Nữ sinh tỉnh lẻ trúng tuyển 11 trường ĐH Mỹ nhờ bài luận về ăn rau, hứa học xong sẽ về nước cống hiến

Bài luận về ăn rau giống như một phép màu đối với cô nữ sinh tỉnh lẻ Hồng Nhung (2001) sau vô vàn những khó khăn trong con đường thực hiện ước mơ du học Mỹ. Bài luận đã giúp cô trúng tuyển 11 trường ĐH Mỹ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hành trình chinh phục giấc mơ Mỹ của nữ sinh tỉnh lẻ

Mùa tuyển năm 2019, Nguyễn Hồng Nhung (cựu học sinh trường THPT Chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam) đăng ký ứng tuyển Đại học ở Mỹ. Nhung nộp đơn vào tổng cộng 12 trường thì đỗ được 11 trường còn 1 trường nằm trong wait-list (danh sách chờ).

Khi đó Hồng Nhung cho biết, bản thân và gia đình đã vỡ òa cảm xúc. Bởi lẽ, việc được gần như tất cả các trường Đại học chào đón là giấc mơ đối với một học sinh tỉnh lẻ. 

“Khoảng thời gian đợi kết quả của em vừa căng thẳng cũng vừa mừng, lúc nào cũng khư khư cái điện thoại chờ email. Thi thoảng đang trên lớp cũng có mail vì múi giờ lệch nhau nên thường sáng ra em nhận được rất nhiều mail từ các trường, ngồi nhà cũng có người gọi ra nhận thư từ Mỹ… kiểu niềm vui cứ đến bất chợt liên tiếp.

Vui và đáng nhớ nhất vẫn là ngày em nhận được tin đỗ trường Đại học Fairfield ở đợt Early Decision (đợt nộp đơn sớm). Nhưng sau đó em lại không đủ chi phí theo học trường này”, Hồng Nhung kể.

Được biết, các trường đại học đều cấp học bổng và hỗ trợ tài chính mỗi năm cho Nhung: Earlham College ($41.570), Hollins University ($40.000), Fairfield University ( $34.000), Gustavus Adolphus College ($32.000), Springfield College ($36.000) Hope College ($24.000), Augustana College ($32.500), Augustana University ($26.000), Depaul University ($18.000) và một số trường khác như University of New Hampshire, University of Cincinnati...

nu-sinh-tinh-le-trung-tuyen-11-truong-dh-my-nho-bai-luan-ve-an-rau-0
Chân dung "nữ sinh tỉnh lẻ" Hồng Nhung

Nhung cho biết, bản thân quyết định đi du học khá muộn. Trong khi các bạn cùng trang lứa đã chuẩn bị hồ sơ từ những năm lớp 10 hoặc thậm chí là từ hồi học cấp 2. Còn Nhung mãi đến hè năm lớp 12 mới bắt đầu nảy sinh ý định đi du học. 

Về thành tích học tập của Nhung, báo Pháp luật Việt Nam điểm qua:  Cô nữ sinh tỉnh lẻ từng giành Giải Nhì HSG tỉnh Hà Nam môn tiếng Anh 2 năm, Giải nhì Hùng biện bằng tiếng Anh cấp huyện cho học sinh THCS và Giải Nhì thi HSG Văn cấp huyện cho học sinh THCS. Chính tình yêu với tiếng Anh đã nhen nhóm cho em ước mơ vươn xa.

Theo Nhung, những ngày đầu mới đăng ký du học khá vất vả, bởi khi đó trào lưu du học ở các tỉnh không rầm rộ như ở thủ đô Hà Nội. Chính vì thế, Nhung không có nhiều thông tin và cũng không quen ai từng đi du học để xin kinh nghiệm. Thậm chỉ, nữ sinh này chỉ có thể học SAT online.

Song may mắn, Hồng Nhung luôn có mẹ bên cạnh động viên tham gia các hoạt động cũng như đi các triển lãm các trường đại học Mỹ và hội thảo ở Hà Nội nên cũng dần dần có cái nhìn hoàn thiện hơn về du học Mỹ. Bố mẹ Nhung rất ủng hộ con trong chuyện đi du học bởi họ biết được tầm quan trọng của việc học. 

“Có tháng tuần nào em với mẹ cũng phải lên Hà Nội nghe ngóng thông tin. Em cứ học xong là mẹ em từ nhà xuống trường đón rồi 2 mẹ con đi. Gần 2 tiếng chứ ít gì (cười). Đây có lẽ là vấn đề chung của đa số các bạn ở tỉnh lẻ.

Rồi về tài chính, vì em muốn tiết kiệm tiền gửi điểm IELTS và SAT đến cho các trường như cách thông thường nên phải email từng trường một xin gửi điểm online. Việc này nghe thì đơn giản nhưng với 12 trường thì rất căng thẳng”, Nhung kể.

Sau này, mỗi lần nhắc lại con đường chinh phục giấc mơ Mỹ của mình, Nhung thường nói vui đó là một vở kịch dài. Bởi trong suốt 7 tháng vừa học trên lớp vừa hoàn thành các kỳ thi chuẩn hóa và lại phải "bơi" trong biển thông tin về các trường đại học.

Mặc dù được đến 11 trường đón nhận nhưng Hồng Nhung thừa nhận rằng, điểm số dường như là điểm yếu trong bộ hồ sơ của em. Em đạt điểm IELTS 7.0, SAT 1270… không phải con số lý tưởng cho việc ứng tuyển học bổng. Vì điểm SAT không như em mong đợi nên hầu như tất cả những trường em thích trước đây đều phải bỏ, thay bằng những trường khả thi hơn.

“Em đã phải chọn lại toàn bộ trường sau khi biết điểm (1 tháng trước deadline)”, Nhung kể. Sau đó Hồng Nhung nhận ra, điểm số không phải là tất cả, bài luận mới là thứ làm nên “phép màu”.

Phép màu từ bài luận ăn rau

Theo Hồng Nhung, bộ hồ sơ của em thuyết phục và ấn tượng nhất chính là bài luận. "Đây là một sự phát hiện rất tình cờ", Nhung nói về bài luận của mình. 

Trong bài luận, Hồng Nhung nói về quá trình ăn rau của mình. Em viết, hồi bé cực kỳ ghét ăn rau, ghét đến nỗi thành ác mộng mỗi bữa cơm, tại mẹ em cứ bắt ăn rau. Đó là một trong những lý do khiến em phải ghé thăm bệnh viện nhiều lần.

Rồi một ngày em giác ngộ ra rằng, rau không đáng ghét mà chính thói quen của em đã gắn cái mác ác cảm cho nó. Vì thế em cần thay đổi suy nghĩ của mình, sinh hoạt một cách lí trí hơn chứ không thể theo cảm tính rồi tự mình hại mình như thế được.

nu-sinh-tinh-le-trung-tuyen-11-truong-dh-my-nho-bai-luan-ve-an-rau-8
Hồng Nhung những ngày đầu ở Mỹ

Bây giờ, em có thể ăn tất cả các loại rau dù bản thân vẫn không ưa gì nó nhưng nó tốt cho em nên em phải ăn. Đây là bài học đầu tiên của em về việc dùng trí thay vì con tim. Nghĩa là nếu không có lí trí chúng ta cũng chỉ như một đứa trẻ, khóc khi đói, làm bất cứ điều gì nó muốn. 

Nhưng trưởng thành nghĩa là ta phải biết gạt bỏ cảm tính sang một bên, cân nhắc trước khi hành động, làm điều nên làm. Thậm chí đó không phải là điều mình muốn. 

“Em rất thích Đại học Fairfield vì trường mạnh về ngành Kinh doanh, lại ở Connecticut gần thành phố New York nên cơ hội thực tập, làm việc rất cao. 

Trường xếp thứ nhất trong top trường phía bắc nước Mỹ về ngành này. Nhưng không như những trường khác, Fairfield báo đỗ rồi 1 tháng mới báo học bổng và hỗ trợ tài chính.

Vì những năm trước trường hỗ trợ học sinh rất nhiều nên em cứ chủ quan nghĩ mình sẽ học. Nhưng cuối cùng câu trả lời là không, do số tiền nhà em phải đóng lên tới $37.000”, Hồng Nhung chia sẻ.

Sau khi trúng tuyển, Hồng Nhung không tự mãn, em dành nhiều thời gian để trau dồi bản thân, học tập thêm kiến thức mới. Em tìm hiểu về chụp ảnh, quay và làm video. Em hy vọng trong tương lai sẽ làm vlog hoặc viết blog về cuộc sống du học. 

Được biết, Hồng Nhung đã sang Mỹ vào tháng 8/2019 và đang theo học ngành Marketing. Em dự định sau khi tốt nghiệp em sẽ về nước để làm việc và cống hiến.

Xem thêm: Quả ngọt sau 2 năm bền bỉ theo đuổi ước mơ của nam sinh chạy grab đỗ Trường Sĩ quan Chính trị

Đọc thêm

Do bận học nên không thể tham gia làm tình nguyện toàn thời gian, nam sinh 16 tuổi Minh Tân ở TP.HCM vẫn đăng ký đi chợ hộ bà con.

Dù bận việc học, nam sinh 16 tuổi vẫn đăng ký đi chợ hộ người dân ở TP.HCM
0 Bình luận

Dù còn đang đi học trường phổ thông ở Wisconsin, nam sinh 16 tuổi Will Wanish đã là chủ doanh nghiệp siro cây phong phát triển từng ngày.

Nam sinh 16 tuổi khởi nghiệp thành công với doanh nghiệp siro cây phong, sở hữu nhà xưởng hơn 700 triệu
0 Bình luận

Bất hạnh bất ngờ ập xuống gia đình Huy khi mẹ bị u màng não, bố mắc bệnh xương khớp biến chứng teo cả hai chân, mất khả năng lao động. Từ một cậu bé hồn nhiên, Huy trở thành chỗ dựa duy nhất của bố mẹ và đứng trước nguy cơ phải nghỉ học.

Nam sinh lớp 6 có nguy cơ phải bỏ học vì bố mẹ đổ bệnh
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất