Cụ bà mắc nhiều bệnh hiểm nghèo dùng 40 năm may quần áo cho trẻ em nghèo: “Tâm thiện sẽ đầy đủ phước báu”

Mặc dù mắc bệnh ung thư, nhiễm COVID-19 và mắc vài chứng bệnh mãn tính khác nhưng cụ Nguyễn Thị Nga (83 tuổi) vẫn miệt mài ngồi ghép từng mảnh vải nhỏ may quần áo cho trẻ em nghèo. Công việc này đã được cụ duy trì suốt 40 năm qua.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cái tâm thiện, nghĩ đến việc thiện thì trí sẽ sáng

Cụ bà Nguyễn Thị Nga (còn gọi là má Ba “cô đơn”, 83 tuổi, phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM) ngày nào cũng trong đèn may quần áo. Công việc này đã được cụ bà duy trì trong suốt 40 năm qua. Những sản phẩm cụ bà làm ra chủ yếu là quần áo trẻ em, chăn màn... Thành phẩm, cụ gói cẩn thận đem tặng cho trẻ em, người nghèo.

Sau làn nhiễm COVID-19, đôi bàn tay của cụ Nga thêm gầy guộc. Sức may quần áo, chăn màn cũng vì thế mà giảm đi phần nào. Thế nhưng, cụ vẫn quyết không nghỉ ngơi, vẫn lấy việc giúp đỡ người làm niềm vui trong cuộc sống.

40-nam-lam-viec-thien-cua-cu-ba-83-tuoi-mac-nhieu-benh-hiem-ngheo-0
Chiếc quần trẻ em cụ Nga may từ vải vụn xin được tại các nhà may (Ảnh: Vietnamnet)

Theo Vietnamnetnet, việc làm ý nghĩa của cụ Nga xuất phát từ câu chuyện hơn 40 năm về trước. Trong dịp đến một địa phương thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Gia Lai, cụ Nga giật mình, xót xa khi thấy trẻ em không có quần áo mặc. Thương các bé, cụ quyết định về may quần áo, chăn màn tặng lũ trẻ.

Không có kinh phí mua vải, cụ xin vải vụn ở các tiệm may đem về cắt xén, chắp nối tỉ mỉ rồi ngồi may bằng tay. Chưa từng học may vá, không biết đo, cắt vải, những chiếc quần áo ban đầu có chỗ méo mó, nhăn nhúm, xấu xí vô cùng.

40-nam-lam-viec-thien-cua-cu-ba-83-tuoi-mac-nhieu-benh-hiem-ngheo
Cụ Nga duy trì công việc may vá thiện nguyện được 40 năm (Ảnh: Vietnamnet)

Nhưng cụ Nga không nản chí, cái nào xấu, nhăn nhúm, cụ lại tháo ra may lại. Cuối cùng cũng tìm ra được "công thức" may quần áo, chăn màn từ vải vụn của riêng mình. Sau nhiều năm, tay nghề của cụ giờ đã rất "xịn xò", những sản phẩm làm ra rất cầu kỳ, trở thành món quà vô cùng ý nghĩa cho trẻ em các vùng quê nghèo.

“Được tự tay mặc những bộ quần áo do mình may cho bọn trẻ và nhìn chúng cười vui là khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời tôi. Niềm vui ấy khiến mọi mệt mỏi, buồn phiền, bệnh tật trong tôi tan biến. Thế là tôi tiếp tục may cho đến tận bây giờ”, cụ Nga kể.

Sau này, khi thấy cụ đã lớn tuổi mà vẫn cặm cụi xâu chỉ, luồn kim, một người tốt bụng đã mang đến tặng một chiếc máy may cũ. Dù chưa biết sử dụng nhưng đây là món quà rất ý nghĩa, cụ Nga rất vui. Chiếc máy khâu này giúp cụ may được nhiều quần áo hơn cho trẻ em nghèo.

40-nam-lam-viec-thien-cua-cu-ba-83-tuoi-mac-nhieu-benh-hiem-ngheo-8
Tuy tuổi đã cao nhưng cụ Nga chưa bao giờ từ bỏ việc may quần áo, chăn màn tặng trẻ em, người nghèo (Ảnh: Vietnamnet)

Những ngày đầu, cụ cũng tự mày mò đạp, mua dụng cụ, đồ nghề về nhà để tự sửa chữa mỗi khi máy hỏng. Bây giờ, cụ có hẳn một tủ đồ nghề với đủ mọi loại dụng cụ như một thợ may chuyên nghiệp.

Cụ Nga nói, có chí là làm được thôi. Cụ sống một mình nên cái gì cũng tự học và học hoài. Học mãi sẽ được miễn là mình đừng nản chí. Hơn thế, cái tâm thiện, nghĩ đến việc thiện trí sẽ sáng và làm được mọi việc.

40-nam-lam-viec-thien-cua-cu-ba-83-tuoi-mac-nhieu-benh-hiem-ngheo-6
(Ảnh: Vietnamnet)

Từ ngày sử dụng thành thạo máy khâu, tốc độ "sản xuất" quần áo, chăn màn của cụ Nga tăng đáng kể. Mỗi ngày, sau giờ ăn sáng, tập thể dục, cụ lại vào bàn may làm việc. May xong thì lại đi giặt giũ, xếp, gấp gọn gàng, bỏ chúng vào bao nilon đợi các nhóm từ thiện đến lấy, chở đi tặng người nghèo.

Sống lạc quan, cống hiến hết mình cho việc thiện

Cụ Nga đã bước vào tuổi 83, mang trong mình nhiều bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn kiên trì ngồi lựa chọn hàng trăm miếng vải vụn để ghép lại may ra những bộ quần áo trẻ em xinh xắn. 

Nói đến bệnh tình của cụ Nga, tớ Vietnamnet chia sẻ,  năm 1986, cụ Nga phát hiện bị ung thư tử cung. Khi điều trị căn bệnh này chưa ổn định thì năm 2000 lại phát hiện mắc bệnh ung thư vú. Tính đến nay, cụ đeo mang trên người 4 - 5 bệnh ung thư cùng nhiều chứng bệnh mãn tính khác.

Mắc nhiều bệnh hiểm nghèo thế nhưng cụ Nga chưa bao giờ buồn hay để bệnh tật quật ngã mình. Cụ luôn kể về bệnh tật của mình một cách đầy lạc quan, dí dỏm. Cụ lúc nào cũng tâm niệm, trên đời còn nhiều cái chết đáng sợ hơn chết vì ung thư. 

"Chết vì bệnh hiểm nghèo là cái chết được báo trước. Chúng ta có thời gian, điều kiện chuẩn bị và có quyền chọn lựa cách sống cho phần đời còn lại của mình. Mình cứ sống cho tốt, lạc quan, cống hiến hết mình cho việc thiện", cụ Nga nói.

40-nam-lam-viec-thien-cua-cu-ba-83-tuoi-mac-nhieu-benh-hiem-ngheo-5
Khi điều trị COVID-19, cụ Nga vẫn tranh thủ hỗ trợ các y bác sĩ, động viên người bệnh

Cụ Nga nói thêm: “Sống như thế, tự nhiên sẽ không sợ bệnh, sợ chết nữa. Tôi mắc nhiều chứng ung thư, thậm chí, năm 80 tuổi bị tai biến và mới đây cũng mắc Covid-19 nhưng đến giờ sức khỏe vẫn rất tốt. Tất cả là nhờ tôi vui sống và nghĩ đến việc thiện. Bởi, tâm thiện sẽ đầy đủ phước báu”.

Cụ Nga còn đem tư tưởng lạc quan của mình lan tỏa đến các bệnh nhân đang điều trị những căn bệnh hiểm nghèo. Khi có thời gian, cụ thường đến thăm, động viên tinh thần những người mắc bệnh ung thư.

Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, cụ Nga mắc bệnh và phải vào bệnh viện điều trị. Ở đây, cụ tiếp tục hỗ trợ y bác sĩ ổn định, vực dậy tinh thần của các bệnh nhân trở nặng. Dù tuổi cao nhưng mắt cụ Nga vẫn sáng. Ngày nào cụ cũng dậy sớm tập thể dục, dọn vệ sinh phòng bệnh. 

Thậm chí, cụ còn tình nguyện sửa chữa, thiết kế các vật dụng lặt vặt nhưng cần thiết cho bệnh nhân sử dụng, như: sào phơi đồ, kệ đựng dung dịch sát khuẩn… Má hô hào bệnh nhân cố gắng vận động, hít thở để cải thiện sức khỏe, chống lại bệnh tật.

40-nam-lam-viec-thien-cua-cu-ba-83-tuoi-mac-nhieu-benh-hiem-ngheo-4
Cụ Nga còn nuôi heo đất để làm thiện nguyện (Ảnh: Vietnamnet)

Sau khi bình phục, cụ Nga vội vã trở lại cuộc sống thường nhật, khởi động lại các hoạt động thiện nguyện của mình. Ngoài may quần áo, chăn màn cho trẻ em, người nghèo, cụ còn “nuôi" 2 con heo đất. Một con dành mua 2 tấn gạo, một con mua 200 thùng mì để phát tặng người khó khăn.

Kinh phí nuôi heo đất đến từ tiền cháu chắt cho tiêu vặt, tiền cụ nhặt ve chai bán. Cụ dùng số tiền được người thân của chủ căn nhà cụ đang sinh sống gửi tặng hàng tháng vào việc "vỗ béo" 2 ống heo. Cụ kể: "Tôi đang ở trong căn nhà của cô trưởng nhóm thiện nguyện ngày xưa. Trước khi qua đời vì tai nạn giao thông, cô ấy dặn các con để tôi sống trong nhà cho đến chết”.

“Cô ấy dặn thêm rằng, mỗi tháng, các con của cô cho tôi một số tiền nhỏ. Tôi rất biết ơn, nguyện dùng số tiền này làm từ thiện như một cách cảm ơn cô ấy và các con của mình”, má Ba tâm sự.

(Theo Nguyễn Sơn/Vietnamnet)

Xem thêm: Xúc động với tấm lòng nhân ái của cụ ông 90 tuổi: Ủng hộ 100 triệu tiền lương hưu để phòng chống dịch COVID-19

Đọc thêm

Thấy người bệnh nặng gặp khó khi ăn uống, nam sinh lớp 8 Trương Hoàng Phúc (Hậu Giang) đã mày mò chế tạo robot chọn món và đút thức ăn.

Nam sinh làm robot chọn món, đút thức ăn cho người bệnh khó vận động
0 Bình luận

Dù bản thân mắc bệnh hiểm nghèo, 9x Kiên Giang Nguyễn Văn Hổ vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, dốc hết sức trẻ để làm thiện nguyện.

9x Kiên Giang dù bản thân mắc bệnh hiểm nghèo vẫn dốc hết sức trẻ thiện nguyện
0 Bình luận

Dù đã đến thời điểm nghỉ hưu, chưa kể còn mắc bệnh tiểu đường, y sĩ 67 tuổi Hoàng Khắc Hiến (Cần Thơ) vẫn nhiệt tình tham gia chống dịch COVID-19.

Y sĩ U70 ở Cần Thơ nhiệt tình tham gia chống dịch dù bản thân đã đến tuổi về hưu
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất