Quán cơm 0 đồng lan tỏa yêu thương ở An Giang

Bên Đường tỉnh 941 (xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), có một quán ăn mang tên “0 đồng”, góp phần lan tỏa sự yêu thương, tương trợ trong cộng đồng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cái tâm hào sảng

Những người phục vụ bếp ăn miễn phí đều ở tuổi trung niên đến “thất thập cổ lai hy”. Không ai bảo ai, họ tự nguyện xắn tay vào bếp. Mỗi người một việc, họ làm bằng trái tim nhân hậu, không toan tính, vụ lợi, một lòng vì người nghèo khó hơn mình. Mờ sáng, bếp rộn rã tiếng cười nói của những người tử tế. Trong không gian khá rộng rãi, bà Đặng Thị Đỡ (51 tuổi) “tả xung hữu đột” với các chảo to, chuẩn bị thức ăn cho bà con ăn sáng.

“Tôi “xung phong” đứng bếp này 4 năm rồi. Quê tôi ở tỉnh Đồng Tháp. Những ngày rảnh, tôi thường đi nấu đám giỗ, đám cưới thuê. Nghe thông tin tỉnh An Giang có bếp ăn miễn phí, tôi bỏ việc, tìm đến. Xa quê, tôi được bố trí ăn, nghỉ tại chỗ, tiện bề phục vụ bếp núc cho bà con” - bà Đỡ chia sẻ. Ngày nào cũng vậy, bà dậy sớm, lo nấu những món ăn chay. Riêng ngày chủ nhật, bếp tạm dừng hoạt động, bà khăn gói về thăm con, thăm nhà.

quan-com-0-dong-lan-toa-yeu-thuong-o-an-giang

Tại quán ăn “0 đồng”, còn có cô chú tuổi cao, nhưng giàu nhiệt huyết với công tác thiện nguyện xã hội. Sáng tinh mơ, đã có người vội vã mua đường, muối, nước tương, lặt rau, gọt dưa, vo gạo nấu cơm, rửa chén, tô… tại bếp ăn. Họ làm “vần công” trong niềm phấn khởi, nhiệt tình.

Ông Nguyễn Văn Đởm bước sang cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, đáng lẽ phải nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già. Thế nhưng, ông vẫn hăng say làm từ thiện, gắn bó nhiệt tình với quán ăn. Là người tuổi cao, có uy tín, ông được “tín nhiệm” làm “quản gia” trông coi, theo dõi sổ sách quán cơm. Hôm chúng tôi ghé thăm, ông Đởm mời dùng cơm chay rất nhiệt tình.

quan-com-0-dong-lan-toa-yeu-thuong-o-an-giang-0

"Quán cơm này do 2 đứa cháu của tôi (Thiện và Nhuận) thành lập, mục đích gánh vác một phần khó khăn cho xã hội. Thấy vậy, tôi hỗ trợ tiếp lo cho bà con nghèo quê hương mình” - ông Đởm bộc bạch.

“No lòng” cho nhiều người

Nằm nép mình ở vùng nông thôn hiền hòa, quán ăn “0 đồng” tuy không “hoành tráng”, nhưng cung cấp trên 500 suất ăn/ngày cho bà con nghèo và công nhân Khu công nghiệp Bình Hòa. Mờ sáng, hàng trăm công nhân dậy sớm từ xã Vĩnh An, Vĩnh Hanh, Cần Đăng, thị trấn Vĩnh Bình… ghé quán dùng dĩa cơm chắc bụng, rồi vào làm việc.

Nhờ có quán cơm, chị Nguyễn Thị Bé tiết kiệm chi phí, dành dụm tiền lo cho gia đình... “Ăn sáng tại quán cơm này, tôi đỡ tốn 30.000 đồng. Buổi trưa, tôi lại cùng chị em công nhân đến đây dùng bữa. Nhờ vậy, đời công nhân bớt khổ!” - chị Bé cười tươi.

quan-com-0-dong-lan-toa-yeu-thuong-o-an-giang-9

Ngoài công nhân, quán ăn “0 đồng” còn là “chỗ dựa” của bà con bán vé số, lao động nghèo. Ngày nào cũng vậy, ông Võ Văn Tiến (51 tuổi, ngụ xã Kiến An, huyện Chợ Mới) cà tịch cà tang khắp đầu trên xóm dưới, mưu sinh bằng nghề bán bánh cam. Bán được một nửa, ông Tiến ghé quán cơm lót dạ.

“Những món ăn chay rất ngon, đa dạng, người ăn thoải mái lựa chọn. Mỗi ngày, bán được 250 cái bánh cam, trừ sở hụi, tôi kiếm được hơn 100.000 đồng. Nhờ ăn cơm này, tui đỡ tốn chi phí ăn sáng, uống nước, tiết kiệm đồng lời lo cho sấp nhỏ ăn học” - ông Tiến chia sẻ.

Hôm gặp chúng tôi, ông Tiến bày tỏ tấm lòng người quê bằng cách tặng chiếc bánh cam nhân đậu xanh và chiếc bánh còng tráng đường thơm phức. Chúng tôi trả tiền mà ông một mực không lấy…

quan-com-0-dong-lan-toa-yeu-thuong-o-an-giang-6

Mỗi ngày, ông Ngô Văn Cảnh (57 tuổi, ngụ xã Cần Đăng, huyện Châu Thành) cũng dùng cơm tại quán này, khi rong ruổi bán vé số. Ông Cảnh cho hay, nhà ông không ruộng rẫy, gia cảnh khó khăn. Con cái lớn lên, đứa dựng vợ, đứa gả chồng, không được dư dả. Cuộc sống vất vả, chi phí tăng cao, nhờ quán ăn “0 đồng” mà ông Cảnh tiết kiệm mỗi tháng cả trăm ngàn đồng. “Sáng sớm, tôi tranh thủ có mặt tại quán. Ăn cơm xong, tôi tiếp tục đi bán vé số dạo. Quán cơm “0 đồng” là điểm tựa cho tôi cùng nhiều người gặp khó khăn tương tự” - ông Cảnh xúc động.

Ông Đởm kể: “Ngày trước, quán ăn tọa lạc gần ngã 3 lộ tẻ. Hoạt động được một thời gian, chủ nhà lấy mặt bằng lại. Để duy trì quán ăn, cháu tôi cho mượn mặt bằng (ngang 16m, dài 50m) tại đây. Nguồn kinh phí hoạt động do các nhà hảo tâm quyên góp. Mỗi buổi sáng, 18 người thường trực lo nấu cơm, chạy bàn. Hầu hết họ là nông dân ở các xã lân cận.

quan-com-0-dong-lan-toa-yeu-thuong-o-an-giang-4

 “Ngày thường, quán phục vụ trên 10 món ăn khác nhau. Riêng vào ngày rằm, chúng tôi thay đổi khẩu vị cho bà con, bằng các món ăn, như: Bún, bánh canh, cháo, hủ tiếu… Từ khi hoạt động đến nay, quán ăn phục vụ rất đông thực khách, kể cả khách du lịch trong và ngoài tỉnh”.

Trong cuộc sống, có những người rất tử tế, giàu tình yêu thương đã đứng ra xây dựng “thương hiệu” quán ăn phục vụ miễn phí cho mọi người. Việc làm thiện nguyện ấy tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội. Chúng tôi thực sự thán phục những tấm lòng nhân ái ấy! 

(Theo Báo An Giang)

Xem thêm: Quang Linh Vlogs lại làm việc tử tế: Ủng hộ 700 triệu xây dựng điểm trường Hà Giang

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Ông Lâm Văn Phấn làm ra tiền tỷ chỉ nhờ trồng hẹ, cấy lúa. Đặc biệt, mỗi năm ông chi đến vài tỷ để làm từ thiện. 

Tỷ phú miền Tây thích ở nhà lá, mỗi năm chi vài tỷ làm từ thiện
0 Bình luận

Nhóm thiện nguyện "không tên" bỏ tiền túi ra để tạo dựng bếp ăn 0 đồng tặng người khó khăn. Thế mới thấy, ở độ tuổi nào họ cũng biết cách làm việc thiện.

Nhóm thiện nguyện 'không tên' và những suất ăn ấm áp tình người
0 Bình luận

Từ ngày mô hình "biến rác thành tiền" đi vào hoạt động đã mang đến nhiều hiệu quả thiết thực. Sống tiền bán phế liệu đã hỗ trợ cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn.

Biến rác thành tiền giúp người nghèo ở Kon Tum
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chủ tịch huyện khiến làng quê “đổi đời” nhờ dạy dân bán hàng online: Mang về doanh thu “khủng” 4000 tỷ trong vòng 6 tháng

Nhận thấy huyện Phú Xuyên sẽ khó lòng phát triển nếu chỉ trông chờ vào con đường nông nghiệp truyền thống, ngay từ khi mới nhận chức Chủ tịch huyện – ông Lê Văn Bính đã mạnh dạn đổi mới, tự dựng video, dạy người dân bán hàng online, mang về doanh thu 4000 tỷ trong vòng nửa năm.

Hải An
Hải An 10 giờ trước
Ấm lòng bữa ăn yêu thương dành cho trẻ em nghèo

Với mong muốn giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật, chị Trần Thị Trúc Ly (35 tuổi, trú tại P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã thành lập nhóm thiện nguyện Hiếu Niệm.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Độc lạ mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng ở Gia Lai

Từ khó khăn vận động kinh phí, làng Al thuộc xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai đã nảy ra ý tưởng độc đáo, góp tiền xây dựng mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Thầy giáo Lê Bá Khánh Trình – 'Huyền thoại” toán học Việt Nam

Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình được biết đến như một “huyền thoại” của Toán học Việt Nam khi đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979. Ông đã viết nên một phần rực rỡ của lịch sử toán học nước nhà bằng chính trí tuệ và sự tận tụy suốt cả cuộc đời mình.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chàng trai Đà Nẵng khiến nhiều người xúc động với nghề lạ - thắp đèn “sưởi ấm” cho người đã khuất

5 năm tận tụy với công việc giữ đèn ở nghĩa trang, chàng trai Đà Nẵng - Võ Văn Siêu tự ví mình là người giúp việc cho người đã khuất.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người phụ nữ với 110 lần hiến máu cứu người: Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại

Tại buổi vinh danh 100 người hiến máu tiêu biểu năm 2025, chị Huỳnh Thị Mỹ An (50 tuổi, Hà Nội) đã được tôn vinh bởi hành động cao đẹp với 28 lần hiến máu và 82 lần hiến tiểu cầu.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chân dung người hùng giúp đỡ thím cháu người Mông bị “chặt chém” 4.2 triệu đồng tiền taxi ở Hà Nội

Những ngày qua, câu chuyện của hai thím cháu người Mông bị lái xe taxi “chặt chém” 4.2 triệu đồng tiền taxi cho quãng đường hơn 20km từ bến xe Mỹ Đình đến ngã tư Nội Bài (Hà Nội) đã nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Gia tộc Sơn Kim giàu có nhất nhì Việt Nam - Từ mạch nguồn tri thức đến bản trường ca thương trường

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Chân dung người bố đứng sau “giám đốc 13 tuổi” với cách dạy con “có một không hai”

Đằng sau sự thành công, giỏi giang của “giám đốc 13 tuổi” – Nguyễn Nam Long chính là ông bố Nguyễn Bình Nam, một cái tên khá nổi tiếng trong giới khởi nghiệp công nghệ.

Hải An
Hải An 12/06
Lớp học tình thương giữa lòng Sài Gòn của “ngoại Thủy”, mái nhà ấm áp cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Gần 10 năm qua, lớp học tình thương của bà Trần Thị Thanh Thủy (70 tuổi) vẫn sáng đèn mỗi tối để dạy chữ cho trẻ em nghèo quanh khu vực phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/06
Gia đình “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn: Thành công bằng nội lực, vững vàng bằng đạo đức

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Hải An
Hải An 10/06
Profile “đỉnh nóc, kịch trần” của “Giám đốc 13 tuổi” ở TP.HCM: 6 năm kinh nghiệm dạy lập trình, IELTS 8.0 với Speaking và Listening đạt điểm tuyệt đối

Những ngày gần đây, Nguyễn Nam Long - cái tên đã quá quen thuộc với nhiều người quan tâm lĩnh vực lập trình ở TP.HCM lại một lần nữa khiến mạng xã hội "sốt xình xịch" khi chính thức nhận vai trò Giám đốc Phát triển (Chief Growth Officer - CGO) tại một công ty phần mềm.

Hải An
Hải An 07/06
Vợ chồng già 20 năm tận tâm mai táng cho những hài nhi xấu số

Hơn 20 năm qua, vợ chồng ông Lê Văn Cảnh (80 tuổi) và bà Nguyễn Thị Vuông (77 tuổi) ở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã chôn cất cho rất nhiều hài nhi xấu số bị bỏ rơi ở bãi rác lớn của thành phố.

Hải An
Hải An 07/06
10 năm với hơn 100 liền hiến máu, gia đình nghèo viết nên câu chuyện đẹp về tình người

Gia cảnh nghèo khó, phải đi làm thuê làm mướn để chạy ăn hằng ngày nhưng hơn 10 năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Đạm (56 tuổi, TP.Cần Thơ) đã cùng nhau hiến máu cứu người hơn 100 lần.

Hải An
Hải An 06/06
Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu - Nơi tri thức vun bồi, đạo nghĩa đơm hoa

Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu là một trong những gia đình nho học tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và gắn bó sâu sắc với văn hóa dân tộc. Với tâm niệm “trí thức phải đi liền với đạo đức”, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu và gia đình đã âm thầm vun đắp nên những thế hệ sống tử tế, có ích cho cộng đồng và không ngừng gìn giữ cốt cách văn hóa Việt.

Hải An
Hải An 05/06
Chụp ảnh cưới miễn phí cho hàng nghìn công nhân nghèo

Từ cuối tháng 4 đến nay, ngày nào anh Liêng Ngọc Trung Hiếu (42 tuổi, trú Q.12, TP.HCM) và các thành viên trong nhóm đều phải tất bật chụp hơn 12 tiếng, rồi ngồi xuyên đêm chỉnh sửa hàng nghìn bức ảnh để kịp trả khách là những cặp vợ chồng công nhân khó khăn.

Hải An
Hải An 05/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất