thấp thông thường do các tài khoản này cung cấp thường không vượt qua được lạm phát, điều này có thể dẫn đến việc mất giá dần dần của tiền tiết kiệm theo thời gian". Điều này đòi hỏi phải khám phá các con đường tiết kiệm khác".
Chọn các phương pháp lập ngân sách quá chi ly
Hathai cho biết việc sử dụng các phương pháp lập ngân sách chặt chẽ, như hệ thống phong bì, có thể khiến bạn mất động lực tiết kiệm.
Bà cho biết: "Trong thế giới tài chính ngày càng số hóa của chúng ta, các phương pháp này có thể quá hạn chế và không đủ linh hoạt để thích ứng với bản chất năng động của thói quen chi tiêu và tiết kiệm hiện đại".
Tiết kiệm 10% thu nhập của bạn
“Quy tắc chung về việc tiết kiệm một tỷ lệ phần trăm thu nhập nhất định, chẳng hạn như 10%, có thể không phù hợp với tất cả mọi người”, Hathai cho biết. “Cách tiếp cận này không tính đến các hoàn cảnh cá nhân khác nhau như mức thu nhập khác nhau, gánh nặng nợ nần và mục tiêu tài chính cá nhân”.
Xem thêm: Triệu phú tự thân mách "5 MẸO" để người có mức lương bình thường cũng có thể trở nên giàu có
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận