Lão nông An Giang chi tiền tỷ xây cầu, giúp dân nghèo và hiến đất xây trường

Hơn một thập kỷ qua, ông Nguyễn Minh Lương (ngụ P.Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, An Giang) chi 8 tỷ xây nhiều cầu kiên cố; dành hàng tỷ đồng giúp người nghèo và hiến đất xây trường...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ở TP Long Xuyên (An Giang), hiếm nơi nào mà ông không đặt chân đến để san sẻ yêu thương bởi "ở đây dân còn nghèo và ở họ, tui thấy hình ảnh mình khổ trước đây". Đó là lời chia sẻ của ông Nguyễn Minh Lương (Út Ổi, 71 tuổi, ở phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên).

"Tui đã chuẩn bị sẵn sàng. Tui sẽ hiến 12 công đất ruộng để chính quyền xem xét xây trường cho sắp nhỏ ăn học đàng hoàng", ông Lương chia sẻ. 

Bịch gạo, căn nhà của Út Ổi

Nhớ tháng ngày xưa cũ, ông Út Ổi kể: "Thời hậu chiến bộn bề khó khăn sau năm 1975, gia đình tui cũng như bao nhà khác bắt đầu cuộc sống mới. Tui phải cố gắng vỡ đất, trồng lúa, bắp, khoai... để xóa đi cái khổ, cái nghèo đeo đẳng".

Chí thú làm ăn cùng đôi tay "lực điền", ông Út Ổi dần phất lên khá giả và tích cóp tiền bạc tậu thêm ruộng vườn. Nhờ vậy từ vài công đất ban đầu, đến nay gia đình ông sở hữu khoảng 70 công đất ruộng, và trung bình ông thu về khoảng 120 tấn lúa tươi/năm.

"Khi gia đình tui khấm khá hơn thì tui thấy xung quanh mình còn nhiều người đói khổ, thiệt thòi quá. Tui nghĩ mình phải chia sẻ, phải tìm cách giúp bà con" - ông Út Ổi trải lòng.

Lúc đó, gạo là thứ duy nhất gia đình ông có. Ban đầu, ông chỉ cho vài ký gạo, dần dần ông cho nhiều hơn và đến nay đã lên 20kg gạo/người. Đặc biệt vào dịp cuối năm, ông mở kho phân phát hơn 4 tấn gạo để giúp người nghèo khổ địa phương đón tết.

lao-nong-chi-tien-ty-giup-dan-ngheo-xay-cau-va-hien-dat-xay-tien

Dẫu vậy, nhiều đêm ông vẫn thao thức: "Gạo có thật sự đủ để giúp bà con yên tâm mần ăn vươn lên?". Bởi lẽ ông hiểu khi nghèo thì bao nhiêu "cái eo" đeo bám cảnh đời.

Mãi đến những năm 1990, ông Út Ổi chuyển sang kinh doanh và "kinh qua" nhiều nghề như chủ lò đường, xưởng xẻ gỗ... Tới lúc đó, ông mới thật sự có điều kiện để tiếp tục bén duyên "xây tổ ấm" cho người nghèo.

"Không thể nhớ tui cất bao nhiêu cái nhà cho người nghèo, tui chỉ biết lúc ấy nghề xẻ gỗ thịnh nên tui mần ăn được. Số gỗ dư tại xưởng tui tận dụng dựng nhà cho bà con yên tâm mần ăn, lo cuộc sống" - ông Út Ổi nhớ lại.

Là bạn cùng địa phương, ông Âu Cường Lợi chia sẻ: "Ở đây không ai không biết ông Út Ổi. Ai thiếu ăn thì ổng cho gạo. Ai thiếu nhà, ổng tìm cách cất nhà cho họ. Chỗ nào cầu đường xuống cấp, ổng cũng dựng luôn để người dân và học sinh đi lại thuận tiện. Mọi người thương ổng và gọi Út Ổi của bà con nghèo".

"Kỹ sư cầu Út Ổi"

Dù gần kề trung tâm TP Long Xuyên nhưng cuộc sống hàng ngàn người dân ở phường Mỹ Quý còn nhiều khó khăn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, bà con chủ yếu trồng lúa, cây ăn trái, rau màu và nuôi cá... Do đó, "bài toán" giao thông nông thôn luôn làm ông Út Ổi canh cánh trong lòng.

Hành động thay suy nghĩ, ông Út Ổi quyết tâm xây cầu, làm đường để "nối nhịp bờ vui" cho dân. Đầu năm 2000, ông trao đổi với chính quyền rồi tự bỏ khoảng 600 triệu đồng để dựng cây cầu đầu tiên là cầu Ngã Kênh, với chiều ngang 3m, dài 20m.

"Nhiều đêm tui lo mất ngủ. May mắn, bà con thiệt bụng ủng hộ nên cầu cũng làm xong trong không khí ai ai cũng vui" - ông Út Ổi hào hứng kể.

lao-nong-chi-tien-ty-giup-dan-ngheo-xay-cau-va-hien-dat-xay-tien-8

Lòng ông Út Ổi thầm nghĩ mình phải làm hơn thế nữa. Nhưng ông hiểu việc xây cầu không dễ như mình từng nghĩ.

"Cái khó nhứt ở đây là vốn. Hổng có cái nào ít tiền. Để xây cầu, tui phải thế chấp đất và uy tín của mình" - ông nói và kể thêm rằng mỗi lần dự định xây cầu ở đâu, ông đều phải tính toán thật kỹ rồi dự trù kinh phí.

Để giảm tiền mướn kỹ sư thiết kế, ông học lỏm thợ đi trước và dần trở thành "kỹ sư cầu đường" tay ngang mà làm cái nào cũng ngon lành.

Bằng cách này, mỗi "cây cầu màu hồng" (màu do ông chọn) có thể tiết kiệm 50-100 triệu đồng. Còn các công việc khác, ông Út Ổi đã có cô chú nông dân tình nguyện ở địa phương chung tay góp sức.

"Vật liệu cát, đá, ximăng thì tui có chỗ mua và họ sẵn sàng cho nợ, nhưng tiền thuê máy móc đóng nọc cầu phải trả. Số tiền đó, tui thường đi vay mượn con cháu hoặc ra ngân hàng thế chấp đất, rồi tui mần lúa từ từ trả lại", ông Út Ổi chân chất kể.

Hơn 15 năm qua, 16 "cây cầu màu hồng" do ông Út Ổi bỏ ra cả 10 tỉ đồng dựng xây cứ lặng lẽ mọc lên. Và hơn 2 tháng tới nữa đây, hai cây cầu Kênh Đào, cầu Kênh Hội Đồng ở Mỹ Quý thông xe.

Bà con sẽ đi lại thuận tiện, hàng hóa lưu thông và đường đến trường của học sinh cũng sẽ an toàn hơn.

Lo cái chữ cho sắp nhỏ

Ở tuổi thất thập cổ lai hi, ông Út Ổi vẫn còn mong mỏi xây thêm cái trường học nữa thì niềm vui đời mình trọn vẹn.

"Vậy ông làm trường học ở đâu? Và xây như thế nào?", tôi hỏi.

Ông Út Ổi cười hào sảng: "Tui đã chuẩn bị sẵn sàng. Tui sẽ hiến 12 công đất ruộng để chính quyền xem xét xây trường cho sắp nhỏ ăn học đàng hoàng".

Theo ông Út Ổi, ngày xưa phần đất 12 công ấy chính ông bà mình đã dành dụm 6 lượng vàng mua rồi để lại cho ông lập nghiệp. Bây giờ cuộc sống thoải mái hơn nên ông muốn thực hiện ước mơ "gieo mầm tri thức" cho các con cháu.

"Hồi đó ham học nhưng hoàn cảnh nên tui phải nghỉ học sớm. Ít chữ nghĩa cũng thua thiệt, tính toán không bằng ai, vì thế tui biết chỉ có học mới giúp con người thoát nghèo" - ông Út Ổi tâm tình.

Phân tích thêm, ông cho rằng ở đây trường tiểu học, THCS đều có nhưng chỉ duy nhất trường THPT là chưa, nên các em học lớp 10, 11 và 12 phải đạp xe tận trung tâm TP Long Xuyên để học. Trời nắng còn đỡ, chứ mưa thì các cháu rất vất vả.

Vì thế hiến đất xây trường ông chỉ hi vọng các cháu có chỗ ăn học gần nhà, có thêm hiểu biết, kiếm được cái nghề tử tế.

Biết rành rẽ ông Út Ổi, ông Nguyễn Văn Tuấn - chi hội nông dân phường Mỹ Quý - chia sẻ: "Việc ông Út Ổi làm thì quá thiết thực và ý nghĩa. Ổng đúng là người thiệt tốt. Đặc biệt, ổng chăm lo các cháu nhỏ lắm.

Ngoài những cây cầu kiên cố, ổng còn hiến đất xây trường để sắp nhỏ có chỗ ăn học đàng hoàng thì đúng là nghĩa cử cao đẹp. Ít ai làm được như ông Út Ổi".

Hạt gạo sạch cho người nghèo

Chỉ những bịch gạo sạch hút chân không, ông Út Ổi vui vẻ nói: "Trong dịp tết tới đây, tui dự định vẫn phát gạo. Tuy nhiên, thay vì phát 20kg/người như trước thì năm nay ngoài chuẩn bị bao lì xì, bánh kẹo, tui sẽ phát thêm 4kg gạo nhưng đó là gạo sạch hoàn toàn.

Số gạo này tui trồng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe".

Xem thêm: Vợ chồng lão nông miền Tây gieo lòng tốt, gặt nhân thiện: 20 năm tìm thuốc miễn phí cho người nghèo

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Hơn 1000m2 đất có thể giúp ông Bùi Văn Anh kiếm hàng chục triệu mỗi năm. Thế nhưng, lão nông này đã tự nguyện hiến đất, xây trường cho các em.

Lão nông Quảng Ngãi hiến đất xây trường mầm non
0 Bình luận

Không chỉ cho đất để người ta xây nhà, ông Quảng còn hiến đất làm nhà văn hóa, làm đường giao thông. Ngoài 70 tuổi nhưng ông vẫn cần mẫn làm đồng...

Tấm lòng hào hiệp của lão nông 73 tuổi: Cho đất, hiến đất không hề tiếc
0 Bình luận

"Cuộc sống này giàu cũng khổ, nghèo cũng khổ. Ngày nào làm được việc gì thiện, việc gì lành, dù nhỏ là tui thấy khỏe trong người", ông Hai Mum tâm sự. 

Lão nông ham giúp người nghèo: Nhà không có đồng tiết kiệm nào, cứ có bao nhiêu là hùn lại đi cho
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 giờ trước
109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: 'Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc'

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Hải An
Hải An 12 giờ trước
“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 01/07
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 01/07
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 30/06
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 30/06
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất