5 năm ấp ủ kế hoạch giúp 'người dưng' có gương mặt lạ của anh Đoàn: Người với người sống để yêu thương!
Cuộc đời của người phụ nữ mồ côi cha, mẹ bỏ đi, suốt 27 năm sống lặng lẽ với khối u lớn trên mặt đã bước sang trang mới khi gặp được người đàn ông tốt bụng - đó là anh Đoàn.

Người phụ nữ bất hạnh nhất làng
"Ngày bé, đứa trẻ nào trêu chọc tôi, bà tôi sẽ đuổi theo, chửi mắng cho bằng chừa. Thế nên không đứa nào dám trêu tôi nữa", bà Nhuần (Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình) - người phụ nữ bất hạnh hồi tưởng về những năm tháng tủi hờn khi còn nhỏ của mình.
Cũng theo bà Nhuần, lên lớp 5 thì nghỉ học vì nhà nghèo và tự ti ngoại hình. Ông bà nội chết, bà Nhuần sống nương nhờ hai bác. Khi các bác qua đời, bà sống một mình với 10 thước ruộng được cấp.
Ngày còn trẻ, khối u trên mặt cứ phình ra, che kín khiến một bên mắt chẳng nhìn được gì. Cũng vì ngoại hình như thế mà bà Nhuần phải ở giá đến già.
Anh Vũ Đình Nghị (57 tuổi) - họ hàng và cũng là hàng xóm của bà Nhuần cho biết: "Mắt mũi thế, bà ấy chẳng làm được việc gì, sống nhờ xóm giềng, chính quyền".

Theo VnExpress, bà Nhuần được hỗ trợ 500.000 đồng bảo trợ xã hội, có sẵn gạo nhờ 10 thước ruộng để ăn. Quần áo của bà Nhuần là đồ cũ còn tốt mà hàng xóm cho, tặng.
Gian nhà mái tôn 17m2 vừa đủ đặt chiếc giường 1,2m và tủ nhỏ của bà Nhuần là do chính quyền giúp đỡ xây dựng từ năm 2000. Năm tháng trôi qua, ngôi nhà nhỏ đã xuống cấp, thủng lỗ chỗ. Nắng thì đội nón ngồi trong nhà, mưa thì lấy thau hứng nước.
Với bà Nhuần, mức trợ cấp của địa phương cũng đủ để bà sống thoải mái. Thế nhưng, với vẻ ngoài "chẳng giống ai", bà tự ti lắm, chẳng dám đi đâu cả.
"Người ta thương, cho một cái TV cũ, tôi nấu ăn xong thì nằm nhà xem. Mặt mũi thế này ra ngoài trẻ con nhìn thấy cũng sợ", người phụ nữ nói, tay kéo khăn che gần kín mặt.
Mấy năm nay, tuổi bà Nhuần cao lên, sức khỏe yếu đi, mắt còn lại cũng mờ dần. Điều này khiến cho bà chẳng còn sức mà cấy gặt, mọi công việc đồng áng đều phải nhờ hàng xóm cấy, gặt hộ.
Người tốt gieo ánh sáng lên cuộc đời bà Nhuần
Những tưởng, cuộc sống của người phụ nữ bất hạnh cứ thế trôi qua đến cuối đời. Thế nhưng, một ngày nọ, anh Vũ Văn Đoàn xuất hiện đã làm thay đổi tất cả.
Theo VnExpress, cuối năm 2017, anh Đoàn (54 tuổi, ở TP Thái Bình) về viếng mộ một người thân ở thôn Nha Xuyên. Đó cũng là lần đầu tiên anh thấy bà Nhuần ra vào trong căn nhà xập xệ.
"Tôi bị ám ảnh với vẻ ngoài của chị ấy. Tôi hỏi chị có muốn cắt bỏ khối u không, chị bảo 'có'", anh Đoàn kể. Tìm hiểu nguồn gốc, anh biết mình có họ hàng xa với bà Nhuần, nên càng muốn giúp đỡ.
"Mỗi ngày, tôi đều tìm đọc rất nhiều sách, báo liên quan đến những trường hợp tương tự và tích góp tiền để phẫu thuật cho chị ấy", anh Đoàn nói. Tuy nhiên, liên tiếp trong hai năm 2017, 2018, vợ anh Đoàn bị u não phải phẫu thuật, bố qua đời, mẹ anh bị suy thận lại tai biến chỉ nằm một chỗ. "Tôi khánh kiệt, nhưng tôi được rất nhiều người thân, bạn bè giúp đỡ. Vì vậy, tôi muốn giúp lại chị ấy", anh nói.

Tháng 8/2022, khi vợ bắt đầu men thành giường bước đi, anh Đoàn cho rằng, đây là thời điểm tốt nhất để thực hiện tâm nguyện. Đọc báo, biết được Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương (Hà Nội) từng phẫu thuật thành công cho nhiều bệnh nhân tương tự như bà Nhuần, anh đã viết thư tay gửi giám đốc. Trong thư, anh chia sẻ về hoàn cảnh của bà Nhuần để họ hiểu thêm.
"Tôi rất muốn giúp bà nhưng hiện nay tôi quá khó khăn không còn khả năng. Nghĩ tới lời hứa giúp bà trước kia chưa thực hiện được tôi rất buồn và day dứt. Bà tuổi đã cao, chờ đợi thêm nữa e cơ hội không còn", anh viết trong thư, bày tỏ mong muốn được bệnh viện hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho bà Nhuần. Anh bàn với người thân và được đồng thuận, nếu thư không được hồi đáp, sẽ kêu gọi họ hàng, bạn bè chung tay lo kinh phí.
Chỉ vài ngày sau khi thư được gửi đi, phía bệnh viện đã hồi âm lại, đề nghị anh Đoàn đưa bà Nhuần đến bệnh viện thăm khám.
"Người ta bảo tôi phúc lớn, cuối đời lại gặp được nhiều người tốt thế này. Trước cũng có người quen hứa hẹn cho tôi đi phẫu thuật, nhưng chỉ hứa qua loa", bà Nhuần kể.
Thế nhưng bà Nhuần không muốn làm phiền anh Đoàn - người vẫn đang gánh trên vai gánh nặng gia đình. "Mình còn vướng vợ ốm, mẹ bệnh, giúp tôi làm gì", bà nói trong áy náy. Anh Đoàn đáp: "Bố mẹ em bảy người con, chẳng nhẽ không nhờ được ai trông vợ, trông mẹ giúp để đưa chị đi được một hôm".
Nhưng khi được đề nghị nhập viện đợt cuối tháng 8, anh Đoàn lại không thể ở chăm bà. Họ đành hẹn với bác sĩ tìm được người chăm mới nhập viện. Về Thái Bình, anh Đoàn lên mạng xã hội kêu gọi, nhờ người quen thân tìm giúp. Đầu tháng 9, một người họ hàng của bà Nhuần, đang sống ở Hà Nội, nhận lời chăm bà trong những ngày ở viện.
Người phụ nữ bất hạnh rời làng ra thủ đô chữa bệnh
4h sáng ngày 5/9, anh Đoàn chạy xe máy hơn 20km từ nhà ở TP Thái Bình về thôn Nha Xuyên đưa bà Nhuần đến bệnh viện tại Hà Nội. Khi đi anh không quên mang theo tập giấy tờ để lo thủ tục. Còn anh Nghị hàng xóm thì hai tay xách đồ đạc.
"Anh Đoàn ở xa còn nhiệt tình giúp, mình ở gần đây, không có kinh tế thì đi cùng hỗ trợ việc vặt, động viên tinh thần", anh Nghị nói.
Lần đầu tiên rời quê ra thủ đô, với bà Nhuần cái gì cũng lạ lẫm. Bà nắm chặt lấy người họ hàng xa. Nhìn ba người một già hai trẻ, nhiều người lầm tưởng đó là mẹ con.

Đến ngày 7/9, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương hội chẩn, đánh giá bệnh nhân Vũ Thị Nhuần có u xơ thần kinh thái dương đỉnh bẩm sinh, gồm u xơ thần kinh mang tai, vùng đỉnh và trán. Phía bệnh viện dự kiến kết hợp với Khoa Phẫu thuật thần kinh, bệnh viện Việt Đức tiến hành phẫu thuật cho bà Nhuần, vào tuần tới. Chi phí cho ca phẫu thuật khoảng 100 triệu đồng.
PGS.TS.Trần Cao Bính, giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương, cho hay rất thương và xúc động khi biết hoàn cảnh của bà Nhuần. "Khi mời bệnh nhân đến, chúng tôi xác định sẽ tài trợ chi phí giúp bà phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu được, chúng tôi rất mong có sự chung tay của cộng đồng để bà không chỉ có kinh phí điều trị mà còn được hỗ trợ trong cuộc sống thường ngày", ông Bính nói.
Những ngày ở viện, bà Nhuần thấy bức bối, nhưng trong lòng khấp khởi, tính từng ngày để được phẫu thuật. "Cắt bỏ được khối u thì dẫu chẳng được bao năm nữa, đời tôi vẫn sẽ tươi sáng, nhẹ nhàng hơn", bà nói, tay đỡ khối u hơn 1kg trên mặt.
(Theo VnExpress)
Xem thêm: Cô ve chai cưu mang 3 đứa con của người dưng: Đã về chung nhà thì không phân biệt, là con ruột cả
Đọc thêm
Đến nay, thầy giáo Nghệ An Phan Hoàng Bách đã có hơn 10 năm bén duyên ở vùng cao Quảng Trị, ngày ngày gieo chữ cho trẻ nghèo.
Theo chia sẻ trên trang cá nhân, Khắc Việt cho biết anh đã chuyển khoản nóng 500 triệu để giúp bà con miền Trung đang gặp bão lũ.
Nhờ tấm lòng nhân hậu của người mẹ nuôi Trần Mai Vy và nhóm thiện nguyện, cậu bé Nùng Lù Văn Chiến liệt chân đã được "tái sinh" lần hai.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.