Người đàn ông "không chân" Nguyễn Việt Hoài: "Khuyết tật chỉ là bất tiện chứ không phải bất hạnh"

Anh Nguyễn Việt Hoài là minh chứng cho nghị lực phi thường của những con người "tàn nhưng không phế". Với anh, khuyết tật chỉ là bất tiện chứ không phải bất hạnh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tai nạn năm 7 tuổi đã biến anh Nguyễn Việt Hoài thành người khuyết tật. Anh bị liệt nửa người, phải ngồi xe lăn. Thế nhưng, tai nạn này không thể dập tắt được sự hiếu động của Việt Hoài. Anh luôn là thủ lĩnh ý tưởng của đám trẻ con trong khu tập thể gần chân cầu Chương Dương. 

Thấy người ta phá bỏ công trình cũ, anh Việt Hoài liền rủ ngay đám trẻ đi đẽo gạch mang về bán lại lấy tiền mua bánh kẹo. Không chạy nhảy được bằng đôi chân, Việt Hoài vẫn có thể đẽo vữa, xếp lên xe lăn lắc tay, chuyển đến nơi "tập kết".

Ngày đó, trẻ con còn có trò chọi cá, người thu mất luôn con cá cho người thắng. Việt Hoài cũng luyện chọi cá để đánh thắng thật nhiều. Sau đó luyện lại đám cá thua cuộc và đem bán cho đám trẻ con trong xóm để lấy tiền mua mới. 

"Chúng nó chơi quay, chọi gà, chọi cá... Tôi cũng chơi. Tôi chẳng thấy mình khác biệt khi đứng cạnh bạn bè", anh kể.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai-6
Chân dung người đàn ông "không chân" Nguyễn Việt Hoài

Ở bên ngoài, Việt Hoài rất hiếu động nhưng về nhà lại như trở thành con người khác, phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ và anh trai. Đến năm 14 tuổi, Việt Hoài ở nhà một mình, trời nóng như đổ lửa, muốn đi tắm mà không có ai hỗ trợ. Lúc này, anh chợt nghĩ, nếu mai này bố mẹ mất, các anh đi làm thì biết dựa vào ai.

Anh Phạm Việt Hoài (sinh năm 1973), một trong những nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Kym Việt, người khuyết tật giàu nghị lực. Dù bị dị tật đôi chân, phải di chuyển bằng chiếc xe lăn nhưng anh Hoài luôn nỗ lực học tập, vươn lên và luôn muốn giúp đỡ được nhiều hơn nữa những người đồng cảnh ngộ.

Và với dòng suy nghĩ đó, Việt Hoài tự đẩy bánh xe lăn vào nhà tắm, cố chống tay, nâng cơ thể sang ghế. Nhưng lần đầu "sống tự lập" đương nhiên bỡ ngỡ và bị ngã là điều rất bình thường. Sau khoảng 1 tiếng trầy trật dưới nền gạch, anh nghĩ ra cách úp ngược chậu tắm làm bậc thang, nhấc người từ mặt chậu lên ghế. Và sau này, dù người thân chạy đến giúp đỡ, anh cũng gạt đi, luôn cố gắng tự làm mọi việc. Sau hàng chục lần ngã tím người, Việt Hoài đã có thể tự chủ động trong sinh hoạt.

Vì Việt Hoài sức khỏe yếu nên cả nhà ai nấy đều thương. Anh trai tặng Việt Hoài một bộ máy tính sau tháng đầu đi làm. Chàng trai trẻ khi ấy học đánh máy tính, chỉnh sửa ảnh rồi mở dịch vụ này ngay tại nhà để kiếm thêm thu nhập.

Năm 18 tuổi, Việt Hoài cùng 2 người bạn thân mở cửa hàng dịch vụ photocopy ở đường Nguyễn Chí Thanh. Làm được hơn hai năm, cả ba phải thanh lý cửa hàng do không tìm được tiếng nói chung.

Lần đầu thất bại trong kinh doanh thường người ta sẽ nản trí, mất khá nhiều thời gian để bình ổn lại, nhưng Việt Hoài lại khác, anh rất bình tĩnh. Có lẽ sống trong nghịch cảnh quá lâu nên anh không còn cảm thấy bị sốc trước những biến cố. Việt Hoài tiếp tục tìm kiếm đường đi mới cho mình.

Một lần anh tình cờ đọc được về công nghệ đúc hàng rào bê tông của Nga, không cần xây móng như tường gạch, dựng rất nhanh, tiết kiệm chi phí. Cảm thấy đây là nghề có tiềm năng, Việt Hoài lại gọi thêm bạn bè hùn  vốn đầu tư. Tuy ngồi xe lăn nhưng anh rất hay đến các công trình khảo sát, thương thảo hợp đầu với các chủ đầu tư. Công việc cũng vì thế mà thuận lợi, Việt Hoài có tiền tỷ trong tay.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai-0
Một góc xưởng sản xuất của công ty anh Hoài. Nơi đây có gần 30 nhân sự, trong đó có 24 công nhân là người câm, điếc

Khi đã có vốn liêng trong tay, Việt Hoài chợt nhận ra, không phải người khuyết tật nào cũng làm chủ cuộc đời được như anh. Gia đình, xã hội mặc định người khuyết tật là nhóm người yếu thế, ăn bán, làm họ tin rằng mình vô dụng. Việt Hoài muốn thay đổi điều đó và anh bắt đầu hành trình tìm cách giúp đỡ người khuyết tật để họ học được cách sống tự lập.

Đúng thời điểm đó, anh biết một nhóm người câm điếc được dạy nghề may, nhưng không tìm được việc làm. Việt Hoài tập hợp họ lại, bàn với hai người bạn khác cùng góp vốn, thành lập doanh nghiệp xã hội chuyên làm các sản phẩm thủ công như thú ngồi bông, tạp dề, găng tay, nệm salon... Vào năm 2013, doanh nghiệp xã hội của anh ra đời.

"Tôi mang hàng đi chào bán, có người hỏi 'anh cần bao nhiêu, tôi hỗ trợ' vì thấy tôi ngồi xe lăn nên nghĩ muốn đến 'xin tiền'. Tôi khẳng định muốn hợp tác dựa trên chất lượng sản phẩm", anh nói.

Những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông chủ "không chân" đã mang về đơn hàng đầu tiên là 300 con thú nhồi bông. Nhưng trong hơn 2 tháng, 9 nhân viên không thể giao đủ số hàng như trong hợp đồng. Sau lần mất điểm này, Việt Hoài bỏ luôn công việc xây dựng, chuyên tâm vào công ty mới thành lập.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai-8
Không gian trưng bày sản phẩm thú nhồi bông của Kym Việt

Anh đẩy xe lăn xuống tận xưởng làm cùng nhân viên. Thấy họ nhồi bông bằng que bình thường, anh liền nảy ra sáng kiến dùng que chữ V để nhồi được nhiều bông hơn. Anh còn xây dựng quy trình sản xuất theo từng bước một. Anh đánh số, dán nhãn từng laoij vải, từng chất liệu sản phẩm để nhân viên giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu dễ hiểu. Năm nay, 1.000 đơn hàng, 24 nhân viên hoàn thiện chỉ trong sáu ngày.

Chưa dừng lại, Việt Hoài còn mở thêm tour trải nghiệm cho học sinh, sinh viên, khách nước ngoài để thay đổi nhận thức về người khuyết tật. Ở đây các bạn trẻ thường tập điều khiển xe lăn trên các bậc thang, mặc áo bằng một tay, mặc quần mà không co duỗi khớp chân... "Tôi muốn người trẻ hiểu rằng người khuyết tật rất khó khăn, nhưng cũng rất giỏi đối diện và vượt qua nghịch cảnh", anh nói.

"Tiếp xúc và làm việc với anh Hoài, tôi quên mất anh ấy là người khuyết tật. Anh dày dặn kinh nghiệm thương trường và đầu đầy ý tưởng", anh Kiều Tuấn, một stylist đã 5 năm làm tư vấn sản phẩm cho công ty của Phạm Việt Hoài nói.

Sau 8 năm lập nghiệp công ty đã có gần 30 nhân viên, trong đó 24 công nhân là người câm điếc. Những nhân viên khuyết tật của anh Việt Hoài được làm việc một cách bài bản,  năng suất chẳng kém gì những người bình thường.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai-3
Những người phụ nữ bị câm điếc đang thực hiện công việc khâu những mảnh vải, chuẩn bị nhồi bông tạo sản phẩm thú nhồi bông

Chị Lê Vân (27 tuổi) - công nhân thế hệ đầu của doanh nghiệp cho biết, kể từ khi vào làm việc với những người khuyết tật giống mình nên thấy tự tin hẳn lên. "Anh Hoài là gương sống để bọn em học cách làm chủ cuộc đời. Em không còn nghĩ mình là kẻ vô dụng, ăn bám nữa", cô gái nói.

Đứng sau sự thành công của "người đàn ông không chân" Nguyễn Việt Hoài không thể không nhắc đến người phụ nữ "quyền lực" - vợ anh - chị Bùi Minh Tâm. Anh chị kết hôn sau 10 năm yêu nhau trong sự cấm đoán của bố mẹ. 

"Khi bên anh, tôi không thấy mình thiệt thòi, cũng không thấy anh khác biệt", chị Tâm nói. Với vợ con, anh là một nguồn năng lượng dồi dào và niềm lạc quan lớn. Lúc chị sinh con, nhìn anh Hoài ngồi xe lăn mà lau nhà, nấu cơm... nhoay nhoáy, mẹ chị mới yên tâm con mình không khổ.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai
Anh Hoài bên vợ và con trai trong chuyến du lịch Mộc Châu năm 2020

Giờ đây, anh Việt Hoài đang có cuộc sống hạnh phúc bên gia đình nhỏ và các cộng sự. "Con người không cần hoàn hảo về hình thức, chỉ cần tâm hồn không khuyết tật, trái tim luôn khát khao và ý chí mạnh mẽ, lối rẽ nào rồi cũng sẽ đưa đến thành công", anh nói.

Xem thêm: Thông điệp truyền cảm hứng từ câu chuyện tình yêu và nghị lực phi thường của nghệ sĩ múa không chân

Đọc thêm

Cuộc sống của Tiến Anh nằm gọi trong đôi chân gầy gò nhưng vô cùng linh hoạt. Tiến Anh còn sử dụng đôi chân của mình để vẽ ra những bức tranh đẹp, nuôi ước mơ trở thành họa sĩ để kiếm tiền chăm sóc mẹ.

Nghị lực phi thường của cậu bé 'chim cánh cụt' vẽ ước mơ bằng đôi chân diệu kỳ
0 Bình luận

Làm thơ, bán thơ để làm từ thiện giống như một niềm đam mê không bao giờ có điểm kết thúc của chàng thi sĩ tật nguyền Vũ Nguyên. Và hiện tại, Nguyên vẫn đang mong muốn góp công sức trong "cuộc chiến" với COVID-19.

Chàng thi sĩ tật nguyền bán thơ làm từ thiện: Một nghị lực, một tấm lòng nhân ái
0 Bình luận

Để ngăn chặn ung thư, chàng trai 36 tuổi đã phải cắt bỏ dạ dày, ruột kết, trực tràng và túi mật... Nhưng không vì thế mà cuộc đời anh "đầu hàng số phận".

Câu chuyện buồn nhưng đầy nghị lực của chàng trai không dạ dày, ruột kết và túi mật
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất