Nghỉ việc theo đuổi đam mê khởi nghiệp mà lỗ hơn 15 tỷ, đúc kết 5 bài học thấm thía

Quyết theo đuổi đam mê khởi nghiệp, rồi thua lỗ đến hơn 15 tỷ, nay tôi đã đúc kết được 5 bài học thấm thía cho ai muốn làm điều tương tự.

Chi Nguyễn
14:00 22/12/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từng làm việc ở ngân hàng với mức lương cao, vì muốn khởi nghiệp nên tôi đã nghỉ việc. Lúc đó, tôi đang làm việc tại trụ sở chính của China Merchants Bank, lương cao nhưng vẫn hăng say khởi nghiệp về Internet.

Đầu năm 2013, tôi trở lại Thượng Hải, gặp gỡ nhiều bạn trẻ từ các công ty Internet, nói với họ những gì tôi sẽ làm và dần dần tập hợp một nhóm nhỏ.

Dự án chính thức ra mắt vào tháng 6, hai APP ra mắt vào dịp Quốc khánh, trước Tết Nguyên đán 2014, hai nhà đầu tư mạo hiểm đã cam kết đầu tư bằng lời nói. Giai đoạn đầu có vẻ suôn sẻ. Nhưng sau Tết, một nhà đầu tư mạo hiểm nói rằng họ sẽ không đầu tư, và người kia sau khi thẩm định cũng không đầu tư, lúc này đội đã lên tới 15 người, chi phí hoạt động rất cao, tôi đành cắn răng xoay sở để duy trì hoạt động của đội.

Vài tháng miệt mài làm việc, chúng tôi cũng có sản phẩm bán chạy, nhưng rất tiếc không hình thành được vòng mua bán khép kín. Tháng 8/2014, tôi cắn răng giải tán đội. Sau khi đầu tư 2 triệu NDT (tương đương 6,8 tỷ), việc kinh doanh không khởi sắc mà thua lỗ nặng, lên tới 5 triệu NDT (khoảng 16 tỷ).

5-bai-hoc-tham-thia-duc-ket-tu-lan-khoi-nghiep-that-bai

Cũng vì thế, tôi nhận ra rằng, "khởi nghiệp không phải muốn khởi là có thể khởi". Nhưng dù thua cuộc, tôi không hối hận khi khởi nghiệp. Nếu có thể làm lại từ đầu, tôi sẽ thay đổi cách chơi và làm cho khoản đầu tư tương tự tạo ra giá trị gấp 10 lần. Dù sao, tôi cũng đúc kết ra nhiều bài học đắt giá, cụ thể là:

Ý tưởng hay mà không triển khai nổi thì cũng vô giá trị

Giống như nhiều người khởi nghiệp lần đầu, tôi luôn cảm thấy ý tưởng ban đầu của mình rất hay, thậm chí còn yêu cầu nhà đầu tư ký cam kết không tiết lộ thông tin khi nói về dự án, nhưng trên thực tế, ý tưởng ban đầu đối với hầu hết các nhà khởi nghiệp mà nói, nó không thực sự tạo ra giá trị.

Khi bạn có một ý tưởng, thông thường sẽ có khoảng 1000 người cũng đã nghĩ đến nó, nhưng chỉ có 100 người thực sự làm nó, 10 người trong số họ làm rất tốt và chỉ có hai hoặc ba người là người cười cuối cùng thành công. Đây là "mô hình phễu" của khởi nghiệp.

Theo quan điểm thống kê, cho dù ý tưởng của bạn có tốt đến đâu, thì vẫn có khả năng cao là nó vô giá trị. Hơn nữa, các công ty khởi nghiệp thành công thường trải qua nhiều lần chuyển đổi để đạt được thành công, ý tưởng ban đầu sớm đã không còn nguyên vẹn.

Ai cũng làm phép cộng được, nhưng có dám trừ không?

5-bai-hoc-tham-thia-duc-ket-tu-lan-khoi-nghiep-that-bai

Nhiều doanh nhân thích kể những câu chuyện "đao to búa lớn", sản phẩm dịch vụ phức tạp. Thực tế, điều này chỉ là "múa rìu qua mắt thợ", bởi dự án càng tốt thì càng dễ cô đọng súc tích.

Tôi cũng mắc phải sai lầm tương tự, chẳng hạn như ngay từ đầu tôi đã muốn tạo ra một nền tảng với nhiều lượt truy cập, khi tạo ra một sản phẩm, tôi đã yêu cầu nó phải giống như Ứng dụng Taobao, với các chức năng hoàn chỉnh, thậm chí thêm cả những yêu cầu mà tôi cho là mới mẻ khác. Đây đều là những tư duy "phép cộng" điển hình. Trên thực tế, trong trường hợp hạn chế về kinh phí và thời gian, chúng ta có thể trở thành một công ty lớn bằng cách tập trung vào việc tạo ra các công cụ; đầu tư 80% nguồn lực của chúng ta vào các chức năng cốt lõi, làm tốt nhất có thể, thử sai với chi phí nhỏ nhất, và hoàn toàn có thể phát triển nhanh chóng.

Khi nào nên từ bỏ?

Có một khoảng cách lớn giữa ý tưởng và thực tế, nhưng chúng ta thường không nhận ra. Tôi đã trải qua các giai đoạn "để người dùng biết đến chúng tôi", "để người dùng đồng ý với chúng tôi" và "để người dùng thấy rằng nhiều người đang sử dụng nó", nhưng rất khó để vượt qua liên kết quan trọng nhất là "cho phép người dùng thấy được các trường hợp thành công".

Lúc này nên kiên trì hay nên từ bỏ? Nếu là hiện tại, tôi sẽ chọn từ bỏ, nhưng lúc đó tôi đã chọn kiên trì và phải trả giá đắt cho sự kiên trì này - mất thêm nửa năm và cả một số tiền lớn.

Có thể đứng vững đến khi gió thổi không?

Ai cũng muốn thành công, nhưng người thực sự kiên cường trụ đến cuối cùng rất khó. Quá sớm, thị trường sẽ mất ba đến năm năm để bùng phát, và bạn sẽ trở thành kẻ tử vì đạo; quá muộn, vài người  khác đã xuất hiện và chắn mất gió, và vì vị trí của người ta tốt hơn bạn, quy mô lớn hơn bạn, nên gió có đến cũng chưa tới lượt bạn vượt qua.

Khởi nghiệp chính là như vậy, bạn mắc kẹt ở một vị trí, và sau đó phải "gắng gượng" tới khoảnh khắc gió thổi đến. Sẽ mất ít nhất một năm, có thể là hai năm, làm sao chúng ta có thể sống sót qua thời gian này? Dựa vào dòng tiền. Chỉ khi thực sự ra tiền, ta mới yên tâm tiếp tục khởi nghiệp được.

Tốc độ và thời gian rất quan trọng

5-bai-hoc-tham-thia-duc-ket-tu-lan-khoi-nghiep-that-bai

Điều quan trọng phải nói nhiều lần.

Tốc độ! Tốc độ! Tốc độ! Thời gian! Thời gian! Thời gian!

Khởi nghiệp lĩnh vực Internet là vô cùng tàn khốc, thường sẽ chỉ có hai người đứng đầu mới có thể sống sót, một khi bạn trở thành người dẫn đầu, mọi nguồn lực sẽ tập trung về phía bạn, ngược lại, một khi cửa sổ thời gian đóng lại, cơ hội sẽ nhanh chóng quay trở lại về không! Bạn có đủ nhanh không?

Nếu những điều này khiến bạn sợ hãi, vậy thì bạn thực sự không phù hợp để khởi nghiệp.

Cuối cùng, mong rằng tất cả những ai nung nấu ý định trở thành ông chủ của chính mình đều sẽ vượt qua được khó khăn, hiện thực hóa được ước mơ của mình. Ước mơ vẫn cần phải có, biết đâu một ngày, nó thành hiện thực thì sao!

Theo ĐSPL

Xem thêm: Tâm sự người đàn ông quyết chí khởi nghiệp dù thất bại hai lần

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận