Người phụ nữ Ê Đê vượt nghịch cảnh giữ gìn nét đẹp nghề dệt may truyền thống
Dù bị khuyết tật cả hai chân, người phụ nữ Ê Đê - H’Yar Kbour vẫn ngày đêm miệt mài giữ lửa, truyền nghề dệt may truyền thống của dân tộc mình.

Bà H’Yar Kbour (xã Dray Sáp, huyện Krong Ana, tỉnh Đắk Lắk ) từ nhỏ đã có đam mê với nghề truyền thống dệt may thổ cẩm nên thường theo ông bà ngoại và mẹ để học hỏi.
Nhưng biến cố bất ngờ ập đến, năm 5 tuổi, H’Yar Kbour bị đau chân, gia đình đem đi chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi. Cứ vậy, đôi chân của H’Yar Kbour bị liệt dần. “Tôi rất buồn và xấu hổ với bạn bè và mọi người xung quanh. Biết là số phận nhưng mình không thể ngồi một chỗ chịu đựng được. Thế là năm lên 10 tuổi, tôi quyết tâm đi học chữ. Tôi không buồn phiền nữa mà tự động viên bản thân cố gắng”, người phụ nữ Ê Đê tâm sự.
Vừa học chữ, H’Yar Kbour vừa theo học nghề dệt may truyền thống với mẹ. Sau nhiều năm cố gắng, nỗ lực, mặt hàng của H’Yar Kbour ngày càng được nhiều biết đến, họ tìm đến nhà để mua hàng và học nghề. “Tôi rất muốn gìn giữ và phát triển nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, nên tôi đã thuyết phục chị em trong buông đến cùng làm nghề”, bà H’Yar Kbour nói.
Cái nắng, cái gió khắc nghiệt của vùng đất Tây nguyên không thể cản bước người phụ nữ Ê Đê giàu nghị lực. Trên khắp các nẻo đường của buôn làng, nơi đâu cũng có dấu chân của bà H’Yar Kbour. Bà đi tới từng nhà, vận động bà con giữ lấy nghề dệt may truyền thống. Năm nay đã ngoài 60 tuổi, bà H’Yar Kbour vẫn bền bỉ, kiên trì trên hành trình của mình.
Song hành cùng với những nỗ lực của người phụ nữ Ê Đê là sự quan tâm của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Buôn K’la. Bà H’BLA, Chi Hội trưởng Chi hội phụ nữ Buôn K’La chia sẻ tổ hợp tác dệt thổ cẩm buôn Kla đã ra đời đã được hơn 3 năm. Bà H’Yar Kbour, tổ trưởng tổ hợp tác dù khuyết tật nhưng luôn nhiệt huyết giữ lửa nghề truyền thống. Ngôi nhà nhỏ của bà H’Yar Kbour đã trở thành nơi gặp gỡ của những người phụ nữ Ê Đê, nơi giúp họ sẻ chia, tự tin hơn và có được thu nhập từ chính nghề truyền thống của dân tộc mình.
Xem thêm: Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Ở đời, đừng đánh giá người khác quá vội vàng, bởi người biết cúi xuống mới là người trưởng thành, người biết hạ mình mới thực sự là cao thủ.
Sau bao cực khổ, hy sinh và bao dung, tấm lòng của người cha vĩ đại ấy cũng đã được con trai thấu hiểu và đền đáp. Một tình yêu cao cả và chân thành!
Nhìn vợ cũ ngày càng xinh đẹp rạng ngời và bắt đầu có người đàn ông khác đón đưa anh mới nhận ra mình ngu ngốc đến mức nào, cứ được voi đòi tiên.
Tin liên quan
Sinh ra với khiếm khuyết trên đôi bàn tay, nhưng chị Nguyễn Thị Hương (SN 1976, Hà Nam) vẫn nỗ lực vượt khó, trở thành cô giáo dạy học và truyền động lực cho nhiều người cùng cảnh ngộ
Dù đi lại khó khăn, nhưng chị Lâm Thị Kim Cúc (SN 1982, Gia Lai) vẫn miệt mài tham gia các hoạt động thiện nguyện với mong muốn giúp mọi người có thêm niềm tin vào cuộc sống.
Vượt lên nỗi đau bệnh tật, nữ giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Bảy đã tạo việc làm cho hơn 600 lao động nông dân.