Thầy giáo tay ngang dốc tiền túi mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo ở TP.HCM
Xót xa cho những em nhỏ vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đi học, thầy giáo trẻ Ninh Việt Trí đã quyết định mở lớp học tình thương.

Được biết, ngay từ khi còn đang đi học ở ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), Ninh Việt Trí đã là một thanh niên năng nổ làm từ thiện. Anh tham gia nhiều hoạt động xã hội của trường, từ lâu đã ấp ủ thực hiện những dự án cộng đồng. Trong đó, điều khiến anh quan tâm nhất là những em nhỏ có hoàn cảnh gia đình khó khăn không được đi học.
Và thế là, Trí nảy ra ý tưởng mở lớp học tình thương. Anh gặp nhiều khó khăn từ quá trình xây dựng fanpage đến hoạt động truyền thông kết nối mọi người, từ những buổi Trí dạy đến việc mời các chuyên gia đứng lớp. Trí cho biết: "Lớp học được mở ra với mục tiêu đem đến kiến thức cho trẻ, giúp các em biết mặt chữ, tính toán bước cơ bản, để sau này có vốn sống. Lớp học hiện nay mở ở địa chỉ đường số 18 phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, TP.HCM".

Được biết, để thành lập lớp học tình thương, Trí phải chạy vay lo đủ các loại giấy tờ, rồi gửi kế hoạch để nhà trường xét duyệt. Mùa dịch vừa qua, biết các em nhỏ không có điều kiện để học trực tuyến, anh đầu tư cho các em nhỏ điện thoại di động làm phương tiện học. Cứ 2-3 em gần nhà nhau chụm đầu cùng học. Ngoài ra, anh cùng các đồng đội còn đi phát nhu yếu phẩm giúp đỡ gia đình các em.
Anh tâm sự: "Trong quá trình học online, tôi gặp khó khăn rất nhiều khi hỗ trợ các em, từ việc phải cáng đáng chi phí mua thiết bị di động làm phương tiện học đến việc tìm các bạn sinh viên hỗ trợ thêm cho lớp học. Giai đoạn mùa dịch này, tôi gặp nhiều vấn đề về mạng 3G, sách vở không được đầy đủ cho các em học". Thậm chí, do kinh phí thiếu hụt, đôi lúc anh phải tạm dừng không hỗ trợ các em, hoặc nhờ tới một số mối quan hệ của mình ngoài Bắc hỗ trợ.
Hiện tại, Trí đang thành lập một kinh ty kinh doanh sản phẩm thư pháp, mỹ thuật. Trước đó, anh từng làm qua một số đầu việc như nhân viên xuất nhập khẩu nông sản, thiết kế tại xưởng in, tự kinh doanh các mặt hàng rau củ, tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Vì dạy học không phải chuyên ngành, chàng trai ở TP.HCm đã quyết định đi tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức khoa học giáo dục từ các quốc gia Israel, Nhật Bản, Na Uy...

Khó khăn là thế, nhưng chàng trai quyết không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục bên lớp học tình thương. Anh tâm sự: "Nhưng nghĩ đến niềm vui của các em, mọi khó khăn, mệt nhọc đều tan biến. Hy vọng năm tới, tình hình dịch sẽ được khống chế tốt hơn để lớp học được triển khai thuận lợi".
Theo Zing
Xem thêm: Ấm lòng với những chuyến xe 0 đồng giúp công nhân khó khăn về quê ăn Tết
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.