Kinh ngư khuyết tật vượt nghịch cảnh, dạy miễn phí cho trẻ em vùng cao
Sau khi giành HCV ở ASEAN Para Games 12, nữ kình ngư Nguyễn Thị Sari trở về cuộc sống thường nhật, làm việc ở trung tâm ngoại ngữ và là giáo viên của trẻ em vùng cao.

Cô giáo trong lòng bọn trẻ ở xóm
Vừa lái chiếc xe 3 bánh quẹo vào con hẻm, nữ kình ngư 38 tuổi đã thấy học trò lấp ló trước cửa đợi mình. Chưa kịp xuống xe, em Hoài Phú (học lớp Bốn) đã reo lên: “Tụi con đã sắp xếp xong bàn ghế để học rồi đó cô”. Một em khác đẩy chiếc xe lăn để cô Sari ngồi lên sau đó cô trò cùng nhau vào nhà. Lấy cuốn sách rồi di chuyển lên chiếc xe lăn, Sari lăn xe đến phòng dạy học.
Cứ thế gần 7 năm qua, lớp học của cô Sari duy trì đều đặn vào mỗi tối thứ Bảy, Chủ nhật và thứ Hai trong căn phòng nhỏ hơn 10m2 tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ngoài tiếng Anh, cô còn kèm miễn phí môn toán và tiếng Việt. Em Minh Châu (học lớp Chín) - hiện được cô Sari dạy kèm tiếng Anh - cho biết: “Nhờ học cô đều đặn mà tiếng Anh của em dần tốt hơn”.
Ban đầu, một bé trai (các bạn gọi là Cu Tí) học lớp Bảy trong xóm mất căn bản tiếng Anh, được mẹ đưa đến nhờ Sari dạy kèm. Sau 1 năm học, Tí đã thi học kỳ được 5 điểm và lên lớp Tám. Tiếng lành đồn xa, nhiều người bắt đầu đưa con đến nhờ Sari dạy học. Không theo một giáo trình nào, cô tự soạn và hướng dẫn học trò tiếp thu theo cách dễ hiểu nhất.

Thời đó, một mình nuôi con, kinh tế khó khăn ngay cả 1 chiếc bàn để học trò viết bài cô cũng không mua nổi. Lớp học đơn sơ, các em đặt vở xuống nền, ngồi khom người viết bài, không chút than vãn. “Sau này, có phụ huynh thương tình tặng cho bàn ghế nên học trò đỡ vất vả hơn” - cô Sari tâm sự. Dần dần, lớp đã có gần 20 em. Phòng quá nhỏ, cô phải chia buổi để dạy.
Bà Nguyễn Thị Hồng - 63 tuổi, người dân huyện Cần Đước - kể cháu bà được cô Sari dạy tiếng Anh gần 1 năm nay. “Từ bị mất căn bản, toàn điểm kém, cháu tôi đã thi được 8 điểm. Tôi mang ơn cô Sari nhiều lắm” - bà nói. Nhiều lần qua nhà thấy cô giáo dạy học vất vả, bà gửi ít tiền cảm ơn nhưng Sari không nhận.
Nhiều lứa học trò từ mất căn bản dần tiến bộ, lên lớp hoặc vào đại học. Đó là niềm hạnh phúc mà nữ kình ngư không sao tả được: “Dù không viết trọn giấc mơ đứng trên bục giảng chính quy, nhưng tôi đã là cô giáo trong lòng bọn trẻ xóm mình”.
Vượt qua nghịch cảnh
Sari sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mẹ quanh năm lặn lội dưới ghe để nuôi các con. Năm 3 tuổi, bệnh sốt bại liệt đã cướp mất đôi chân lành lặn của Sari. Lên 7 tuổi, thấy các bạn đến trường, cô xin bà ngoại cho mình đi học. Ngoại nói: “Con què như vậy sao mà đi học được”. Cô lặng lẽ lau nước mắt, ước gì có thể đứng lên ngay lúc này để đến trường như chúng bạn.
2 năm sau, thương em ham học, chị Hai của Sari đã tình nguyện làm đôi chân, mỗi ngày cõng em đến trường. Vào một ngày khi Sari lên lớp Bốn, cô dạy kèm cho 2 đứa em họ của mình. Đột nhiên, cô cảm nhận: “Thì ra mình cũng có thể dạy cho người khác hiểu”. Ước mơ làm cô giáo của Sari trỗi dậy từ đó.

Năm 2006, tốt nghiệp THPT, Sari tạm gác ước mơ học đại học để đi làm phụ giúp ba mẹ. Đầu năm 2007, cô lên TPHCM và xin làm cắt chỉ cho một công ty ở quận Tân Bình. Cũng từ đây, cuộc đời Sari bước sang trang mới khi gặp bác Trần Hoàng Minh - Giám đốc Cơ sở hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Mùa Xuân - người có công đầu trong việc phát hiện và khuyến khích Sari tham gia môn bơi.
Suốt 5 năm gắn bó với bơi lội, cô đoạt nhiều huy chương vàng quốc gia và quốc tế, trở thành một trong những vận động viên bơi lội người khuyết tật hàng đầu Đông Nam Á. “Nhưng không vì thế mà tôi bỏ lại con đường học tập của mình và ước mơ đứng trên bục giảng” - cô nói.
Với ước mơ trở thành giáo viên tiếng Anh, Sari đã nỗ lực hoàn thành chương trình cử nhân ngôn ngữ Anh ở Trường đại học Hùng Vương năm 2012. 2 năm sau, Sari trở về Long An sinh sống. Trong tuần đi làm, cô tranh thủ 2 ngày cuối tuần và thứ Hai dạy kèm cho các em gần nhà. Có thời gian cô phải gián đoạn lớp học để tham gia thi đấu ở nước ngoài tận cả tháng. Nhớ cô giáo, nhiều học trò cứ nhắn tin thúc giục “cô ơi mau về với tụi con”.
Cô cho biết, tranh thủ còn sức khỏe ráng thi đấu thêm vài năm nữa để có thêm ít tiền nâng cấp, mở rộng lớp, học trò thoải mái học tập. “Ở Sari, tôi cảm nhận đó là một người phụ nữ biết vượt qua nghịch cảnh, và làm những điều tử tế cho mọi người” - vị đại diện UBND xã Phước Đông, huyện Cần Đước nhận xét.
Nguyễn Thị Sari là thành viên kỳ cựu của đội tuyển bơi lội người khuyết tật Việt Nam, từng tham dự nhiều kỳ ASEAN Para Games, bắt đầu từ năm 2011. Cô đoạt huy chương vàng quốc gia trong 7 năm liền từ năm 2007-2012. Từng đoạt nhiều huy chương vàng, huy chương bạc tại các kỳ ASEAN Para Games. Tại ASEAN Para Games 2009, với 3 Huy chương Vàng đoạt được, cô đạt danh hiệu “Vận động viên xuất sắc nhất”. Cô từng đoạt Huy chương Đồng giải vô địch châu Á - Thái Bình Dương 2010 và đạt chuẩn A tham dự Paralympics London 2012.
(Theo Phunuonline)
Xem thêm: Biến vuông tôm thành lớp học bơi 0 đồng cho trẻ em
Đọc thêm
Lớp học 0 đồng giữa lòng thành phố Đà Nẵng đã hoạt động được hơn 1 năm. Đây là nơi bồi dưỡng kiến thức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Với tâm niệm, mang sự tử tế để làm đẹp cho đời, anh Lâm Thắng sáng đi làm công nhân, tối về mở lớp học tình thương xóa mù chữ cho trẻ em nghèo.
Không thể cầm lòng trước cảnh học trò bỏ về giữa chừng tìm cái ăn vì đói bụng, thầy giáo Vũ Văn Tùng đã chuẩn bị những giỏ bánh mì 0 đồng giúp các em ấm bụng, yên tâm ngồi tiếp thu tri thức.
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.