Phan Bảo Ngọc - chàng trai mồ côi miệt mài mang bữa cơm ngon lên bản

Không quản đường xá gập ghềnh, chàng trai trẻ Phan Bảo Ngọc vẫn miệt mài mang những suất ăn nóng hổi lên bản tặng các em nhỏ...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phan Bảo Ngọc là chàng trai dân tộc Giáy có hoàn cảnh khá éo le. Nhưng vượt lên tất cả, Ngọc mạnh mẽ vươn mình đứng lên, bỏ lại những tủi hờn tuổi thơ để trưởng thành. Vì từng trải qua cuộc sống khó khăn nên Ngọc đồng cảm với hoàn cảnh của các em nhỏ vùng cao. 

Kể từ đầu năm 2023, chiều nào Ngọc cũng vượt 30km từ trung tâm xã Tân Lập (huyện Mộc Châu) tới bản người Mông nấu cơm cho trẻ em. Dù nắng hay mưa, Ngọc cũng chưa từng nghỉ.

Theo VnExpress, để duy trì bữa ăn hàng ngày cho các em, Ngọc trích 30% doanh thu bán đặc sản Tây Bắc trên trang cá nhân hơn 2 triệu lượt theo dõi.  Ngày nào bán được nhiều, Ngọc mua thêm đồ, ngày nào bán được ít thì bỏ tiền túi ra để đảm bảo chất lượng các suất ăn cho 20 - 30 đứa trẻ tại Phiêng Cành. 

"Có ngày quá bận không thể tới được, tụi nhỏ lại nhớ mong bởi nếu không có bữa ăn tôi nấu, chúng thường chỉ ăn cơm trắng với rau dại trong rừng", Ngọc nói.

Nhìn thấy tuổi thơ trong những đứa trẻ vùng cao

Phan Bảo Ngọc tâm sự, nhìn thấy hình ảnh tuổi thơ của mình trong những đứa trẻ nơi đây. Chúng như cây cỏ dại, gieo mầm rồi tự lớn lên bằng sức sống hoan hại giữa núi rừng. 

Được biết, Phan Bảo Ngọc quê ở huyện Yên  Minh (Hà Giang). Từ nhỏ Ngọc đã theo mẹ lên nương găt lúa, bẻ ngô. Năm 2 tuổi, cậu vô tình cho tay vào máy tuốt, xuốt bệnh viện huyện bác sĩ nói phải cắt bỏ bàn tay. Không cam tâm, mẹ đã bế Ngọc đi bộ suốt 50km xuống bệnh viện tỉnh. Bàn tay của Ngọc được cứu nhưng vẫn phải cái bỏ ngón trỏ do hoại tử.

Tuổi thơ của Ngọc không hề êm đềm. Năm 13 tuổi, bố ra trại cai nghiện về nhà thường xuyên đánh đập mẹ. Bế tắc, mẹ Ngọc chọn cách quyên sinh để tìm lối thoát. Mất mẹ, Ngọc suy sụp. 

phan-bao-ngoc-chang-trai-mo-coi-miet-mai-mang-bua-com-ngon-len-ban-0
Chiều nào Ngọc cũng lên bản nấu những suất cơm ngon cho trẻ em vùng cao

Ngọc sống cùng bố với những trận đòn roi không hồi kết, bị bạn bè khinh bỉ. Dù ở nhà hay trên lớp, Ngọc lúc nào cũng lủi thủi một mình.

Một năm sau, bố lấy vợ mới, anh trai cũng dọn ra ở riêng, để lại mình cậu bé trong căn nhà dột nát. Để tiếp tục đi học, Ngọc nửa buổi đến trường, nửa buổi làm thêm đủ nghề trang trải cuộc sống. Bữa ăn khi đó với cậu bé này chỉ có cơm trắng được người anh chu cấp cùng rau cỏ trồng ngoài vườn. Lên cấp ba vì lịch học dày, không thể làm thêm, Ngọc thường đi mót những trái bí đỏ già cỗi chuyên dùng chăn nuôi gia súc về ăn dần.

Ăn uống thiếu chất khiến Ngọc nhiều lần kiệt sức. Đã có thời điểm cậu muốn nghỉ học nhưng thầy cô lại động viên "học hết cấp 3 mới xin được làm công nhân để thoát nghèo".

Nhưng khi Ngọc vừa học hết lớp 12, chưa kịp lấy bằng, bố về rao bán ngôi nhà cậu con trai út đang ở. Không chỗ nương thân, Ngọc tìm đến Mộc Châu, Sơn La xin làm thuê tại một trang trại chuyên trồng mận, dâu tây, cam quýt. Ở đây chàng trai có chỗ ăn, chỗ ở, lại học được kinh nghiệm trồng trọt.

Làm việc ở trang trại, rảnh rỗi Ngọc lại rủ người bạn quay clip khám phá về ẩm thực và một số địa điểm du lịch tại Mộc Châu rồi đăng lên trang cá nhân. Không ngờ những video này nhận được nhiều quan tâm và lên xu hướng. Thấy đây là hướng đi có thể giúp cải thiện thu nhập, Ngọc tích cực cho ra đời nhiều video hơn.

Khát khao mang thật nhiều bữa ăn ngon đến với trẻ em các tỉnh vùng núi phía Bắc

Cuối năm 2022, trong một lần đi quya, Ngọc tới bản Phiêng Càng - nơi có hơn 100 hộ người dân tộc Mông sinh sống. Ngọc đã tận mắt chứng kiến nhữung đứa trẻ đi chân đất giữa trời đông giá lạnh cùng chiếc áo lấm lem bùn đất, anh bỗng nhớ tới tuổi thơ của mình. Hỏi thăm vài em nhỏ mới biết, có đứa phải ăn mèn mén, đứa phải mót khoai chống đói... Anh Ngọc bật khóc.

"Thời khắc ấy tôi đã nghĩ phải làm gì đó giúp đỡ cho bọn trẻ nơi đây", chàng thanh niên kể. Trở lại bản những lần sau, Ngọc mang thêm bánh kẹo, sữa hộp. Những lần tiếp theo, anh mang theo bát đĩa, xong nồi cùng thực phẩm tươi sống với mong muốn nấu cho bọn trẻ bữa ăn đủ chất.

Mỗi lần Ngọc nấu nướng, bên cạnh anh là hàng chục đôi mắt to đen láy chăm chú nhìn với đầy vẻ háo hức vì sắp có đồ ăn ngon. Những lúc như vậy, anh thấy lòng mình vui đến lạ. 

"Với bữa cơm này, ít nhất bọn trẻ không phải đi ngủ với chiếc bụng rỗng như tôi ngày trước", Ngọc nói.

phan-bao-ngoc-chang-trai-mo-coi-miet-mai-mang-bua-com-ngon-len-ban-7
Không chỉ nấu ăn, Ngọc còn dạy chữ, mua quần áo đẹp cho các em

Thời điểm cuối năm 2022, vì chưa sắp xếp được công việc nên một tuần Ngọc chỉ lên Phiêng Cành được 1 lần. Sau đó tăng dần lên 2,3 buổi. Vài tháng sau, Ngọc rủ được thêm bạn cùng đi để ghi lại những bữa ăn ngập tràn tiếng cười trẻ thơ để chia sẻ lên trang cá nhân.

Việc làm của Ngọc từ đó được nhiều người biết tới và được động viên nên kinh doanh đặc sản Tây Bắc để có thêm kinh phí. Thời điểm này, Ngọc cũng thành lập quỹ "Bữa ăn cho em", mong nhận thêm sự ủng hộ nhằm cải thiện bữa ăn cho những đứa trẻ ở Phiêng Cành.

Đến đầu năm 2023, Ngọc đã sắp xếp ổn thỏa mọi công việc. Anh dành nhiều thời gian hơn cho các em nhỏ vùng cao. Mỗi ngày, sáng anh làm việc ở trang trại, chiều lại lên bản nấu nướng, tối về lại livestream bán hàng. Công việc của chàng trai trẻ chỉ kết thúc sau 24h.

Không chỉ mang những bữa ăn ngon lên vùng cao, Ngọc còn dạy tiếng Kinh, dạy chữ cho bọn trẻ. Từ những đứa bé sống tự do hồn nhiên như cỏ dại, sau 1 năm, đứa nào đứa nấy trở nên lễ phép, biết khoanh tay cúi chào khi có người đến. Chúng cũng không còn tranh giành mỗi khi có đồ ngon mà biết xếp hàng trật tự tới lượt lấy phần. Bọn trẻ cũng hiểu hơn cách chăm sóc bản thân khi không còn lê lết bùn đất và biết rửa tay trước khi ăn.

Làm cán bộ khuyến nông ở xã Tân Lập đã nhiều năm, ông Thào A Tú thấu hiểu cái nghèo ở bản Phiêng Cành, nơi có hơn 40% hộ đồng bào Mông thuộc diện khó khăn. Việc có một chàng trai trẻ đến bản thường xuyên nấu cho bọn trẻ những bữa ăn ngon, theo ông là việc làm đáng trân trọng.

"Không chỉ nấu ăn, Ngọc còn mua quần áo, cặp sách cho lũ trẻ. Nhiều đứa nói muốn được giống anh Ngọc thì được thanh niên này khuyên, chỉ có học mới thoát được nghèo", ông Tú nói.

Với những gì đã làm được, Ngọc mong muốn tương lai có thể mở một quán ăn 0 đồng phục vụ dân nghèo ở huyện Mộc Châu. Cùng với đó, chàng trai muốn đi hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, mang những bữa ăn no đến với trẻ em khó khăn, giống như việc anh đã làm ở Phiêng Cành.

"Tôi luôn tin nếu có mục tiêu rõ ràng cùng khát khao thay đổi, giấc mơ sẽ thành hiện thực trong tương lai không xa", Ngọc nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Kinh ngư khuyết tật vượt nghịch cảnh, dạy miễn phí cho trẻ em vùng cao

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Thấu hiểu được cảnh nghèo khó, anh Nguyễn Văn Hải quyết tâm theo nghề nhà giáo, "cõng chữ" lên núi giúp trẻ em vùng cao đổi đời.

Người trẻ vì cộng đồng: Thầy giáo 9x 'cõng chữ' lên giúp giúp trẻ em vùng cao đổi đời
0 Bình luận

Người đàn ông dành cả một thập kỷ tặng xe đạp cho trẻ em vùng cao là anh Nguyễn Công Tuyến (42 tuổi, ngụ TP.Sơn La, Sơn La).

Một thập kỷ miệt mài tân trang xe đạp cũ tiếp sức trẻ em vùng cao đến trường
0 Bình luận

Sam Mittal (37 tuổi, quốc tịch Anh) đã đến vùng cao Việt Nam dạy tiếng Anh cho đồng bào với mong ước giúp họ thay đổi cuộc sống.

Chân dung thầy giáo người Anh dạy học cho trẻ em vùng cao: Yêu Việt Nam vì sự đôn hậu
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bill Gates rớt top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh chỉ vì… làm từ thiện

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Lang hơn nửa thế kỷ khóc tìm con: “Để con đi thì tôi dễ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước”

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: 'Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc'

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 03/07
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 01/07
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 01/07
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 30/06
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 30/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất