Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển
Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.
Cuộc thi viết thư UPU năm nay có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”.
Chia sẻ về chủ đề cuộc thi viết thư UPU năm nay, Tứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đức Long cho biết: “Chủ đề năm nay không chỉ khơi dậy trí tưởng tượng, khả năng viết văn của học sinh mà còn góp phần nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm đối với môi trường - một trong những vấn đề toàn cầu cấp thiết hiện nay”.

Vượt qua gần 1.5 triệu bức thư trên cả nước, nữ sinh 16 tuổi – Phạm Đoàn Minh Khuê đã xuất sắc giành giải nhất với bức thư gửi cho đạo diễn nổi tiếng James Cameron – người đứng sau loạt phim đình đám: Titanic (1997), The Abyss (1989), Avatar (2009)...
Mở đầu bức thư, Minh Khuê đã viết:
“Gửi James Cameron, người ta yêu quý nhất!
Ta, Đại Tây Dương đây! Ta rất yêu Trái Đất và yêu con! Hàng tỷ năm, ta bảo vệ Trái Đất, nuôi dưỡng sự sống, giữ cho hành tinh này cân bằng. Nhưng hôm nay, ta viết thư này cho con để kêu cứu trong quằn quại. Ta đang hấp hối rồi, James ơi!
Nhớ xưa, khi ta còn mạnh mẽ, cá voi hát khúc ca tự do, san hô nhảy múa rộn ràng, mạch máu hải lưu chảy tràn trề nuôi sống cả hệ sinh thái. Nhưng giờ đây, tiếng hát ấy lịm tắt, những vũ điệu biến thành tro bụi, dòng chảy của ta rệu rã, kiệt sức. Ta bệnh rất nặng rồi!”.
Vì mến mộ tài năng điện ảnh của vị đạo diễn tài ba, Minh Khuê đã nghĩ đến một kịch bản phim về đại dương để gửi đến ông. Với tư cách mình là đại dương, bức thư có đoạn: "Con đã khiến nhân loại khóc vì Titanic, kinh ngạc vì The Abyss, chìm đắm trong Avatar. Nhưng giờ ta cần một bộ phim nói sự thật, câu chuyện của chính ta: Ta đang bị giết và ta chết, loài người cũng tận thế! Ta muốn bộ phim mang tên: "Lời thỉnh cầu của đại dương".

Theo trí tưởng tượng của Minh Khuê, một kịch bản phim chi tiết và kịch tính kêu gọi sự chung tay của toàn nhân loại để cứu lấy đại dương: "Cuối cùng, màn hình lại tối đen, lời Đại Dương ta đau đớn: Những dự án trên chỉ là muối bỏ biển nếu không có sự chung tay của toàn nhân loại. Hãy cứu lấy Đại Dương ta hoặc đón ngày tận thế! Và lời gầm gào đau đớn của ta càng dữ dội".
Chia sẻ về ý nghĩa của bức thư, Minh Khuê nói: “Em thích phim khoa học và thường xem. Em nghĩ, phim ảnh là cách tốt nhất, thông qua đó, em muốn lan tỏa thông điệp bảo vệ đại dương và khơi dậy ý thức bảo vệ đại dương của giới trẻ hiện nay”.
Được biết ngoài khả năng viết lách, nữ sinh Đà Nẵng này còn rất mê lịch sử. Minh Khuê là thủ khoa đầu vào môn lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và là thành viên đội tuyển môn lịch sử kỳ thi chọn học sinh giỏi các Trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ năm 2025. Với niềm yêu thích lịch sử và khảo cổ, em dự tính sau này sẽ thi vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Sư phạm Đà Nẵng.

Ban giám khảo đánh giá cao bức thư của Minh Khuê vì em biết cách dẫn dắt, lồng ghép chủ đề một cách tinh tế. Đặc biệt, em đã xây dựng kịch bản hoàn hảo cho bộ phim về đại dương, từ mở đầu, nội dung cho đến phần kết thúc đều rất tròn trịa.
Bức thư của Phạm Đoàn Minh Khuê đã được Ban tổ chức dịch ra tiếng Pháp, gửi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tại Thụy Sĩ dự thi Quốc tế.
"Chúng tôi hy vọng và tin tưởng bức thư của em Minh Khuê sẽ tiếp tục đem lại niềm tự hào cho Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Đây cũng là một điểm sáng tiếp tục góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam từ các thế hệ thanh thiếu niên trong số nhiều hoạt động khác thể hiện vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam trên trường quốc tế với thế và lực đi lên và vị thế mới của đất nước", Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.
Dưới đây là bức thư của em Phạm Đoàn Minh Khuê:




Cuộc thi viết thư UPU là cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học dưới hình thức lá thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế (gọi tắt là UPU) phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (gọi tắt là UNESCO) và một số tổ chức chuyên môn khác của Liên Hợp Quốc (tùy theo chủ đề hằng năm) tổ chức thường niên dành cho Thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay.
Năm nay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 do Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tổ chức với chủ đề: "Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt".
Tại Việt Nam, cuộc thi được tổ chức lần thứ 37, dưới sự phối hợp chủ trì của Bộ Khoa học và Công nghệ (trước đây là Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…,
Cuộc thi được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ 11/11/2024 đến ngày 5/3/2025. Ban Tổ chức đã nhận được gần 1,5 triệu bức thư dự thi từ các em học sinh trong cả nước. Các địa phương có nhiều bài dự thi chất lượng là Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, TPHCM, Khánh Hòa...
Sau 5 vòng chấm, Ban Giám khảo Quốc gia đã chọn 142 bài vào vòng chung khảo. Kết quả: 1 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba, 30 giải khuyến khích, 61 giải cây bút triển vọng; 10 giải khơi nguồn ý tưởng.
Tổng hợp
Tin liên quan
Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.
Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.
Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.
Bài mới

Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình được biết đến như một “huyền thoại” của Toán học Việt Nam khi đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979. Ông đã viết nên một phần rực rỡ của lịch sử toán học nước nhà bằng chính trí tuệ và sự tận tụy suốt cả cuộc đời mình.

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.