Trung tá công an bán đất hương hỏa, cùng bạn góp tiền lập đội xe từ thiện

Từ ngày bán đất cùng anh em góp tiền lập đội xe từ thiện, ông Chư ở hẳn lại trung tâm, lâu lâu mới về thăm vợ con. Cứ hễ ai cần giúp đỡ là ông lên đường ngay...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Điện thoại của Trung tá Mai Văn Chưa (nguyên phó công an thị trấn Cần Giuộc) liên tục nhấp nháy các cuộc gọi, chẳng khác nào một đường dây nóng cá nhân. Và cứ mỗi lần như thế, ông Chư lại vội vã lên đường đi ngay. Bởi ông biết, ở đầu dây bên kia đang có người cần mình đến hỗ trợ.

Cũng giống như mọi khi, chiều đầu tháng 5, bữa cơm của ông Chư và các anh em trong nhóm nhân viên Trung tâm cấp cứu từ thiện huyện Cần Giuộc bị gián đoạn bởi chuông điện thoại từ đường dây nóng liên tục vang. "Vừa có một gia đình khó khăn gọi nhờ chuyển cụ bà đang hấp hối ở bệnh viện Chợ Rẫy về quê nhà ở Trà Ôn, Vĩnh Long", ông Chư (55 tuổi), người điều hành trung tâm nói sau khi hướng dẫn họ các thủ tục cần thiết.

Bỏ ngang chén cơm, tài xế cùng 2 nhân viên cấp cứu tức tốc chuẩn bị bình oxy, xe cấp cứu 9 chỗ nổ máy ngay sau đó, bật còi hú vang lên đường tới điểm cần hỗ trợ cách đó gần 100km. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, họ lại trở về trung tâm vào giữa đêm khuya. Lúc này, nơi đây vẫn sáng đèn, một ekip trực khác luôn trong tư thế sẵn sàng. Từ đó đến rạng sáng hôm sau, các nhân viên tình nguyện còn nhận chở cấp cứu 4 trường hợp khác.

trung-ta-cong-an-ban-dat-cung-ban-gop-tien-lap-doi-xe-tu-thien
Ông Mai Văn Chư nhận cuộc gọi từ gia đình bệnh nhân chiều 10/5

Sau 4 năm hoạt động, ông Chư bảo đó là một trong những ngày làm việc "nhẹ nhàng" nhất của 22 tài xế, nhân viên cấp cứu. Bởi cao điểm lễ, Tết có khi trung tâm nhận đén 25 ca một đêm. Có 4 xe cấp cứu, nhưng lịch chạy dày đến mức xe về bãi chưa kịp nguội máy đã phải tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ.

Là trinh sát hình sự nhiều năm, ông Chư kể những buổi tuần tra đêm thấy nhiều người bị nạn nguy kịch, số lượng xe cấp cứu từ các bệnh viện có hạn làm giảm cơ hội sống của họ mà rất xót xa. Ý định về một trung tâm cấp cứu từ thiện được ông nhen nhóm. Thời điểm năm 2019, còn một năm nữa về hưu, ông Chư bàn với vợ hạ quyết tâm hiện thực ý tưởng.

Để có chi phí, họ bán miếng đất hương hỏa 5.000 m2 của cha mẹ để lại. Thời điểm này, ông Chư tình cờ gặp ông Bùi Thanh Tùng (54 tuổi, chủ cơ sở kinh doanh bánh tại TP HCM), đang là lái xe cứu thương từ thiện. Hai anh em cùng chung lý tưởng sau đó góp tiền mua hai ôtô, cải tạo căn nhà cũ thành trung tâm cấp cứu, tổng chi phí hơn 4 tỷ đồng.

Ban đầu, trung tâm chỉ có vài nhân viên, về sau thấy nhóm hoạt động hiệu quả, số người tình nguyện đến tham gia ngày càng đông, từ cảnh sát, đoàn viên đến tiểu thương, tài xế, thợ tỉa cây cảnh, tài xế ôtô lẫn bảo vệ, xe ôm. Các nhân viên trung tâm được tập huấn cấp cứu sơ bộ cùng các kỹ năng chăm sóc người bệnh căn bản. Ngoài đưa người bệnh tại Long An, TP HCM, trung tâm còn chuyển bệnh nhân nặng hoặc thi thể từ các bệnh viện về quê nhà.

"Thậm chí có trường hợp bệnh nhân thuê trọ tại TP HCM tử vong nhưng hoàn cảnh khó khăn, nhóm cũng nhận chở thi thể về hỏa táng sau đó giao tro cốt lại cho gia đình", ông Tùng nói.

trung-ta-cong-an-ban-dat-cung-ban-gop-tien-lap-doi-xe-tu-thien-0
Nhân viên trung tâm vận chuyển oxy trước chuyến cận chuyển người bệnh

Cùng với hệ thống máy thở, các bình oxy ở trung tâm được một đơn vị hỗ trợ miễn phí. Những năm qua để có kinh phí hoạt động, trung tâm nhận đóng góp từ những người có lòng hảo tâm xa gần. Để đảm bảo tính minh bạch, nơi đây quy định không nhận bất cứ chi phí nào từ gia đình nạn nhân, nhân viên không được phép nhận tiền bồi dưỡng.

"Ngoài được hỗ trợ cơm nấu ăn tại chỗ, anh em vẫn nói vui là ở đây chỉ nhận tấm lòng. Nhiều trường hợp thấy gia đình bệnh nhân khổ quá, tài xế không dư giả gì vẫn móc tiền túi cho thêm", ông Chư thổ lộ.

Lượng người đăng ký ngày càng đông, từ hai ôtô cấp cứu 9 chỗ, trung tâm trang bị thêm ôtô 16 chỗ. Cảm kích tấm lòng của họ, một mạnh thường quân tặng một ôtô 16 chỗ nữa. Nguyên phó công an thị trấn cho hay bình quân mỗi tháng nhóm hỗ trợ gần 300 ca bệnh. Ở trung tâm luôn túc trực khoảng 4 tài xế cùng nhân viên nghe đường dây nóng bất kể ngày đêm. Mỗi xe cứu thương đều có số nhật ký, ghi rõ từng ca cấp cứu, chuyển bệnh để tiện quản lý, theo dõi.

trung-ta-cong-an-ban-dat-cung-ban-gop-tien-lap-doi-xe-tu-thien-8
Xe từ thiện lên đường vận chuyển người bệnh

Từ Bến Tre lên TP HCM bán dừa ở chợ hai năm nay không dư giả gì, vậy mà ba tháng nay, chiều nào Phan Nguyễn Minh Luân ( 19 tuổi) cũng chạy xe máy 50 km đi về để giúp việc cho đội xe. Luân bán cùng ở chợ với một thành viên của trung tâm cấp cứu từ thiện, nhiều lần nghe anh này kể chuyện công việc, thấy ngưỡng mộ nên xin theo giúp.

Trong số các thành viên tình nguyện, đặc biệt nhất là hai anh em ruột Phạm Hoài Vũ (37 tuổi), Phạm Hoài Bảo (36 tuổi). Hai anh em trước đây là người nghiện ma túy, được ông Chư cảm hóa, giáo dục sau đó đã cai nghiện, hoàn lương. Hai năm nay, ngoài công việc lái xe dịch vụ và bán cá ở chợ, lúc rảnh họ đều đến trung tâm làm việc thiện nguyện như một cách trả ơn.

Từ ngày lập đội xe, ông Chư ở hẳn lại trung tâm, lâu lâu mới về nhà thăm vợ con. Còn ông Tùng cũng giao việc quản lý cơ sở cho vợ, dắt theo con trai đến trung tâm hỗ trợ anh em. Đợt cao điểm Covid-19, trung tâm chỉ có 5 người trực, mỗi ngày phải hoạt động hết công suất, tiếp xúc nhiều bệnh nhân nhưng may mắn ai cũng bình yên vô sự.

Khi được hỏi về dự định sắp tới, cựu cảnh sát nói anh em ở trung tâm không ngại khó khăn vất vả, nguyện tiếp tục cống hiến đến khi nào còn có thể. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, hiện nguồn kinh phí của trung tâm rất hạn chế. Bình quân mỗi tháng trung tâm chi phí dầu cho ôtô khoảng 65 triệu đồng, chưa tính sự cố hư hao nên cần thêm sự chung tay của cộng đồng.

Ông Nguyễn Trọng Tài, Phó bí thư Đảng ủy thị trấn Cần Giuộc, cho biết trong 4 năm trung tâm đã cấp cứu, chuyển từ thiện hơn 8.000 ca bệnh. "Nhờ tấm lòng của các anh em ở trung tâm mà một số bệnh nhân nguy kịch được cứu sống, nhiều cảnh đời khó khăn cũng được giúp đỡ", ông Tài nói.

(Theo Hoàng Nam/VnExpress)

Xem thêm: Tâm thiện của người đàn bà có duyên với người đã khuất

Đọc thêm

Ngay khi bước sang tuổi 18, nữ sinh Đà Nẵng Nguyễn Thị Trúc Ly đã có quyết định hiếm ai có: Hiến máu mừng dịp sinh nhật chính mình.

Đón sinh nhật tuổi 18 kiểu 'xưa nay hiếm' của nữ sinh Đà Nẵng: Tham gia hiến máu nhân đạo
0 Bình luận

Hơn 10 năm qua, chỉ cần nghe tin có người gặp nạn, ông Cao Văn Thơ không quản nguy hiểm, lập tức chỉ huy đội tàu vượt sóng đi cứu người.

Tâm tư vị thuyền trưởng quả cảm 10 năm vượt sóng đi cứu người gặp nạn ở Nha Trang
0 Bình luận

Mất cha mẹ từ sớm, bản thân lại bại liệt, nhưng thầy giáo Ngô Nguyễn Anh Vũ vẫn cháy bỏng đam mê gieo chữ, ngồi xe lăn dạy học.

Gần 20 năm cần mẫn dạy học trên chiếc xe lăn của thầy giáo 8x
0 Bình luận


Bài mới

Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 giờ trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Đề xuất