Tranh cãi chuyện mua nhà: Nỗ lực tăng thu nhập lên 30 triệu, vẫn không mua nổi nhà ở xã hội
Người này tâm sự, dù anh đã nỗ lực tăng thu nhập, cố gắng vươn lên, vẫn không thể mua nhà, và cũng không biết bao giờ mua được.

Anh K. tâm sự: "Tôi và một người bạn cùng tuổi, ở quê vào Sài Gòn lập nghiệp. Như nhiều người trẻ từ quê ra phố, chúng tôi cũng mang theo ước mơ sẽ mua được một căn nhà ở thành phố sau khoảng 10 năm làm việc và tiết kiệm.
Bạn tôi làm công nhân ở khu công nghiệp Tân Thuận, tranh thủ tăng ca nên cũng kiếm được thu nhập khoảng 10 triệu đồng một tháng. Còn tôi lựa chọn công việc chân tay, bưng bê phục vụ ở một quán cà phê tại Quận 1 với mức lương (đã bao gồm ăn cơm theo bữa) là 4,5 triệu đồng.
Thu nhập chênh lệch là vậy nhưng vì môi trường khác biệt, bạn tôi cứ đi làm về là tụ tập ăn nhậu, chè chén. Còn tôi dù thu nhập thấp hơn bạn, nhưng nhờ sinh hoạt điều độ, tiết kiệm từng khoản nhỏ, nên mỗi tháng tôi vẫn để dư được khoảng 500.000 đồng. Số tiền này, tôi dành để đi học thêm tiếng Anh.

Trung bình mỗi ngày, tôi dành ra khoảng bốn tiếng đồng hồ để học tiếng Anh. Nhờ vậy, sau sáu tháng tôi đã xin được vào một quán cà phê lớn ở trung tâm Quận 1, có nhiều khách nước ngoài, mức lương cũng khá hơn (khoảng 7 triệu đồng một tháng). Tại đây, tôi có điều kiện tiếp xúc với nhiều khách hàng cả người Việt lẫn người nước ngoài.
Sau một năm, tôi và người bạn kia, vì lối sống quá khác biệt nên quyết định tách nhau ra, không còn liên lạc nhiều nữa. 5 năm sau, tôi đã làm đến vị trí quản lý cho một nhà hàng nhỏ ở quận 1, mức lương khoảng 25 triệu đồng một tháng, chưa kể hoa hồng doanh số. Cùng thời điểm này, tôi có liên lạc lại với người bạn kia để hỏi thăm, tâm sự thì biết bạn vẫn làm công nhân ở một công ty khác, đang dự định cưới vợ và được mua nhà ở xã hội.
Còn tôi, với thu nhập hiện tại tương đối ổn định, công thêm khoản tiền tiết kiệm 300 triệu đồng lại loay hoay trong bài toán mua nhà. Bởi số tiền đó không đủ để tôi mua một căn hộ mới xây ở ngoại thành Sài Gòn với giá 2 tỷ đồng (trả trước 700 triệu đồng, trả góp 70% còn lại). Trong khi đó, tôi lại không phải đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội như người bạn của mình.

Thú thực, tôi không hiểu tại sao bản thân mình cố làm việc, nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhưng lại có ít cơ hội mua nhà hơn? Tôi cũng có xuất phát điểm từ hoàn cảnh nghèo khó, tại sao tôi cố gắng vươn lên lại phải mua nhà đắt hơn và không có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội?
Tôi mong các cơ quan quản lý sớm nghiên cứu lại các chính sách nhà ở xã hội để đảm bảo công bằng hơn cho những người lao động như tôi. Người có thu nhập 30-40 triệu đồng là vì họ cố gắng, nỗ lực bằng chính sức mình, họ cũng có nhu cầu nhà ở chính đáng, nên cũng cần được ưu tiên mua nhà ở xã hội lần đầu để ổn định cuộc sống ở thành phố lớn. Nói một cách nào đó, chính lực lượng lao động này cũng là những người góp phần nhiều để phát triển kinh tế, đóng góp nhiều hơn cho xã hội".
Theo VnExpress
Xem thêm: Chuyên gia nhận định: Người Việt đang mất tới 25 năm để mua nhà
Đọc thêm
Đồng nghiệp cũ của tôi vừa vỡ mộng mua nhà phố bây giờ, chỉ vì cách đây mấy năm bỏ lỡ thời cơ lúc thị trường còn nóng sốt.
Tuy đang có thu nhập tạm ổn, nhưng nhiều người trẻ vẫn cảm thấy lo lắng. Họ sợ rằng với khoản tiền này vẫn rất khó ma nhà, mua xe.
Theo vị triệu phú này, làm giàu không hề dễ, nhưng cũng không phải bất khả thi. Nếu tốc độ làm giàu đang chậm lại, rất có thể bạn đang có 4 quyết định sai lầm này.
Tin liên quan
Chương trình Giải thưởng Khoa học L’Oréal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Nhà Khoa học nữ xuất sắc năm 2023 cho 3 Nhà khoa học nữ Việt Nam có đề án nghiên cứu tiềm năng trong lĩnh vực Khoa học vật liệu và Khoa học sự sống.
Suốt 31 năm qua, chưa bao giờ dì Xuân rời xa người chắc mắc hội chứng Down. Dì thương người cháu này như con đẻ trong nhà.
Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: Vì sao phụ nữ khóc? Cùng giải đáp qua câu chuyện nhân văn dưới đây.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.