Vượt nghịch cảnh, cô giáo khuyết tật “truyền lửa” cho nhiều người cùng cảnh ngộ
Sinh ra với khiếm khuyết trên đôi bàn tay, nhưng chị Nguyễn Thị Hương (SN 1976, Hà Nam) vẫn nỗ lực vượt khó, trở thành cô giáo dạy học và truyền động lực cho nhiều người cùng cảnh ngộ

Từ khi còn nhỏ, nhìn đôi bàn tay chỉ có 1 ngón, cô bé Hương đã ý thức được sự khác biệt của mình so với mọi người xung quanh. Nhưng với sự lạc quan, Hương coi chỉ coi những khiếm khuyết ấy là sự bất tiện trong cuộc sống. Động lực lớn nhất giúp Hương vượt qua mọi khó khăn là tình yêu thương của gia đình, đặc biệt là bố. Người đã luôn đồng hành cùng con gái trên hành trình vượt qua khó khăn, theo đuổi ước mơ đời mình.
Từ nhỏ, chị Hương đã ước mơ trở thành cô giáo để giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn giống mình. Biết được ước mơ của con gái, bố chị Hương đã không quản khó khăn dạy con đọc sách, viết chữ. Thời gian đầu luyện viết, các khớp tay co cứng khiến chị Hương không khỏi bật khóc vì đau đớn. Nhưng nhờ có bố luôn ở bên động viên, chị Hương không chỉ biết viết, chữ cũng càng ngày càng đẹp hơn. Không những vậy, chị còn có thể làm mọi việc trong sinh hoạt giống như mọi người bình thường.

Dù là học rất giỏi, nhưng do hoàn cảnh khó khăn chị Hương không thể theo học hết cấp 3. Nghỉ học, chị Hương nhờ bố mua sách dạy may rồi mua thêm một chiếc máy khâu để học nghề. Học may đối với người bình thường đã khó, huống hồ gì với đôi bàn tay chỉ có 1 ngón như của chị Hương. Nhưng sau sự cố gắng không ngừng nghĩ, chị Hương đã có thể sử dụng thành thục máy khâu và may vá quần áo cho mọi người. Ban đầu chỉ là quần áo trong gia đình, hàng xóm, rồi tiếng lành đồn xa ngày càng có nhiều người tìm đến chị Hương để may đo.
Sau khi có công ăn việc làm ổn định, chị Hương lại nghĩ: “Tại sao mình chỉ ở trong nhà mà không ra ngoài xã hội để mở rộng tầm mắt?”. Chính suy nghĩ ấy đã thôi thúc chị Hương đến với trung tâm “Vì ngày mai”, nơi giúp chị gặp được những người bạn đồng cảnh ngộ. Thời gian đầu ở trung tâm, chị Hương học làm nghề thủ công. Sau khi nhận thấy khả năng học hỏi nhanh và sự chỉn chu trong công việc, chị Hương được trung tâm mời tham gia giảng dạy kỹ năng may vá cho những người khuyết tật khác.
Nhờ cơ duyên này, chị Hương đã trở thành cô giáo khuyết tật, truyền thụ kinh nghiệm, kỹ năng may vá cho các học viên. Không chỉ vậy, chị còn là tấm gương sáng truyền lửa cho học viên, giúp họ có thêm nghị lực sống và niềm tin vào bản thân. Nhờ sự ân cần, tận tâm của cô giáo Hương mà nhiều người đã có được công việc và cuộc sống ổn định.
Chia sẻ về mong ước trong tương lai, cô giáo khuyết tật – Nguyễn Thị Hương hy vọng bản thân sẽ có nhiều sức khỏe để tiếp tục học hỏi, giảng dạy và cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng người khuyết tật.
Theo VTV
Đọc thêm
Cô gái bán trứng nhiễm chất độc màu da cam – Trịnh Thị Thủy với nụ cười rạng rỡ trên môi đã vượt qua mọi khó khăn, lan tỏa yêu thương và tinh thần lạc quan đến mọi người.
Thay vì từ bỏ ước mơ, cậu học trò nhỏ Nguyễn Minh Trung (Cần Thơ) lại quyết tâm vượt qua khiếm khuyết của bản thân, nỗ lực phấn đấu trong tập, truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn bè cùng trang lứa.
Vượt lên nỗi đau bệnh tật, nữ giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Bảy đã tạo việc làm cho hơn 600 lao động nông dân.
Tin liên quan
Bệnh viện Bưu điện quyết định hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho 50 cặp vợ chồng có các vấn đề bệnh lý di truyền và 30 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có con lần nào.
Vừa qua, Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) kết hợp cùng MTTQ quận Lê Chân, TP Hải Phòng tổ chức lễ trao tặng nhà đoàn kết cho 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều năm qua, người đàn ông ở Quảng Ngãi này vẫn miệt mài thu gom, tái chế xe đạp cũ như thế để tặng cho học trò khó khăn ở địa phương.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.