Người mẹ “sọ dừa” 20 năm bán vé số nuôi con khôn lớn
Không tay không chân là thế nhưng 20 năm qua người mẹ ấy chưa một ngày đầu hàng số phận, tần tảo mưu sinh với hy vọng lo được cho đứa con thơ dại.

Chị Huỳnh Thị Thuận (50 tuổi, Khánh Hòa) đã gắn bó với nghề bán vé số dạo gần 20 năm. “Ngày tôi chào đời, thấy tôi bị dị tật bẩm sinh, không tay không chân mọi người buồn lắm, nhưng mẹ cố gắng nuôi tôi bằng tất cả tình thương. Càng lớn, mẹ càng khổ vì con, bởi mọi sinh hoạt tôi đều phải dựa vào bàn tay mẹ. Tôi lớn lên mà không được đến trường như những đứa trẻ khác”, chị Thuận kể với giọng man mác buồn.
Những năm tháng tuổi thơ của chị trôi qua trong sự đau khổ và cảm giác tự ti. Nhưng càng lớn, càng hiểu chuyện và thương mẹ, chị lại càng không chấp nhận để số phận chôn vùi mình.
Năm 15 tuổi, với cơ thể khuyết tật không ai nghĩ chị có thể tự lo được cho bản thân chứ nói gì tới việc kiếm tiền. Nhưng bất chấp sự ngăn cản của gia đình, chị Thuận vẫn quyết tâm đi bán vé số dạo để kiếm tiền.

Theo chị Thuận chia sẻ, năm 28 tuổi là khoảng thời gian đẹp nhất, hạnh phúc nhất đời chị. Năm đó chị đã gặp và yêu một chàng trai. Cảm phục trước sự mạnh mẽ của chị, chàng trai cùng xóm đã đem lòng thương mến và mạnh dạn cầu hôn chị. Trước tấm chân tình của anh, chị Thuận đã gật đầu đồng ý về làm vợ. Thời gian đầu, nhờ sự động viên của chồng mà chị đã mạnh mẽ vượt qua, bỏ ngoài tai những lời xì xầm bàn tán. Niềm vui càng nhân đôi khi đứa con trai đầu lòng ra đời.
Nhưng rồi hạnh phúc ấy cũng chẳng kéo dài được bao lâu, con trai chào đời, cơm áo gạo tiền đè nặng khiến chị và chồng thường xuyên cãi vã. Khi mâu thuẫn lên cao không giải quyết được, hai vợ chồng chị chính thức ly hôn. Chị Thuận dắt díu đứa con nhỏ về tá túc nhà bố mẹ ruột. Đến khi con 5 tuổi, chị quyết định không thể mãi là gánh nặng của gia đình nên cắn răng gửi con cho ông bà ngoại, một thân một mình vào Biên Hòa mưu sinh đến hiện tại.

“Hiện tại tôi chỉ mong làm có tiền gửi về cho ông bà nuôi con, đến lúc cháu 18 tuổi tôi sẽ về quê để mẹ con quây quần bên nhau. Đó là ước mơ duy nhất của tôi”, người mẹ “sọ dừa” rơm rớm nước mắt nói.
Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách, người mẹ ấy vẫn giữ vững niềm tin và nghị lực, phấn đấu hết sức để có một tương lai tươi sáng hơn cho cả mình và con.
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, chàng trai tí hon trở thành sinh viên ĐH Y Hà Nội
Đọc thêm
Quỳnh chưa từng cố gắng tưới tắm sinh khí cho tổ ấm của mình, chưa từng san sẻ hay quan tâm tới chồng bởi cô nghĩ tình lạnh không phải là trách nhiệm của riêng cô.
Từ ngày kết hôn, không biết bao lần Hạnh khổ sở vì cái tính "người hùng" của chồng. Lúc yêu nhau, Hạnh nhìn Dũng nghĩa hiệp bao nhiêu, giờ thì chỉ thấy toàn xốc nổi.
Thời gian trôi đi, cô con gái nhỏ ngày càng hợp tính và quấn quýt với ba. Ngắm nhìn cha con họ chăm nhau, tôi thầm nhủ: "Mặc đám đông kia nói gì, cha già con cọc vẫn vui đấy thôi!”.
Tin liên quan
Sau một tai nạn, từ một cô người khỏe mạnh bình thường, cô gái Quảng Ninh Phạm Thiên Trang (SN 1992) đã mất đi một bên chân, mọi ước mơ cũng vì thế mà dang dở.
Người phụ nữ ngồi xe lăn mang trong mình căn bệnh viêm tủy cột sống và ung ưng vẫn miệt mài làm đẹp cho đời, lan tỏa cảm hứng sống tích cực đến mọi người xung quanh.
Bệnh tan máu bẩm sinh khiến Minh Hiếu phải cắt đi một phần phổi và và cao 1,5m. Bằng nghị lực phi thường, chàng trai tí hon vượt nghịch cảnh trở thành sinh viên ĐH Y Hà Nội.