Tâm thiện của người đàn bà có duyên với người đã khuất
Bà con chòm xóm gọi bà Lê Thị Hương là người phụ nữ "ăn cơm trần làm việc âm phủ". Còn bà Hương thì nói rằng, đó là "nghiệp trời gieo" cho mình...

Theo Vietnamnet, bà Lê Thị Hương (AN 1959) sinh ra và lớn lên bên cạnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ nhỏ, bà đã chứng kiến nhiều gia đình lâm vào cảnh sinh ly tử biệt. Điều đó đã dần vận vào cuộc đời bà rồi mất chục năm qua, người phụ nữ này gắn bó với việc tắm rửa, làm đẹp cho người xấu số.
Bà Hương kể, do nhà ở cạnh viện nên tuổi thơ của bà và bạn bè cùng trang lứa với các trò chơi trong khuôn viên này. Một lần nọ, bà đang cùng mẹ bán cơm thì được nhờ đưa cơm vào hương khói cho một nạn nhân tại nhà xác. Sau đó, do không xác định được thân nhân người xấu số, bà đã đứng ra tắm rửa, thay quần áo cho họ. Từ đó, hễ có nạn nhân tai nạn giao thông hay phát hiện thi thể nào đó, bà Hương lại là người được nhớ đến đầu tiên.

Nói về công việc này, bà Hương cho biết, nhiều thi thể phát hiệ đã không còn nguyên vẹn, có thi thể đã phân hủy nặng, bốc mùi nồng nặc, bà phải dùng hóa chất để xử lý. Sau khi cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi, bà dùng hàng chục lít rượu để tắm cho người xấu số rồi cùng chính quyền địa phương tiến hành mai táng.
Sau mỗi lần như thế, bà Hương lại cầm mấy chân hương lên chùa gửi lại để hương hồn người đã khuất được nương tựa, an hưởng cây hương ngọn khói ở chùa.
Có lần đang trên xe khách vào Đà Nẵng, thấy vụ tai nạn thương tâm bên đường, bà phát tâm xuống giúp. Biết nhà xe không thể chờ nên bà Hương xin xuống hẳn, hỗ trợ cơ quan chức năng xử lý. Lúc làm xong thì trời cũng vừa sáng, bà lại bắt xe tiếp tục hành trình.

Trường hợp khiến bà Hương ám ảnh là một nữ cán bộ trẻ đến Hà Tĩnh công tác, bị sát hại rồi ném xuống sông. Bà phải cùng mọi người gạt bèo, chèo thuyền ra kéo thi thể vào bờ. Sau khi pháp y khám nghiệm xong, bà đã tắm rửa, trang điểm cẩn thận cho tử thi rồi tiến hành khâm liệm.
Cũng theo bà Hương, muốn làm việc này, tâm phải thiện. Bà xác định đây là cái nghiệp của mình nên không đặt nặng vấn đề tiền bạc, ai trả bao nhiêu thì hận bấy nhiêu.
Bà Hương còn tâm sự, có vụ tai nạn khiến tài xế tử vong và mắc kẹt trong cabin, phải cạy cửa mới đưa ra được. Khi tiếp cận, bà phát hiện trong người nạn nhân có 68 triệu. Bà đã bàn giao toàn bộ lại cho gia đình tài xế.
“Nhiều lần đi cất mồ mả, gặp nhẫn vàng, vòng tai, dây chuyền, tôi đã gọi người nhà đến nhận, của ai trả lại cho họ, tuyệt nhiên không đụng đến”, bà Hương nói.

Ngoài “làm việc âm phủ”, bà Hương còn giúp đỡ nhiều cô gái chưa chồng, trót dại mang thai. Khi được 5 - 6 tháng thai kỳ, sợ ảnh hưởng gia đình họ gọi điện cầu cứu, bà Hương lại thuê nhà trọ cho ở, chăm sóc cơm nước hàng ngày, động viên không được phá thai.
“Trước đây, một mình tôi tắm rửa cho tử thi dễ dàng, to mấy cũng làm được. Giờ tuổi đã cao, sức khoẻ yếu dần, một mình không làm được mà phải cần sự hỗ trợ. Hiện tại, gia đình tôi có 4 người theo nghề, mỗi tháng xử lý khoảng 40 vụ việc”, bà Hương chia sẻ.
Xem thêm: Cô chủ 9x mở quán bún riêu chỉ 5k cho người nghèo giữa lòng thủ đô
Đọc thêm
Cộng đồng mạng đang chao đảo với 1001 thông tin gây sốc liên quan đến Anh Tấm Thiên An: Bể chứng khoán, lừa đảo, nợ nần, trốn nợ...?
Trên đời này, luật nhân - quả không trừ một ai. Tâm sinh thiện, hành động hướng thiện thì tự khắc nhận phúc báo. Tâm nghĩ ác, làm ra điều xấu thì ác báo ập đến.
Mặc dù mắc bệnh ung thư, nhiễm COVID-19 và mắc vài chứng bệnh mãn tính khác nhưng cụ Nguyễn Thị Nga (83 tuổi) vẫn miệt mài ngồi ghép từng mảnh vải nhỏ may quần áo cho trẻ em nghèo. Công việc này đã được cụ duy trì suốt 40 năm qua.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.