Nguyễn Siêu Hạnh: Từ chối cơ hội ở lại Đức, quyết về Việt Nam cống hiến hết mình cho thiện nguyện
Hơn 10 năm qua, Nguyễn Siêu Hạnh đã đi khắp vùng cao nguyên Việt Nam để làm thiện nguyện, ước mong được "trả ơn đời".

Từ chối cơ hội ở lại Đức để về Việt Nam
Khác với nhiều bạn bè đồng trang lứa, Nguyễn Siêu Hạnh (35 tuổi, TP.HCM) không tập trung vào phát triển sự nghiệp, mà thay vào đó là cống hiến hết mình làm thiện nguyện. Trước kia, anh đi học ngành công hệ thông tin ở trường NIITm sau đó lại học quảng trị kinh doanh ở UBI (Bỉ).

Ở tuổi 25, anh là sinh viên Việt Nam duy nhất đoạt giải thưởng "World Summit Youth Award" với dự án công nghệ nhằm phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Nhờ đó, anh có cơ hội ở lại Đức làm việc, nhưng Hạnh đã kiên quyết từ chối. Anh cho biết: "Tôi muốn về Việt Nam. Tôi từng ở Đức 5 năm, mặc dù ở bên đó có điều kiện sống tốt hơn nhưng gia đình, bạn bè, mọi thứ đều ở đây, ở Việt Nam này. Tôi sinh ra ở đây nên muốn quay về, muốn làm điều gì đó cho nơi mình lớn lên".
Nguyễn Siêu Hạnh tâm sự, cơ duyên của anh đến với việc thiện nguyện từ năm 19 tuổi. Khi đó, anh tham gia làm tình nguyện viên cho một tổ chức bảo vệ trẻ em đường phố tại TP.HCM. Anh nhớ lại: "Khi ấy tôi chỉ với ý nghĩ rất đơn giản là khoảng thời gian trống của quãng đời sinh viên thì làm điều gì đó có ý nghĩa, thiết thực với cộng đồng, nhưng sau đó công việc cứ cuốn theo đến sau này nhận ra không dứt bỏ được nên theo luôn". Đến năm 2009, anh đã bắt tay vào thực hiện dự án của riêng mình.
Hơn 10 năm miệt mài thiện nguyện
Nghĩ là làm, anh sáng lập tổ chức tình nguyện Journey Of Youth (JOY), ban đầu chỉ có 3 thành viên. Chương trình thiện nguyện đầu tiên của anh là tổ chức gói bánh chưng, trao quà tết cho trẻ em nghèo ở Tây Ninh.
Anh nhớ lại, hồi Tết năm 2009, khi nhóm đang triển khai kế hoạch thiện nguyện thì nhận ra chưa huy động đủ tiền. Theo kế hoạch, nhóm cần 9 triệu để thực hiện gói bánh, tặng gà, nhưng chỉ huy động được 8,7 triệu. Cuối cùng, anh quyết định góp thêm 300.000 đồng - số tiền bằng 1/3 tổng thu nhập làm thêm của Hạnh lúc đó.

Từ những lần đi trao quà, trao học bổng cho trẻ em nghèo ở Tây Nguyên, anh nhận thấy bà con nơi đây cuộc sống còn khó khăn, đặc biệt là gặp vấn đề về nước sạch. Vì thế, nhóm quyết định góp tiền xây dựng công trình nước sạch cho bà con. Công trình đầu tiên đặt ở Đắk Lắk, nhưng vì kinh phí hạn hẹp nên chỉ đủ làm bến nước cho bà con trong làng. Phải đến khi hoàn thiện vài công trình, các nhà hảo tâm mới biết đến và bắt đầu đặt vấn đề tài trợ với nhóm.
Anh cho hay: "Mỗi công trình nước sạch hiện cung cấp cho khoảng 2.000 người dân/ngày. Công trình nước sạch được đặt ở trường học là trung tâm thôn, chúng tôi bàn giao lại cho trưởng thôn, hằng ngày bà con đến đó mang nước sạch về nhà sử dụng". Bên cạnh đó, để người dân có ý thức với công trình nước sạch, mỗi người khi đến lấy nước sẽ bỏ ra từ 3.000-5.000 đồng/bình nước 20 lít. Số tiền này được dùng để bảo dưỡng, chỉ trả tiền điện cho công trình.

Năm 2018, tổ chức JOY của anh tiếp tục kết nối với các y bác sĩ ở TP.HCM để giải quyết vấn đề y tế cho bà con vùng cao. Đến nay, anh cùng tổ chức thiện nguyện của mình đã giúp đỡ gần 42.000 người ở Tây Nguyên được thụ hưởng từ các dự án nước sạch và y tế.
Vài năm gần đây, anh tới vùng núi Sa Pa (Lào Cai) và gắn bó với nơi đây để tiếp tục làm thiện nguyện. Hạnh đang là quản lý của vô số dự án hỗ trợ cộng đồng, kinh doanh khu nghỉ dưỡng và trải nghiệm văn hóa vùng cao hướng đến tạo thu nhập cho bà con dân tộc thiểu số.
Thiện nguyện là phải minh bạch tối đa
Nguyễn Siêu Hạnh cho biết, anh cùng nhóm luôn tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch là minh bạch tài chính tối đa.

Thông thường, sau khi quyên góp đủ tiền cho ác hoạt động thiện nguyện, nhóm sẽ bắt tay vào làm và có báo cáo cụ thể. Chẳng hạn, với dự án đưa nước sạch tới đồng bào Tây Nguyên, nhóm sẽ khoan giếng, đặt máy lọc nước nhập từ nước ngoài về hoàn thiện hệ thống, sau đó bàn giao cho địa phương.
Anh khẳng định: "Tất cả những khoản thu được từ quyên góp cho dù chỉ là 50.000 đồng nhóm cũng công khai trên website. Sau đó, kết thúc mỗi dự án, công trình mình tiếp tục công khai một lần nữa những khoản chi, chi tiết đến từng cây kim sợi chỉ... Mình làm việc này để chứng minh cho mọi người thấy số tiền dù ít hay nhiều cũng được công khai, minh bạch và sử dụng đúng mục đích chứ không che đậy".
Theo Tuổi trẻ Online, Infonet
Xem thêm: Chân dung người thầy mặc áo cà sa, 5 năm gieo chữ cho trẻ em nghèo
Đọc thêm
Lớp học tình thương Bát Nhã của Đại đức Thích Thiện Đăng ở khu vực huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) được mở ra với tâm niệm mong trẻ em lang thang, mồ côi được học chữ, được thấy hy vọng về tương lai tươi sáng.
Dù bản thân chỉ học hết cấp 3, nhưng suốt 30 năm ông Trần Văn Hòa (SN 1960, ở Thừa Thiên - Huế) vẫn miệt mài bên lớp học xóa mù chữ đặc biệt.
Hơn 20 năm qua, bất kể là ngày mưa hay ngày nắng, phòng khám thú y cộng đồng của nữ PSG.TS Phạm Thị Xuân Vân vẫn luôn mở cửa đón khách.
Tin liên quan
Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lòng vị tha để học sinh có thể tham khảo, biết cách làm khi gặp những dạng bài tương tự.
Quá cố chấp không phải là tính tốt, bạn càng cố chấp bao nhiêu lại khiến cho các mối quan hệ càng trở nên bế tắc. Cuộc sống có những thứ càng theo đuổi lại càng thấy mệt mỏi, đôi khi buông lỏng chính là tạo cơ hội cho cả mình và người.
Với đặc điểm thiên nhiên là các gành đá cheo leo, mạo hiểm nên suối Ba Hồ được các tín đồ đam mê xê dịch lựa chọn làm điểm đến để chinh phục thiên nhiên. Cùng khám phá về dòng suối Ba Hồ đầy hấp dẫn này nhé.