Tết Đoan Ngọ 5/5 âm năm 2022 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm năm 2022 là ngày bao nhiêu dương lịch hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Tết Đoan Ngọ 5/5 âm năm 2022 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Đây là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ mang một ý nghĩa khác với còn cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ", đây là một cái Tết quan trọng thứ hai, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người xưa, trong ngày này mọi người cùng nhau phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt những loại côn trùng gây hại cho cây trồng ở quanh nơi mình sinh sống.

Tết Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ có nghĩa là giữa trưa, còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Năm nay, Tết Đoan Ngọ 2022 sẽ rơi vào thứ sáu ngày 3 tháng 6 năm 2022. Đây là ngày Đinh Hợi, tháng Bính Ngọ, năm Nhâm Dần, giờ Canh Tý, tháng 5 (Đủ). Ngày này thích hợp cho các công việc như cúng tế, dỡ nhà. Đồng thời kỵ với các việc như cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, thẩm mỹ, chữa bệnh, động thổ, đổ mái, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, san đường, sửa tường, đào đất, an táng, cải táng...
Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Tết Đoan Ngọ được diễn ra vào 5/5 âm lịch, lúc này thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa hè, tạo điều kiện thuận lợi cho những loại sâu bệnh dễ phát sinh gây hại cho mùa màng và sức khỏe con người. Chính vì vậy, mọi người đã nghĩ ra cách để tiêu diệt những loại sâu bọ phá hoại này.

Theo quan niệm của người xưa, sau Tết Nguyên Đán, "Tết giết sâu bọ" là dịp mà tất cả mọi thành viên trong gia đình sum họp đầm ấm bên nhau. Chính vì vậy những người con có đi làm ăn xa đến mấy cũng luôn thu xếp công việc để trở về quây quần bên gia đình. Ngoài ra, ngày tết Đoan Ngọ cũng là ngày người dân cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong xanh, thoáng đãng của mây trời.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà sẽ cùng nhau ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ "sâu bọ", xua đuổi bệnh tật và cầu bình an.
Đọc thêm
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết diệt sâu bọ, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người Việt thường chuẩn bị mâm cúng chay, có rượu nếp và hoa quả.
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, vào ngày này người Việt có thói quen ăn hoa quả và rượu nếp để diệt sâu bọ.
Cứ vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm, người Việt lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ, còn gọi là ngày diệt sâu bọ phá hại mùa màng.
Tin liên quan
Mặc dù chung sống trong dải đất hình chữ S, song phong tục ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam cũng có một số nét riêng biệt. Điển hình nhất chính là mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
Để lễ cúng Tết Đoan Ngọ trang trọng hơn thì không thể thiếu bài văn khấn. Sống Đẹp xin chia sẻ trọn bộ văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 âm.
Tập quán ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ vẫn còn được duy trì tại nhiều địa phương trên cả nước.