Thơm thảo tiệm cơm chay “ngoại My” 0 đồng giữa lòng TP. Hồ Chí Minh
Tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng hai ông bà vẫn thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị những bữa cơm chay từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Nguyễn Thị My năm nay đã ngoài 70 tuổi, tấm lưng đã còng nhưng vẫn cần mẫn mỗi ngày thức dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị những phần cơm chay 0 đồng cho bà con khó khăn. Bởi tuổi đã cao nên mọi người hay âu yếm gọi bà là “ngoại My”.
Dù hiện nay có nhiều bạn trẻ tình nguyện đến phụ giúp, nhưng công việc nấu nướng chính vẫn là do ngoại My đảm nhận. Vì ăn chay trường nhiều năm nên ngoại My rất chú trọng đến khẩu vị của món ăn: “Tôi ăn như thế nào thì cũng mong bà con có thể ăn được như thế”.
Quán cơm chay 0 đồng của ngoại My đã được duy trì gần 3 năm. Trước đó bà và chồng là ông Trần Văn Hồng (80 tuổi) có mở một tiệm bánh khọt và bánh xèo chay. Trong thời gian dịch ông bà không buôn bán nữa mà chuyển sang làm cơm chay từ thiện để giúp đỡ mọi người. Giai đoạn đó, có ngày vợ chồng bà My làm đến hơn 600 phần cơm. Dịch bệnh đã đi qua, giờ đây số lượng xuất cơm mỗi ngày chỉ cần duy trì ở mức 250 – 300 hộp là đủ cho bà con khó khăn trong quận Bình Thạnh.
Những nguyên liệu nấu nướng, có thứ thì vợ chồng ngoại My tự mua, có thứ thì là do mọi người yêu quý tiệm cơm chay nhỏ này mà đồng lòng gửi tặng. Ngoại cảm động kể: “Tôi xin gì người ta cũng cho, từ cái hộp cơm, muỗng, đũa. Tôi trân quý lắm nên cố gắng duy trì quán ăn này đến tận bây giờ”.
Để có thêm chi phí duy trì tiệm cơm chay 0 đồng, ngoại My còn nhận thêm việc đặt thức ăn chay như bún chay, mì chay,.. nếu ai có nhu cầu.

Ngày nào cũng vậy, cơm chay của ngoại My chỉ sau 1 tiếng bày ra đã hết veo. Khoảng 8 giờ rưỡi, trên bàn chỉ còn lại vài phần cơm cuối cùng. Ở đây mọi người đến muốn lấy bao nhiêu phần cũng được, không giới hạn. Cụ Hồng tay thoăn thoắt đóng gói chỉn chu từng hộp cơm chay, vừa chia sẻ ”Ở đây không đánh giá bất kỳ ai. Người ta khó khăn thì người ta mới đến lấy”. Chính tâm thế cởi mở của ông bà mà người nào đến lấy cơm cũng vui vẻ, nở nụ cười trên môi.

Chú Nguyễn Chính Viễn - một người bảo vệ ở gần đó cho biết bản thân đã ăn cơm ở tiệm cơm chay từ thiện của vợ chồng bà My ông Hồng được 2,3 năm nay rồi. “Cơm ngon mà tấm lòng ông bà thì thơm thảo lắm. Tôi tuổi cao sức yếu nên không thể chuẩn bị cơm, nhờ có quán cơm ông bà mà anh em đỡ được phần nào”, ông Viễn nói.
Chính sự vui vẻ của mỗi người ở đây mà những bạn trẻ đến phụ tiệm cơm hằng ngày cũng như được tiếp thêm động lực, ai cũng làm việc vui vẻ, năng suất. Mỗi ngày đều có nhiều bạn đến thay phiên nhau phụ ông bà duy trì tiệm cơm thơm thảo này.
Xem thêm: Từng xếp hàng nhận cơm từ thiện lúc khốn khó, nay người phụ nữ mở tiệm cơm 2.000 đồng để trả ơn đời
Đọc thêm
3 năm qua, bếp ăn từ thiện của chùa Phước Hưng TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã tặng hơn 200.000 suất cơm chay miễn phí cho bà con với kinh phí hơn 2 tỷ đồng.
Đến nay, quán cơm chay 0 đồng của nhóm thiện nguyện tại Đắk Lắk đã hoạt động được hơn 1 năm, giúp bà con khốn khó ở địa phương có bữa ăn ấm bụng.
Mỗi ngày, ông Nicolas Antonio và bà Trần Hoàng Kim (quận 12) phát 200 hộp cơm trong 10 phút. Họ đã duy trì công việc này suốt 4 năm qua.
Tin liên quan
Bát hương nằm ở trung tâm của bàn thờ, là câu nối tâm linh giữa người sống và cõi vô hình, là liều thuốc tinh thần trong tiềm thức người Việt. Vì thế, các dấu hiệu trên bát hương rất quan trọng...
Anh chưa từng nghĩ rằng lần ghé thăm ân nhân giúp người bố đã khuất lại giúp anh tìm được gia đình mới, nơi anh có mẹ, có cha, có trọn vẹn tình yêu thương chưa một lần biết đến.
Trở về nhà sau 5 năm nơi xứ người, biết bố mẹ dùng hết tiền lo cho em trai, tôi cố vét nốt những đồng tiền còn lại đưa thêm cho mẹ, tự nhủ với lòng là vì gia đình.