Năm 30 tuổi nắm được 3 điểm mấu chốt trong quản lý tài chính này, từ nay về sau sẽ sống suôn sẻ

Bước vào tuổi 30, nếu muốn cuộc sống sau này càng an nhàn dư dả, nhất định phải nắm được 3 điểm mấu chốt trong quản lý tài chính này.

Chi Nguyễn
13:00 21/11/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

30 tuổi là cột mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời, khi ta vừa đi hết tuổi thanh xuân bồng bột và chuẩn bị thực sự bước vào giai đoạn mới. Đây là độ tuổi có nhiều biến động, cũng là điểm neo quyết định nhiều điều quan trọng trong cuộc sống sau này. Vì thế, bước vào tuổi 30, nhất định ta phải nắm được 3 điểm mấu chốt trong quản lý tài chính để cuộc sống sau này suôn sẻ, dư dả hơn.

Học cách quản lý tiền bạc

3-diem-mau-chot-trong-quan-ly-tai-chinh-ai-cung-nen-biet-o-tuoi-30
Học cách quản lý tiền bạc

Đã đến tuổi này thì ta không nên tiêu xài quá trớn nữa, mà nên nghĩ tới việc để dành cho tương lai. Dưới đây là 10 thói quen xấu dễ khiến ta rỗng túi, hãy kiểm tra bản thân có mắc phải không và thay đổi càng sớm càng tốt:

- Mỗi ngày 1 cốc trà sữa/cà phê đã thành thói quen.

- Không nhớ được mỗi ngày đã tiêu bao nhiêu tiền.

- Luôn cảm thấy việc quản lý chi tiêu là không cần thiết.

- Không bao giờ đọc về tiết kiệm, đầu tư hay quản lý tài chính.

- Luôn mua sắm mỗi khi có khuyến mãi, không bỏ qua bất kì "đại hội săn sale" nào.

3-diem-mau-chot-trong-quan-ly-tai-chinh-ai-cung-nen-biet-o-tuoi-30
Chi phí dùng để vui chơi, giải trí mỗi tuần khá cao

- Gửi toàn bộ tiền vào ngân hàng.

- Dành phần lớn tiền để mua bảo hiểm.

- Mua sắm không kế hoạch.

- Chi phí dùng để vui chơi, giải trí mỗi tuần khá cao.

- Tiền lương hàng tháng đưa cho phụ huynh giữ hộ.

Không cần chờ đợi đến khi chuẩn bị tốt mới làm

3-diem-mau-chot-trong-quan-ly-tai-chinh-ai-cung-nen-biet-o-tuoi-30
Nữ doanh nhân Mellody Hobson

Việc chờ đến khi có chuẩn bị tốt mới bắt đầu quản lý chi tiêu sẽ khiến ta mất đi không ít cơ hội tốt. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt, tích tiểu thành đại, như vậy sau này mới có cuộc sống dễ thở. Dưới đây là 5 bài học mấu chốt cho phụ nữ trong quản lý tài chính theo nữ doanh nhân Mellody Hobson:

- Đừng trông chờ vào bạch mã hoàng tử sẽ làm chỗ dựa cho ta.

- Đừng để bản thân rơi vào vòng luẩn quẩn của cái nghèo.

- Trí tuệ là vốn liếng lớn nhất.

- Luôn phải có tiền tiết kiệm trước khi tính đến chuyện đầu tư và quản lý tài chính.

- Nhất định phải tân dụng sức mạnh của lãi kép.

Khiến bản thân trở nên có giá trị hơn

Có một thực tế là người giàu ngày càng giàu thêm, còn người nghèo thì ngày càng nghèo đi. Trong cuốn sách quản lý tài chính nổi tiếng "Người giàu nghĩ khác bạn", tác giả đã liệt kê ra 17 tư duy khác biệt của người giàu. Dưới đây là 17 tư duy đắt giá này:

3-diem-mau-chot-trong-quan-ly-tai-chinh-ai-cung-nen-biet-o-tuoi-30
17 tư duy khác biệt của người giàu và người nghèo

- Người giàu nghĩ rằng ta nên tự viết nên cuộc đời mình, người nghèo đổ tại số phận đày đọa.

- Người giàu quyết tâm đầu tư là phải có lãi, người nghèo cho rằng không lỗ là may mắn.

- Người giàu tìm cách để mình trở nên giàu có hơn, người giàu nghĩ "ước gì mình trở nên giàu có".

- Người giàu nghĩ dài hạn, người nghèo nghĩ ngắn hạn.

- Người giàu quan tâm tới cơ hội, người nghèo thường lo lắng chướng ngại.

- Người giàu nể phục và tôn trọng người thành công, người nghèo dễ ghét bỏ và ghen tị.

3-diem-mau-chot-trong-quan-ly-tai-chinh-ai-cung-nen-biet-o-tuoi-30
Người giàu quan tâm tới cơ hội, người nghèo thường lo lắng chướng ngại

- Người giàu kết bạn với những người giàu có hơn mình, người nghèo thường muốn làm thân với người kém hơn mình. 

- Người giàu muốn quảng bá giá trị bản thân, người nghèo cho đó là khoác lác, khoe khoang.

- Người giàu để tâm tới lỗi lầm bản thân dù là nhỏ nhặt nhất, người nghèo coi nhẹ điều đó.

- Người giàu không ngại tiếp thu chỉ trích, góp ý của người khác, người nghèo né tránh nó.

- Người giàu chọn trả lương theo kết quả, người nghèo trả lương theo thời gian làm việc.

- Người giàu nghĩ làm sao để đạt được cả hai, người nghèo nghĩ "làm sao để có một trong hai".

- Người giàu coi trọng giá trị bản thân, người nghèo lại đánh giá bằng thu nhập.

- Người giàu giỏi giữ tiền, người nghèo giỏi tiêu tiền.

- Người giàu để tiền phục vụ mình, người nghèo làm việc chăm chỉ để kiếm tiền.

-  Người giàu vẫn nỗ lực hành động ngay cả khi họ hoang mang lo lắng, còn người nghèo luôn để nỗi sợ hãi lấn át, cản trở hành động của họ.

- Người giàu không ngừng học hỏi và phát triển bản thân, người nghèo thì dường như đã tự hài lòng với những gì mình có.

Theo Storm

Xem thêm: Tư duy đắt giá người giàu nào cũng biết, kẻ nghèo thì ngó lơ: Chỉ biết làm thuê lấy lương thì cả đời cũng không giàu nổi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận