Tầm
3 thói quen sử dụng thẻ ngân hàng ai cũng nên ghi nhớ để tránh "tiền mất tật mang"
Thẻ ngân hàng rất tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro, vì vậy hãy ghi nhớ 3 thói quen tốt này để tránh mất tiền oan.

Ngày nay, hầu hết mọi người đều có một thẻ ngân hàng để việc chi tiêu thuận lợi hơn. Tuy nhiên, điều này đi kèm một số rủi ro mà ta biết nhưng lại không làm sao có thể ngăn chặn triệt để. Không ít kẻ xấu luôn chờ chực cơ hội để lấy cắp thông tin, sử dụng thẻ ngân hàng của ta bất chính hay chiếm đoạt tài sản.
Hãy thử nhớ lại những lần gọi đến ngân hàng để hỗ trợ xem. Họ yêu cầu chi tiết các thông tin cá nhân chỉ để xác minh danh tính của ta. Nhân viên không hỏi chi tiết tài khoản bởi vì ngân hàng thực sự biết mọi thứ về ta. Chỉ những kẻ lừa đảo mới muốn những thông tin như vậy bởi vì chúng không biết bạn là ai và ta đang nắm giữ tài khoản nào. Để tránh bị kẻ gian lừa đảo khi sử dụng thẻ ngân hàng, hãy rèn luyện 3 thói quen sau:
Cẩn thận khi dùng website trực tuyến

Hiện tại, các ngân hàng đã tăng cường nhiều biện pháp để kẻ lừa đảo khó lấy cắp tiền từ tài khoản của ta. Thế nhưng, mọi nỗ lực sẽ tan thành mây khói nếu như ta vẫn trả lời tin nhắn hoặc cuộc gọi là và tiết lộ mọi tài khoản. Điều này tương tự như mời kẻ trộm vào nhà và hy vọng ai đó sẽ ngăn chúng kịp thời.
Hãy lưu ý rằng, nếu cơ sở dữ liệu của ngân hàng thực sự bị xâm phạm, họ sẽ hông báo rộng rãi và sau đó thực hiện các bước khắc phục để giải quyết vấn đề. Tóm lại, nếu ta không làm bất cứ điều gì khiến tài khoản của mình gặp rủi ro, ta không có gì phải lo lắng.
Lưu các đường dây nóng quan trọng
Đây là thói quen rất hữu ích mà không nhiều người làm theo. Khi ta định gửi một số tiền lớn vào ngân hàng nào đó, hãy lưu tất cả các đường dây nóng liên quan tới ngân hàng. Như vậy, khi ta không may gặp rủi ro, ta có thể gọi ngay lập tức mà không phải tìm kiếm các số trực tuyến, đôi khi có thể là số điện thoại giả.
Đừng gửi khoản tiền quá lớn trong một tài khoản duy nhất

Không ít người đã mất tiền oan vì giữ quá nhiều tiền trong tài khoản ngân hàng. Trên thực tế, tại sao phải giữ quá nhiều tiền trong tài khoản trong khi điều này không tối ưu chút nào? Dù ta gửi nhiều đến đâu, số tiền lãi suất hàng tháng cũng chỉ như muối bỏ bể.
Dù ta muốn giữ tiền mặt và không muốn mạo hiểm đầu tư, hãy học cách "để trứng vào nhiều giỏ". Nói cách khác, hãy chia số tiền tiết kiệm mà ta không sử dụng vào các tài khoản ngân hàng khác nhau để phòng trừ rủi ro. Chưa kể, làm như vậy còn cho phép bạn hưởng một tỷ lệ lãi suất cao hơn.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Xem thêm: Muốn mở thêm thẻ tín dụng, hãy lưu ý 3 điều này kẻo gặp thiệt nhiều hơn hại
-
Tầm 2 ngày trước
Hảng Thị Lỳ: Nữ sinh H'Mông từ không thể đi học vì nhà nghèo đến giành học bổng 1,5 tỷ vào RMIT VN
-
Tầm 09:00 19/01/2023
Hành trình vượt nghịch cảnh trở thành Nhà giáo Ưu tú của cô giáo một chân Nông Thị Việt Nhung
-
Tầm 09:48 17/01/2023
Chàng trai khiếm khuyết và tình yêu mãnh liệt với âm nhạc, tự học chơi đàn piano bằng chân
-
Tầm 10:36 15/01/2023
Yayoi Kusama: Từng bị tâm thần vì cha mẹ dạy dỗ cực đoan, sau này tỏa sáng nhờ bộ óc thiên tài
-
Tầm 16:26 13/01/2023
Choáng ngợp với bề dày thành tích của nữ sinh 16 tuổi vừa giành học bổng hơn 7 tỷ của ĐH Harvard
-
Tầm 17:53 10/01/2023
Nhi Lầy: Nữ TikToker truyền cảm hứng cho người trẻ, vì hâm mộ MC Quyền Linh mà chăm làm từ thiện
-
Sống 08:00 10/01/2023
Cuộc đời truyền cảm hứng của tỷ phú Lui Che Woo: Từ đứa trẻ bị chê "nghèo, thất học" đến người giàu thứ 2 châu Á, hết lòng làm từ thiện
-
Tầm 09:17 08/01/2023
Nguyễn Hồng Lợi: "Kình ngư không chân" vươn lên bằng nghị lực, vẫn kiêu hãnh dù bản thân khiếm khuyết
0 Bình luận