Tấm lòng vàng của thầy giáo mù ở Quảng Nam cưu mang trẻ khiếm thị

Dù bản thân bị mù từ sớm, nhưng thầy giáo Đặng Ngọc Duy (Quảng Nam) vẫn cố gắng vượt qua nghịch cảnh, cưu mang những em nhỏ đồng cảnh ngộ. 

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 06/02
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hơn 15 năm qua, thầy giáo Đặng Ngọc Duy (45 tuổi, ở P.Phước Hòa, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) không quản khó khăn, vẫn miệt mài bên mái ấm tình thương cho trẻ khuyết tật. Được biết, vốn dĩ thầy sinh ra khỏe mạnh bình thường, nhưng một biến cố cuộc đời đã xảy ra khiến thầy không còn nhìn được nữa.

Khi đang học lớp 6, thầy Duy không may gặp tai nạn khiến mù đôi mắt, cụt vài ngón tay nên phải bỏ học giữa chừng. Năm 1992, khi Trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) được thành lập, gia đình gửi thầy tới đây học chữ nổi Braille.

thay-giao-mu-o-quang-nam-het-long-cuu-mang-tre-khiem-thi
Thầy Đặng Ngọc Duy dạy chữ cho các em tại trung tâm. Ảnh: Đức Tài/Thanh Niên

Khát khao được đi học, nên ngay khi có cơ hội, anh dốc sức học hành. Sau khi học hết cấp 3, anh thi đậu vào vào Khoa Ngữ văn của Đại học Quảng Nam. Đến khi ra trường, thầy trở về quê và thành lập Mái ấm Hướng Dương đưa nhiều trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam về học văn hóa miễn phí.

Thầy Duy nhớ lại: "Khi còn đi học, tôi đã có một ước mơ là thành lập trung tâm và cưu mang những đứa trẻ có hoàn cảnh giống mình. May mắn thay, ra trường được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm cùng với số tiền tích góp được khi phát hành tập thơ Sắc màu âm thanh, tôi đã thực hiện được ước mơ đó".

Ban đầu, Mái ấm Hướng Dương chỉ có khoảng 16 học sinh, dạy bảo, chăm nom cho 16 em nhỏ với nhiều dị tật khác nhau như khiếm thị, khiếm thính,... Năm 2018, nơi đây được đổi tên thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục Hướng Dương Việt, đến nay đang cưu mang gần 50 trẻ em. Trong suốt thời gian đó, để có tiền duy trì cơ sở dạy học, thầy giáo Quảng Nam miệt mài tìm kiếm và xin các nhà hảo tâm tài trợ.

thay-giao-mu-o-quang-nam-het-long-cuu-mang-tre-khiem-thi
Các em đều là trẻ khuyết tật nên việc nuôi dạy vô cùng khó khăn, đòi hỏi chúng tôi phải kiên trì. Ảnh: VOV

Không chỉ dạy các em học văn hóa, Trung tâm còn mở ra con đường mới cho trẻ khuyết tật khi dạy âm nhạc, kỹ năng sống. Với những em khuyết tật nặng, giáo viên nơi đây sẽ cố gắng hỗ trợ phục hồi, chăm sóc đặc biệt.

Thầy giáo mù tâm sự: "Các em đều là trẻ khuyết tật nên việc nuôi dạy vô cùng khó khăn, đòi hỏi chúng tôi phải kiên trì. Trong quá trình giảng dạy còn phải tìm hiểu, nắm bắt tâm lý các em... Nhờ có sự hỗ trợ từ nhà nước và các nhà hảo tâm, trung tâm được xây dựng khang trang hơn, đầy đủ trang thiết bị để có thể nuôi dạy các em một cách tốt nhất".

Em Lưu Thị Khánh Uyên (10 tuổi) không may bị mù bẩm sinh, sau khi được nhận vào trung tâm như được tìm thấy niềm vui mới. Cô gái nhỏ tâm sự: "Ở đây, em có rất nhiều bạn bè, lại được thầy cô dạy chữ, dạy chơi đàn khiến em rất vui. Em mong muốn sau này sẽ trở thành một nhạc công để có thể biểu diễn ở nhiều chương trình âm nhạc".

Theo Mạnh Cường, Đức Tài/thanh Niên

Xem thêm: Nguyễn Ngọc Nữ: Nữ giáo viên nghỉ dạy để theo nghề thuốc, hơn 40 năm miệt mài bốc thuốc miễn phí

Đọc thêm

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, đại úy công an Thạch Bình (Cần Thơ) lại lặn lội tới xóm nghèo để chăm sóc, dạy dỗ trẻ em người Khmer có hoàn cảnh khó khăn.

Đại úy công an không quản khó khăn, hết lòng dạy học, chăm sóc trẻ em nghèo
0 Bình luận

Xót xa cho những em nhỏ vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đi học, thầy giáo trẻ Ninh Việt Trí đã quyết định mở lớp học tình thương.

Thầy giáo tay ngang dốc tiền túi mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo ở TP.HCM
0 Bình luận

Hơn 2.000 công nhân và người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Đà Nẵng đã được hỗ trợ vé xe 0 đồng để kịp thời về quê đón Tết.

Ấm lòng với những chuyến xe 0 đồng giúp công nhân khó khăn về quê ăn Tết
0 Bình luận

Tin liên quan

Ngoại cảnh quan trọng nhưng chúng ta không thể kiểm soát được. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào thứ duy nhất mà mình có thể kiểm soát được, đó là bản thân!

Triết lý Fudoshin: Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, dục tốc bất đạt, có nhẫn nại mới thấy ân yên
0 Bình luận

“Mười người trọc đầu chín người giàu” là câu nói người xưa rất hay dùng. Vậy ngày nay, câu nói này của tiền nhân còn áp dụng được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

“Mười người trọc đầu chín người giàu”, câu nói của tiền nhân bây giờ còn áp dụng được không?
0 Bình luận

Từ chiếc mo cau tưởng chừng như bỏ đi, 8x Phú Yên đã nảy ra ý tưởng sản xuất thành chén, đĩa để xuất khẩu.

Khởi nghiệp từ chiếc mo cau tưởng bỏ đi, 8x Phú Yên thu lời trăm triệu
0 Bình luận


Bài mới

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Đề xuất