Cụ bà 90 tuổi sống tằn tiện, đi giày 50K nhưng cùng chồng tới ngân hàng chuyển 34 tỷ cho quê hương
Vợ chồng cụ bà sống cả đời trong căn nhà tồi tàn, đi giày chỉ 15 tệ để tiết kiệm từng đồng rồi mang số tiền ấy tặng cho công tác giáo dục của quê hương.

Một cặp vợ chồng già ở Trung Quốc sống rất tằn tiện - không mua quần áo mới trong nhiều thập kỷ và chỉ đi đôi giày trị giá 15 nhân dân tệ (50 nghìn đồng) – đã ủng hộ 10 triệu nhân dân tệ (hơn 34 tỷ đồng) cho giáo dục công ở quê nhà. Câu chuyện đang gây xôn xao mạng xã hội nước này.
Bà Ma Xu, 90 tuổi và chồng bà – ông Yan Xueyong hiện sống ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Bà Ma là một trong những nữ lính dù đầu tiên ở Trung Quốc. Bà gặp chồng mình, cũng là một cựu lính dù, trong thời gian đi lính.
Mới đây, tờ Tân Hoa Xã đưa tin, vào năm 2018, họ quyết định đền đáp quê hương bằng cách gom góp tiền tiết kiệm cả đời để tặng cho công tác giáo dục trẻ em ở địa phương.
Trong một đoạn video, người xem thấy cặp đôi này đang ngồi tại quầy giao dịch trong chi nhánh ngân hàng với bộ quân phục cũ và một tập tài liệu nhỏ chứa hồ sơ tài chính khi họ thảo luận về việc quyên góp.

Do số tiền ông bà dự kiến trao tặng ban đầu là 3 triệu nhân dân tệ, nên nhân viên ngân hàng lo ngại cặp vợ chồng già gặp phải lừa đảo. Họ đã gọi cảnh sát đến để ngăn chặn, không cho ông bà trở thành nạn nhân.
Khi cảnh sát đến, họ nhanh chóng xác minh rằng cặp đôi này thực sự mong muốn trao tặng tiền tiết kiệm của mình cho địa phương.
Bà Ma sinh ra trong một gia đình nghèo và trước khi đạt được ước mơ trở thành lính dù vào năm 1962, bà từng là quân nhân. Sau khi kết hôn, cặp đôi đã cống hiến hết mình cho công tác nghiên cứu khoa học trong quân đội và phát minh ra miếng bảo vệ mắt cá chân, áo cung cấp oxy cho quân đội.
Họ đã tiết kiệm phần lớn số tiền kiếm được trong thời gian binh nghiệp và thu nhập từ các phát minh nhờ chi tiêu tiết kiệm. Hai vợ chồng sống trong một ngôi nhà gỗ tồi tàn, đi những đôi giày trị giá chỉ 15 nhân dân tệ, sử dụng những chiếc điện thoại nắp gập cũ được mua cách đây hơn 1 thập kỷ.
“Chỉ khi trẻ em nhận được một nền tảng giáo dục tốt thì quê hương của chúng tôi mới phát triển” - bà Ma chia sẻ với báo chí.
Sau khi câu chuyện được lan truyền, cặp vợ chồng già đã nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của cộng đồng mạng xã hội nước này. "Hãy ngả mũ trước họ! Họ là những người hùng bình dị" - một người nói.
Xem thêm: Lão nông An Giang chi tiền tỷ xây cầu, giúp dân nghèo và hiến đất xây trường
Đọc thêm
Điều tiếc nuối nhất của chị Hoa khi đẩy thi thể chồng vào phòng phẫu thuật là giác mạc của anh đã hỏi, không thể ghép được cho người khác.
Ở tuổi 23, Nguyễn Phương Thảo quyết định "rời phố về rừng" để khám phá vùng đất mới. Sau đó lại gắn bó với việc tổ chức các chương trình thiện nguyện cho trẻ em nghèo.
Sau khi con trai được cứu sống nhờ hiến tạng, người mẹ U60 quyết định đăng ký hiến tạng trả ơn đời.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.