5 mẹo quản lý chi tiêu thay đổi toàn diện tài chính trong năm 2022 

Không cần ở đâu xa, nếu muốn trở nên giàu có nhanh chóng thì bạn nên tập trung vào việc lên kế hoạch cải thiện tài chính trước.

Chi Nguyễn
14:15 25/02/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hiện tại mới chỉ là tháng 2, vẫn đang trong giai đoạn đầu năm 2022. Đây là thời điểm phù hợp để ta nhìn lại vấn đề tài chính những năm trước đó, và đưa ra những thay đổi tích cực. Với những người muốn thay đổi toàn diện tài chính trong năm 2022, Giám đốc bộ phận truyền thông cho người tiêu dùng tại Ngân hàng Shawbrook Sally Conway có 5 mẹo quản lý chi tiêu hiệu quả sau:

5-meo-quan-ly-chi-tieu-de-cai-thien-tai-chinh-nam-2022
Đầu năm là thời điểm phù hợp để ta nhìn lại vấn đề tài chính những năm trước đó, và đưa ra những thay đổi tích cực

Thực tế chứ đừng mơ mộng

Việc đặt ra mục tiêu tài chính là rất tốt, nhưng nếu chúng không thực tế thì rất khó đạt được. Đó là vì sao điều quan trọng là ta phải xem xét việc duy trì thực hiện nó trong cả năm.

Conway nhận định: "Hiểu được thói quen chi tiêu của bạn là một bước khởi đầu tốt. Lập danh sách các khoản chi tiêu cố định hàng tháng. Từ đó, bạn có thể lập ngân sách và biết chính xác số tiền bạn còn lại mỗi tháng để chi tiêu hoặc đưa vào tài khoản tiết kiệm, giúp đạt được các mục tiêu tài chính của mình".

Hãy thử phân bổ mục tiêu tài chính thành từng quý, và chắc chắn rằng bản thân có thể thực hiện chúng. Để trợ giúp, hãy xem xét sử dụng bảng tính lập ngân sách hoặc ứng dụng theo dõi tiền. Một số ngân hàng còn cung cấp các công cụ trực tuyến để theo dõi chi tiêu của bạn nữa đấy.

Tiết kiệm

5-meo-quan-ly-chi-tieu-de-cai-thien-tai-chinh-nam-2022
Nếu bạn có mục tiêu tiết kiệm cho năm 2021, thử nhìn lại xem bản thân có đạt được nó không

Thời điểm đầu năm quả là khoảng thời gian thích hợp để tự nhìn lại bản thân, và tất nhiên điều này cũng áp dụng được với thói quen chi tiêu và tiết kiệm. Hãy dành thười gian xem lại cách sử dụng tiền của mình trong năm 2021, xem bản thân đã làm gì và chưa làm gì gây ảnh hưởng không tốt tới tài chính.

Nữ chuyên gia này cho biết: "Nếu bạn có mục tiêu tiết kiệm cho năm 2021, thử nhìn lại xem bản thân có đạt được nó không. Và nếu không, tại sao không và bạn có thể làm gì khác đi?

Theo nguyên tắc chung, bạn có thể muốn áp dụng mô hình 50-30-20. Có nghĩa là, bạn sẽ dành 50 phần trăm thu nhập của mình cho những thứ cần thiết, tiết kiệm 20 phần trăm và để lại 30 phần trăm thu nhập của mình cho các khoản mua sắm khác".

Cân nhắc chuyển ngân hàng khác

Khi chúng ta có vô số hóa đơn khác nhau, cũng như hàng đống thẻ tín dụng hay ghi nợ thì việc theo dõi chi tiêu khá khó khăn. Hãy thử xem lại các hóa đơn của mình và tìm ra đâu là tài khoản ngân hàng mình hay sử dụng nhất. Sau đó, hãy so sánh các khoản chi phí phải trả khi duy trì thẻ, từ đó cân nhắc chuyển sang ngân hàng khác hay tiếp tục duy trì.

Quản lý nợ

Việc quản lý nợ thì dù lớn hay nhỏ đều là điều cần thiết để thay đổi toàn diện tài chính của bạn. Conway nhận định: "Giảm hoặc tránh thêm bất kỳ khoản nợ hiện có nào là điều cần được ưu tiên khi xem xét tài chính của bạn. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên rất khó khi mọi món nợ đều có vẻ khẩn cấp. Nhưng điều quan trọng là phải giữ các khoản nợ hiện có của bạn với số dư thấp nhất".

Trước khi vay thêm một khoản nào đó, hãy chắc chắn rằng đó là điều mình thực sự cần và  bản thân có khả năng chi trả. Ngoài ra, hãy đọc kỹ các điều khoản sẵn có giúp bạn chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn.

Lên mục tiêu

5-meo-quan-ly-chi-tieu-de-cai-thien-tai-chinh-nam-2022
Hãy nhìn lại tài chính của mình những năm trước và vạch ra các mục tiêu mới

Sau cùng, hãy nhìn lại tài chính của mình những năm trước và vạch ra các mục tiêu mới. Xác định xem đâu là mục tiêu mình ưu tiên, và đâu là cách tốt nhất để tận dụng tối đa ngân sách. 

Vào năm 2022, bạn muốn đạt được điều gì? Đối với các mục tiêu tài chính của mình, bạn có muốn tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn không? Bạn muốn xóa nợ hoặc cải thiện điểm tín dụng của mình? Điều gì là quan trọng đối với bạn và hoàn cảnh của bạn? Có những mục tiêu rõ ràng và ngân sách cụ thể sẽ giúp bạn nắm rõ hơn tình hình tài chính của mình và đưa ra các quyết định tốt hơn trong tương lai. 

Theo express.co

Xem thêm: 5 bí quyết làm giàu hiệu quả từ triệu phú Phil Town: 30 tuổi đầu tư vẫn chưa muộn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận