Muốn năm 2024 tiền túi rủng rỉnh, bỏ ngay 8 cách tiết kiệm kém hiệu quả này: Chẳng tích cóp được bao nhiêu còn khiến bạn khổ sở
Theo chia sẻ của người phụ nữ này, vì phạm phải 8 cách tiết kiệm sai lầm này mà cô từng rất khó khăn, khổ sở dù đã cố gắng tằn tiện.

- Theo đuổi quá mức các khoản giảm giá và phiếu giảm giá
- Cắt giảm mạnh chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày
- Bảo quản thực phẩm không hợp lý
- Thường xuyên thay thế sản phẩm giá rẻ để sử dụng
- Hạn chế quá mức các chi tiêu giải trí và thư giãn
- Theo đuổi mức giá thấp nhất, bỏ qua chất lượng
- Từ chối các dịch vụ chuyên nghiệp
- Tiết kiệm thời gian quá mức
* Bài viết dưới đây là lời chia sẻ của một bà mẹ 2 con, yêu thích lối sống tối giản và đã áp dụng nó trong suốt 2 năm liền - với mục đích có được 1 cuộc sống viên mãn theo cách riêng của mình, dù không quá dư dả về mặt tài chính!
Trên thực tế, đây không phải điều quá viển vông. Bằng chứng là đã có rất rất nhiều người trên khắp các quốc gia áp dụng lối sống tối giản và đạt được những kết quả như ý. Tuy vậy, nếu không thực hiện đúng cách, bạn rất dễ mắc phải các sai lầm trong việc tiết kiệm, khiến cuộc sống bỗng dưng trở nên ngột ngạt không đáng có.
Bà mẹ hai con ở Trung Quốc thừa nhận, vì mắc phải những thói quen này mà cô gặp khó trong việc tiết kiệm. Dưới đây là những sai lầm đó:
Theo đuổi quá mức các khoản giảm giá và phiếu giảm giá
Đôi khi việc mua sắm để theo đuổi các đợt giảm giá và nhu cầu tận dụng phiếu giảm giá có thể dẫn đến việc mua những món đồ bạn không thực sự cần. Từ đó làm tăng chi phí sinh hoạt của cả gia đình mà bạn không hề hay biết.
Cắt giảm mạnh chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày
Việc cắt giảm chi tiêu quá mức cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày có thể dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần trong cuộc sống.
Tiết kiệm là điều nên làm, nhưng bạn cũng nên nhớ mình cần phải quan tâm tới nhu cầu của bản thân ra sao. Trọng tâm chính cho mọi việc dù sao vẫn là để phục vụ chính bản thân bạn mà thôi.
Bảo quản thực phẩm không hợp lý

Mua thực phẩm dự trữ dư thừa nhưng không tiêu thụ hết trong thời hạn sử dụng sẽ gây lãng phí. Việc dự trữ quá nhiều thực phẩm không chỉ gây ra tình trạng lãng phí mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Thường xuyên thay thế sản phẩm giá rẻ để sử dụng
Thường xuyên thay thế một số sản phẩm chất lượng thấp để theo đuổi giá trị về việc tiết kiệm có thể dẫn đến chi phí cao hơn về lâu dài, vì những sản phẩm này dễ bị hư hỏng hơn và cần được loại bỏ.
Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi mua các sản phẩm giá rẻ. Ai cũng biết là chúng ta cần làm thế nào để có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt nhất có thể. Nhưng rõ ràng, chúng ta có nhiều cách đáng giá hơn.
Hạn chế quá mức các chi tiêu giải trí và thư giãn
Việc thắt chặt chi tiêu giải trí và thư giãn quá mức có thể dẫn đến sự tẻ nhạt, đơn điệu, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Sự thư giãn và giải trí phù hợp là những thành phần quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.
Theo đuổi mức giá thấp nhất, bỏ qua chất lượng

Theo đuổi mức giá thấp nhất trong khi bỏ qua chất lượng và độ bền của sản phẩm có thể dẫn đến nhu cầu thay thế ngay sau khi mua. Chính nó sẽ trở thành "thủ phạm" âm thầm khiến chi phí sinh hoạt của bạn và cả gia đình tăng lên.
Từ chối các dịch vụ chuyên nghiệp
Việc từ chối các dịch vụ chuyên nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí có thể khiến vấn đề không được giải quyết một cách hiệu quả, cuối cùng gây ra nhiều rắc rối và chi phí hơn.
Bạn cần biết rõ và chính xác những gì mình có thể tự làm được. Đừng quá cố gắng dành công sức để giải quyết 1 vấn đề mà bạn chẳng có tí kiến thức hay kinh nghiệm nào. Điều đó khiến bạn không những tốn công sức, thời gian mà còn cả tiền bạc nữa đó!
Tiết kiệm thời gian quá mức
Việc theo đuổi lối sống tối giản quá mức và tiết kiệm thời gian quá mức có thể khiến hiệu quả công việc giảm sút và bỏ lỡ một số cơ hội quý giá hơn.

Cuối cùng, ai trong số chúng ta cũng cần nhớ rằng, cuộc sống tối giản là lối sống theo đuổi sự đơn giản, thiết thực và đòi hỏi sự cân bằng tốt giữa tiết kiệm và chất lượng cuộc sống. Bằng cách không ngừng tìm tòi kiến thức và điều chỉnh hành vi, tôi hy vọng sẽ đạt được mục tiêu sống tối giản tốt hơn và khiến cuộc sống trở nên dễ dàng, ý nghĩa hơn.
Theo Phụ nữ số
Đọc thêm
Ở tuổi 68, người đàn ông này an nhàn nghỉ hưu sớm, rồi cảm thấy sống khổ một chút ngày trẻ để tiết kiệm là quyết định đúng đắn.
Mục tiêu của Tanner Firl là nghỉ hưu sớm, vì thế anh không tiêu xài hoang phí, tiết kiệm tối đa.
Có những người tuy không khá giả nhưng lại thích phung phí tiền bạc hàng ngày, đến khi người thân đi viện mới thấm thía việc tiết kiệm.
Tin liên quan
Tôi cầm túi đồ ăn ném mạnh vào giỏ rác, nói như hét: “Đã nói má đừng có lên nữa, sao không chịu nghe vậy? Tiền nè, má về đi”.
Cuộc đối thoại giữa hai cha con dưới đây đã đánh đúng vào nỗi lòng của phụ huynh, khi làm sao để dạy con bồi dưỡng kỹ năng đúng đắn?
Trên đường đi làm phụ hồ kiếm tiền cho con chữa bệnh, anh Xuân không may gặp nạn và tử vong.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.