5 điều mà người Do Thái nào cũng chú tâm đầu tư, chẳng trách họ thành công đến vậy
Người Do Thái được dạy cách quý trọng tiền bạc và kiếm tiền từ sớm, vì vậy dù trong hoàn cảnh nào họ cũng có thể khiến "tiền đẻ ra tiền".
Người Do Thái là dân tộc vô cùng thông minh, và sự thông thái ấy không chỉ trong 1 thế hệ mà được di truyền qua rất nhiều đời. Trong thế kỷ 20, mặc dù chỉ chiếm 20% dân số Mỹ, nhưng nước Mỹ lại có tới 27% nhà khoa học đạt giải Nobel là người Do Thái. Chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110, trong khi họ chỉ chiếm chưa tới 0,2% dân số toàn cầu.
Làm sao để họ có thể thành công như thế? Thực ra câu trả lời rất đơn giản, đó là giáo dục. Họ dạy con cách quý trọng đồng tiền, kiếm tiền và đề cao trí tuệ từ khi còn rất nhỏ. Châm ngôn của người Do Thái là, khi gặp tai hoạ thì có thể vứt bỏ mọi thứ nhưng trí tuệ thì không. Để bồi dưỡng trí tuệ, đây là 5 điều mà họ luôn cố gắng làm:
Tránh xa người tiêu cực
"Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", nôm na là những người ở gần ta sẽ ảnh hưởng với ta. Người Do Thái rất hiểu điều này, đó là lý do mà họ tránh xa những người lôi kéo, cản trở và làm họ kiệt quệ trong cuộc sống.
Dưới đây là 6 kiểu người mà ta nên tránh xa: Người hay phàn nàn; người không giữ lời hứa; người không có ý thức về thời gian; người quan tâm đến mọi thứ; người ích kỷ và người không biết ơn. Với những ai muốn trở nên giàu có, hãy hiểu rằng thời gian là thứ đáng quý nhất, đừng để nó lãng phí vào các mối quan hệ không đáng.
Phá vỡ quy tắc xưa cũ
Người Do Thái có điểm chung là sở hữu lối tư duy phá cách, không bị ràng buộc bởi quy tắc xưa cũ. Hầu hết chúng ta đều có suy nghĩ lối mòn, khi phải thay đổi thì thường chật vật không sao là được.
Người có tiềm năng sẽ biết thích nghi, thay đổi bản thân phù hợp với tình huống. Người thành công luôn biết linh hoạt ứng biến, dù họ làm trong ngành gì cũng không bị ràng buộc bởi những quan niệm truyền thống. Thay vào đó, họ sẽ sáng tạo, thử nghiệm những phương pháp mới, tìm ra hướng đi đột phá.
Đừng quá tằn tiện với bản thân
Người Do Thái tiết kiệm chứ không tằn tiện, họ chỉ muốn mọi xu bỏ ra đều có nghĩa. Họ cho rằng, cái ăn cái mặc là nền tảng hạnh phúc của một người. Nó quyết định nhận thức cơ bản nhất của một người về tiền bạc. Chi tiền cho những nhu cầu hàng ngày có chừng mực chính là yếu tố cốt lõi.
Một đứa trẻ lớn lên trong cảnh khó khăn, mọi thứ chúng làm sau này sẽ theo hướng tiết kiệm. Nhưng nếu ta dạy trẻ con cách kiếm tiền từ sớm, sau này nhất định chúng sẽ kinh doanh giỏi. Do đó, để có tương lai rộng mở hơn, ta cần rèn luyện thói quen cho bản thân cũng như thế hệ mai sau từ sớm.
Xây dựng mối quan hệ
Nhiều người nghĩ rằng tiền bạc chỉ để tiêu vào những thứ thấy được, nếu không sẽ rất lãng phí. Điều này không đúng, bởi có rất nhiều thứ tưởng chừng như vô hình nhưng lại vô cùng đáng quý. Đó chính là các mối quan hệ, là bước đệm vững chãi cho con đường thành công.
Có một thực tế là, hầu hết người thành công không được "ngậm thìa vàng" từ khi sinh ra. Thành công của họ gắn bó chặt chẽ với sự tích lũy các mối quan hệ. Sức mạnh của một người luôn có giới hạn và chúng ta không tồn tại biệt lập, đôi khi chúng ta cần dựa vào người khác. Mạng lưới các kết nối là tài sản vô hình quý giá nhất, đó là lý do người giàu sẵn sàng chi tiền cho điều này.
Đừng hạn chế tư duy
Tâm trí của chúng ta cũng có hạn chế, thường chỉ tập trung vào 1 điều duy nhất. Một khi ta có ý tưởng tiết kiệm tiền, trong tư duy của ta tràn ngập việc tiết kiệm tiền.
Khó khăn là cái bẫy hạn chế tư duy của mỗi người, giống như "người bị đau chân chỉ biết tới cái chân đau của họ vậy". Hãy hiểu rằng, khó khăn thực sự chỉ là một tấm gương, ánh xạ tất cả những suy nghĩ của ta ra ngoài. Đừng để khó khăn nhất thời làm ta gục ngã, bỏ cuộc, bởi tương lai dài rộng, tươi sáng đang chờ ta ngoài kia.
Theo Sohu
Xem thêm: Lĩnh vực đầu tư luôn được người Do Thái lựa chọn dù nghèo đến mấy: Tư duy giúp tiền đẻ ra tiền
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận