Tâm tư của người đàn ông có hơn 80 lần hiến máu: Sẽ tiếp tục cống hiến đến khi sức khỏe không còn
Tính đến nay, anh Nguyễn Văn Quang đã có gần 15 năm tham gia hiến máu tình nguyện, tổng số lên tới 81 lần.

Thời điểm năm 2009, khi đó anh Nguyễn Văn Quang (SN 1990) mới là sinh viên năm nhất, một lần đang đi trên đường vô tình nhìn thấy banner hiến máu nhân đạo. Không cần ai vận động, chàng trai trẻ đã đăng ký tham gia hiến máu lần đầu tiên.
Mỗi lần lên Viện hiến máu, anh Quang thường bắt gặp các em nhỏ mắc Tan máu bẩm sinh điều trị tại đó, nhìn các em tuổi còn nhỏ lại mang trong mình căn bệnh quái ác anh cảm thấy thương vô cùng. Các em luôn phải cắm kim tiêm ở tay, có nhiều em phải cầm theo bình đang truyền nước những vẫn nở nụ cười tươi khi chơi cùng các bạn. Đó chính là động lực lớn nhất giúp anh Quang duy trì hiến máu thường xuyên đến tận bây giờ.

Mỗi lần lên Viện hiến máu, anh Quang thường bắt gặp các em nhỏ mắc Tan máu bẩm sinh điều trị tại đó, nhìn các em tuổi còn nhỏ lại mang trong mình căn bệnh quái ác anh cảm thấy thương vô cùng. Các em luôn phải cắm kim tiêm ở tay, có nhiều em phải cầm theo bình đang truyền nước những vẫn nở nụ cười tươi khi chơi cùng các bạn. Đó chính là động lực lớn nhất giúp anh Quang duy trì hiến máu thường xuyên đến tận bây giờ.
Năm 2016, khi đó anh đang làm Phó bí thư Chi đoàn tổ dân cư Kim Anh, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, anh vinh dự được Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện. Anh Quang cảm thấy rất vui vì có thể giúp đỡ được nhiều người trong lúc họ khó khăn. Vui hơn nữa là hành động của mình được xã hội công nhận và được tôn vinh. Tấm giấy khen đó tuy không có giá trị về vật chất nhưng đó chính là động lực để anh tích cực tham gia hiến máu nhiều hơn.
Anh Quang chia sẻ: “lúc đầu gia đình và bạn bè lo lắng nên khuyên anh mỗi năm chỉ nên hiến máu 1 lần để giữ gìn sức khoẻ, tuy nhiên anh đã chứng minh cho mọi người thấy hiến máu không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mình và dần dần anh cũng nhận được sự ủng hộ của những người xung quanh”.
Anh Quang cho biết, mỗi lần hiến máu thành công anh cảm thấy rất vui vì biết mình sẽ giúp đỡ được người khác, việc hiến máu với anh giống như “quy luật cơ thể”. Anh luôn cố gắng sắp xếp thời gian để có thể tham gia đầy đủ các kỳ hiến máu do Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức. Chỉ có thời điểm dịch bệnh COVID-19 thì anh phải “nhịn” hiến tiểu cầu vì lúc đó cả nước chung tay phòng chống dịch bệnh, hạn chế ra ngoài nên anh không làm khác được.

Đối với anh Quang, việc thiện nguyện được xuất phát từ sự sẻ chia và tấm lòng nhân ái, cho đi không nhất thiết phải nhận lại. Vì vậy, không chỉ có bản thân mình mà anh còn tích cực vận động những người thân xung quanh cùng tham gia. Anh Quang chia sẻ: “Thật may mắn vì trong hành trình hiến máu anh nhận được sự ủng hộ của mọi người, không chỉ vậy, còn có những người tham gia cùng anh, cùng nhau lan tỏa hành động tốt đẹp vì cộng đồng”.
Suy nghĩ về dự định tương lai, anh cho biết bản thân sẽ tiếp tục cống hiến đến đến khi không đủ sức khỏe nữa mới dừng lại. Còn hiện tại anh mong rằng mình sẽ luôn khỏe mạnh để hành trình hiến máu nhân đạo của mình được tiếp tục, mang lại thật nhiều đơn vị máu dành tặng cho người bệnh.
Theo Chu Hè/CAND
Đọc thêm
"Điều tôi tâm niệm khi làm thiện nguyện là "Sống là phải cho đi". Đây cũng là cách để tôi giáo dục con cái của mình. Tôi tin, điều gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim", thầy Đạt chia sẻ.
Mô hình “Ngôi nhà 100 đồng” tại xã Tân Thành (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) được bà con địa phương ủng hộ hết mực.
Mỗi tuần, cô giáo Mỹ Liên lại vượt chặng đường hàng trăm km lên vùng cao Tu Mơ Rông, Kon Tum để dạy chữ cho trò nghèo.
Tin liên quan
Cái nhìn và điểm nhìn nghệ thuật là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong một tác phẩm văn học. Nó giúp cho tác phẩm có chiều sâu, tính nhân văn... hơn.
Nghị luận văn học là câu số 2 trong đề thi HSG văn quốc gia 2023. Dưới đây là bài viết đạt giải Ba.
Nếu bạn cảm thấy tuyệt vọng, chán nản, tưởng như không chuyện gì xảy ra theo ý mình, hãy nhớ tới 9 câu chuyện đổi đời đáng nể này.
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!