Phòng khám thú y cộng đồng miễn phí của cụ bà 90 tuổi: "Bà làm công việc này hoàn toàn tự nguyện"
Hơn 20 năm qua, bất kể là ngày mưa hay ngày nắng, phòng khám thú y cộng đồng của nữ PSG.TS Phạm Thị Xuân Vân vẫn luôn mở cửa đón khách.

Coi động vật như những người bạn
Với PGS.TS. Phạm Thị Xuân Vân (90 tuổi), bà coi động vật như những người bạn, người con thân thiết. Bà từng đi học ở Trung Quốc, sau đó về Học viện Nông nghiệp Việt Nam giảng dạy trong khoa Thú y. Bà là giảng viên khóa đầu tiên của Học viện, cũng là người đề xuất đưa bộ môn châm cứu thú y vào giảng dạy tại Việt Nam.

Năm 1995, sau khi về hưu, bà xin được địa điểm để mở phòng khám thú y miễn phí. Bà đặt tên là Phòng khám Thú y cộng đồng, địa chỉ tại ngõ 56, đường Ngô Xuân quảng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đặc biệt, đây là nơi duy nhất trên cả nước dùng phương pháp châm cứu để chữa trị cho các loài động vật. Vật nuôi được chữa trị hoàn toàn không mất đồng nào, người chủ chỉ cần đóng góp tiền ăn cho thú nuôi là đủ.

Nữ PGS.TS. tâm sự: "Khó khăn ban đầu khi thành lập phòng khám là trong tay bà không có gì cả, bà xây dựng phòng khám này với hai bàn tay trắng, phải tự bỏ tiền ra để mua sắm từng trang thiết bị vật chất. Thời gian đầu, chưa ai biết đến phòng khám nên bà cùng với các bạn sinh viên phải trực tiếp tìm đến những nơi có nhiều động vật bị thương để hỗ trợ chữa trị. Bà làm công việc này hoàn toàn tự nguyện và không nhận bất cứ chi phí bồi dưỡng nào bởi tình yêu của bà với các loài động, bà coi chúng như những người bạn của bà vậy".
Tạo môi trường cho sinh viên thực tập, nghiên cứu
Phòng khám của bà vừa là nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho thú nuôi, vừa là nơi phục vụ việc đào tạo, nghiên cứu cho giảng viên, sinh viên thú y hoàn toàn miễn phí. Mỗi sinh viên đến đây đều mang một tình yêu thương động vật, niềm đam mê với nghề.


Suốt nhiều năm qua, phòng khám thú y này đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, cũng là nơi để sinh viên đến thực tập. Các bác sĩ nơi đây đều là sinh viên ĐH Nông nghiệp, được bà trực tiếp hướng dẫn thực hành và dạy nghề miễn phí. Rất nhiều học trò của bà đã thành công, lập nên nhiều phòng khám thú y nổi tiếng trên cả nước.
Giảng viên khoa thú y Học viện Nông nghiệp Hà Nội, thầy Trần Văn Nên cho biết: "PGS.TS Phạm Thị Xuân Vân là một người cực kỳ yêu nghề, yêu ngành, yêu học sinh. Bà không chỉ truyền kinh nghiệm, truyền lửa cho các em học sinh mà ngay cả những người giảng viên như mình vẫn được bà chỉ dạy từng chút một".

Chị Hà Thị Lan, sinh viên HV Nông nghiệp Hà Nội tâm sự: "Bà là người rất tinh tế, yêu cầu cao trong công việc. Đối với bọn mình, bà luôn yêu thương, tạo mọi điều kiện để giúp đỡ và hỗ trợ...".
Với bà Phạm Thị Xuân Vân, khám chữa bệnh cho thú nuôi không chỉ là một công việc mà còn là một nghĩa vụ. Bà cho rằng, động vật cũng giống con người, có cảm xúc, cũng có lúc đau ốm, muốn chữa trị cho chúng thì ta phải biết kiên nhẫn, lắng nghe và thấu hiểu bằng con tim. Bên cạnh đó, bà cũng hi vọng việc làm tử tế của mình có thể truyền ngọn lửa đam mê và nhiệt huyết cho các thế hệ mai sau.
Theo báo Đại đoàn kết, Zing
Xem thêm: Xúc động tủ bánh mì 0 đồng ấm bụng học sinh nghèo ở Gia Lai
Đọc thêm
Mặc dù mắc bệnh ung thư, nhiễm COVID-19 và mắc vài chứng bệnh mãn tính khác nhưng cụ Nguyễn Thị Nga (83 tuổi) vẫn miệt mài ngồi ghép từng mảnh vải nhỏ may quần áo cho trẻ em nghèo. Công việc này đã được cụ duy trì suốt 40 năm qua.
Thấy người bệnh nặng gặp khó khi ăn uống, nam sinh lớp 8 Trương Hoàng Phúc (Hậu Giang) đã mày mò chế tạo robot chọn món và đút thức ăn.
Dù đã đến thời điểm nghỉ hưu, chưa kể còn mắc bệnh tiểu đường, y sĩ 67 tuổi Hoàng Khắc Hiến (Cần Thơ) vẫn nhiệt tình tham gia chống dịch COVID-19.
Tin liên quan
Các nhà nghiên cứu mới chỉ tìm ra các hành tinh có đặc điểm giống Trái đất chứ chưa tìm ra cái nào giống hoàn toàn về mọi mặt. Vậy, liệu Trái đất có phải là một hành tinh "đột biến" không?
Mong muốn tìm vật nuôi mới lạ, anh nông dân 8x miền Tây Cao Nguyễn Đô Lăng đã đầu tư trang trại nuôi cà cuống, thu nửa tỷ mỗi năm.
Sinh thời, Nguyễn Trường Tộ dồn toàn tâm toàn sức vào việc canh tân đất nước. Nhưng tiếc thay, tâm huyết của ông không gặp thời, không được triều đình Huế ghi nhận...