Nỗ lực vào giảng đường đại học của anh công nhân thời vụ

Chàng trai Lò Văn Lâm đã dừng làm công nhân thời vụ để bắt đầu hành trình với giảng đường đại học. Bởi việc học là quan trọng nhất lúc này.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lò Văn Lâm là chàng trai người Thái, sinh ra và lớn lên ở xã Xuân Chinh, huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa). Lâm có dáng người mảnh khảnh, nhưng đôi mắt toát lên sự mạnh mẽ, đầy nghị lực ở tuổi 18.

Hôm trò chuyện với chúng tôi, chàng tân sinh viên vừa kết thúc tuần học thứ 2 tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM). Để học tiếp với Lâm là cả quá trình nỗ lực vượt bậc, bởi từ lúc lọt lòng cậu đã thiếu hơi ấm, sự quan tâm săn sóc từ người cha.

Tuổi thơ không có bộ quần áo đẹp

Thiếu hơi ấm của cha từ nhỏ, nhưng Lâm và em trai cũng không được sống gần mẹ. Vì cuộc sống ở quê khốn khó, mẹ của Lâm - bà Lò Thị Thỏa (38 tuổi) - buộc phải khăn gói vào Bình Dương xin làm công nhân.

"Em được bà ngoại chăm sóc, nuôi dưỡng từ bé. Dù mẹ vẫn gửi tiền về lo cho hai anh em ăn học nhưng đồng lương công nhân ít ỏi nên việc chu cấp không thường xuyên. Mỗi lúc như vậy, ngoại đều xoay xở vay mượn để hai anh em được tiếp tục đến trường" - Lâm kể lại.

Tuổi thơ thiếu hơi ấm của bố mẹ lâu dần rồi cũng thành quen. Chỉ có cái đói, cái nghèo khiến cậu học trò người dân tộc Thái nhớ mãi. Những ngày học tiểu học, Lâm không có bộ quần áo lành lặn đến lớp.

"Chiếc quần em mặc tới trường mỗi ngày chằng chịt đường kim mũi chỉ" - Lâm chia sẻ.

no-luc-vao-giang-duong-dai-hoc-cua-anh-cong-nhan-thoi-vu-0
Tân sinh viên Lò Văn Lâm (giữa ảnh) cùng em trai và bà ngoại của mình

Thương bà ngoại vất vả, sau khi học hết bậc tiểu học trường làng, Lâm quyết định xét tuyển vào Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Chinh. Học ở trường bán trú giúp Lâm giảm bớt chi phí học hành. Bằng sự nỗ lực, Lâm còn nhiều lần được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp huyện, từng giành giải khuyến khích môn ngữ văn lớp 7.

Bước vào THPT, dù việc học tập khó khăn hơn nhưng Lâm vẫn giữ vững thành tích khi nhiều năm liền đạt học sinh khá, giỏi. Lâm còn đoạt giải nhì môn giáo dục công dân tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 12.

Thời điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Lâm được mẹ từ Bình Dương về Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa động viên tinh thần. Giây phút ấy, Lâm mừng đến suýt khóc, bởi đây là lần hiếm hoi được mẹ tiếp sức sau hành trình 12 năm miệt mài tìm tri thức.

Xin làm công nhân để viết tiếp ước mơ

Hoàn thành xong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Lâm đón xe khách từ TP Thanh Hóa trở về quê phụ giúp bà nhổ cỏ, chăm sóc ruộng lúa mới cấy. Mọi việc xong xuôi, Lâm lại tất bật vào Bình Dương xin làm công nhân thời vụ để có tiền trang trải một phần chi phí học đại học phía trước.

Hôm đi phỏng vấn, chàng trai nghèo xứ Thanh nhận được câu hỏi: "Có thức đêm được không? Có đứng liên tục suốt 12 tiếng được không?". Dù có phần lo lắng nhưng nghĩ đến mục tiêu và ước mơ của mình, Lâm nhanh nhảu gật đầu, thế là được nhận vào làm công nhân.

Ngày đầu "hóa thân" thành anh công nhân bất đắc dĩ, Lâm không khỏi choáng váng. Bởi công việc không chỉ đòi hỏi thức đêm, mà còn phải đứng liên tục suốt 12 tiếng.

"Mấy ngày đầu chưa quen, đôi mắt em cứng đơ vì thiếu ngủ. Hai chân thì tê cứng do phải đứng liên tục trong nhiều giờ. Có lúc tưởng chừng như không thể chịu đựng được, nhưng nghĩ tới chặng đường đại học phía trước, em quyết tâm vượt qua khó khăn", Lâm tâm sự.

no-luc-vao-giang-duong-dai-hoc-cua-anh-cong-nhan-thoi-vu-07
Tân sinh viên Lò Văn Lâm chụp ảnh cùng mẹ

Chàng trai nghèo xứ Thanh mới nghỉ công việc thời vụ cách đây hơn hai tuần, sau khi trường đại học có lịch thông báo nhập học. Dù có phần tiếc nuối, song không còn cách nào khác, bởi việc học là quan trọng nhất với Lâm lúc này.

Gần một tháng làm công nhân thời vụ giúp Lâm có thêm một khoản tiền trang trải việc học hành trước mắt. Cũng nhờ công việc này, Lâm mạnh mẽ hơn, biết trân quý và yêu thương mẹ nhiều hơn.

Lâm đang có kế hoạch sau khi sắp xếp việc học ổn định sẽ kiếm việc làm thêm tại quán ăn hoặc nhà hàng gần trường học, để giảm bớt gánh nặng cho bà ngoại và mẹ.

Hiện nay, Lâm đang ở trong khu ký túc xá trường đại học. Để được gặp con, bà Lò Thị Thỏa chỉ tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần. Với người mẹ nghèo, Lâm không chỉ là động lực mà còn là niềm tự hào.

"Vì cuộc sống khốn khó, tôi buộc lòng phải gửi các con lại cho bà ngoại chăm sóc. Hôm Lâm gọi điện báo tin vui đỗ đại học, tôi mừng lắm" - bà Thỏa kể lại.

Mừng con đỗ đại học, song bà Thỏa lại canh cánh nỗi lo về chi phí học đại học của Lâm ở phía trước. Từ thời điểm dịch bệnh COVID-19 đến nay, công việc của bà Thỏa bấp bênh, thu nhập giảm so với trước kia.

"Mấy tháng trước, tôi còn không có việc làm. Hiện giờ thì bữa làm, bữa nghỉ do công ty không có nhiều đơn hàng. Tôi chỉ lo không thể xoay xở được kinh phí để cấp cho Lâm học hết bậc đại học", bà Thỏa lo lắng.

Theo cô Phạm Thị Thanh Hà - giáo viên chủ nhiệm, Lò Văn Lâm là học sinh có hoàn cảnh éo le của lớp 12E, Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa năm học 2022-2023, vừa trúng tuyển vào Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Từ nhỏ, Lâm đã thiếu hơi ấm của bố, còn mẹ vì hoàn cảnh nên đã vào Bình Dương làm công nhân nhiều năm. Lâm và em trai sống nương tựa bà ngoại ở quê tại huyện Thường Xuân. Với thầy cô và bạn bè, Lâm là tấm gương về nghị lực vượt khó.

"Điều đáng quý ở em Lâm là rất giàu lòng tự trọng. Được thầy cô và bạn bè giúp đỡ, Lâm luôn sẵn sàng sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn như mình. Đặc biệt, sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Lâm vào Bình Dương xin làm công nhân thời vụ, với mong muốn có thu nhập để trang trải cho chặng đường học đại học ở phía trước" - cô Hà bộc bạch.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Dương Đức Tâm: Từ cậu sinh viên phải vay tiền đi học đến chàng MC có tiếng, đạt học bổng toàn phần du học Trung Quốc

Đọc thêm

Là con gái của một bà mẹ đơn thân, lớn lên nhờ mớ rau hai ngàn của mẹ, Lê Thị Hải Nguyên khát khao học hành đổi đời, quyết thành người tử tế.

Lê Thị Hải Nguyên: Tân sinh viên Ngoại thương lớn lên nhờ mớ rau hai ngàn của mẹ, quyết tâm thành người tử tế
0 Bình luận

Ở tuổi 17 tươi đẹp nhất, Phạm Khôi Nguyên phát hiện mình bị ung thư máu. Lúc ấy, bao dự định, ước mơ của chàng trai trẻ tuổi bỗng khép lại.

Tân sinh viên mắc bệnh K và bài tập không thời hạn cuối cùng: Hãy sống thật hạnh phúc
0 Bình luận

Đâu là lợi thế của sinh viên Nhân văn trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển và trí tuệ nhân tạo được áp dụng khắp mọi nơi? Đâu là cách thức giúp sinh viên Nhân văn tận dụng lợi thế của mình để khởi nghiệp cùng trí tuệ nhân tạo?

Sinh viên Nhân văn hào hứng đón nhận 'bí kíp' khởi nghiệp cùng AI từ các diễn giả giàu kinh nghiệm
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Đề xuất