Mẹ Việt chia sẻ hành trình mua nhà tại Nhật Bản: Chán ở thuê, muốn có nơi để gọi là nhà

Sau một thời gian cố gắng, mẹ Việt Nguyễn Thùy Vân cùng chồng đã thành công mua nhà ở Nhật Bản.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 19/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cộng đồng người Việt là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 tại Nhật Bản (chỉ sau cộng đồng người Trung Quốc). Theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến thời điểm 6/2022, số lượng người Việt Nam sinh sống tại Nhật là 476.346 người. Cư trú, nhà ở là những vấn đề được quan tâm bậc nhất. Cộng đồng người Việt tại Nhật thường xuyên chia sẻ với nhau về vấn đề này. Bên cạnh việc thuê nhà, rất nhiều người Việt đã mua nhà tại Nhật Bản.

Bài toán cân não giữa mua nhà và thuê nhà ở Nhật

Cả gia đình của chị Nguyễn Thùy Vân (32 tuổi) hiện đang sinh sống tại Nhật Bản. Chị Vân đã có chia sẻ rất cụ thể về hành trình đến với nước Nhật và qua đó có thể thấy rõ được về việc "làm thế nào để mua nhà tại Nhật". 

"Ở Việt Nam mình học ngành tài chính ngân hàng và làm việc tại một ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh. Chồng mình làm về ngành IT. Mình sinh em bé sau khi kết hôn được 1 năm, và khi con được 6 tháng thì công ty chồng mình có đề xuất cho cả nhà đi Nhật để chồng sang làm việc tại trụ sở chính của công ty ở Tokyo. Vợ chồng mình đã suy nghĩ chỉ trong một buổi chiều và quyết định: lên đường", chị Vân chia sẻ. 

me-viet-chia-se-hanh-trinh-mua-nha-thanh-cong-tai-nhat-ban

Từ lúc quyết định đi đến ngày bay là 4 tháng, thời gian quá gấp nên vợ chồng chị Vân hầu như không biết tiếng Nhật. "Tháng 11/2019, chồng mình bay sang trước 1 tháng để làm các thủ tục hành chính và tìm thuê nhà, rồi đón hai mẹ con qua", chị Vân kể. 

Theo chia sẻ của chị Vân, thuê nhà ở Nhật khá đắt đỏ và tốn nhiều thời gian xét duyệt hồ sơ, nhất là đối với người nước ngoài. Các chi phí đầu vào của một căn nhà thuê ở Nhật tốn kém hơn ở Việt Nam rất nhiều, bao gồm các khoản tiền đầu vào như: phí cho công ty môi giới, tiền cọc, tiền lễ cho chủ nhà, tiền bảo hiểm, tiền dọn dẹp vệ sinh, trả nhà trước thời hạn sẽ bị phạt, hỏng hóc không như hiện trạng ban đầu cũng tốn tiền đền bù… Nhà cho thuê ở Nhật hầu như là nhà trống, tất cả các vật dụng thiết bị trong nhà mình phải tự trang bị hết. 

Chị kể: "Hành trình mua nhà của mình từ khởi điểm đến lúc chốt nhà tầm nửa năm. Thời điểm mua nhà mình đã phân vân và tự đặt ra rất nhiều câu hỏi. Vì nhà mình đến Nhật chưa được 3 năm, chưa có vĩnh trú (cư trú vĩnh viễn), càng không đáp ứng các điều kiện “đẹp” để dễ được ngân hàng xét cho vay. Tiếng Nhật cũng không đủ siêu để tìm hiểu kỹ hoặc hỏi được các thắc mắc mà mình muốn hỏi. Hầu như mình bị các bên công ty bất động sản Nhật kêu là trường hợp khó, hoặc sẽ vay được nhưng với lãi suất cao…

Vậy vì sao mình vẫn muốn đi mua nhà? Nếu ở thuê, mỗi tháng mình tốn gần 9 man (đơn vị tiền tệ của Nhật, 1 man là 1.000 Yên, tương đương 1,6 triệu VNĐ) tiền nhà cho một căn nhà rất nhỏ ở Tokyo chưa kể phí gia hạn 2 năm 1 lần và các loại chi phí khác. Nhà thuê vẫn ổn nhưng mình nghĩ nếu lâu dài thì mình thích cảm giác ở “nhà mình” hơn. Mình tìm đến môi giới là công ty bất động sản của người Việt. Người Việt sống tại Nhật mua nhà rất nhiều, nên các công ty bất động sản của người Việt hình thành và hỗ trợ được rất nhiều gia đình Việt mua nhà. 

me-viet-chia-se-hanh-trinh-mua-nha-thanh-cong-tai-nhat-ban

Căn nhà gia đình chị Vân chọn mua có diện tích đất khoảng 170 m2, diện tích sàn 100 m2, giá là 4.130 man (khoảng 7 tỷ đồng). Nhà cách ga tàu gần nhất 1,7 km (mất tầm 25 phút đi bộ hoặc 10 phút đi xe đạp). Di chuyển vào trung tâm Tokyo bằng tàu điện mất 40 phút. Vợ chồng mình chủ yếu làm việc ở nhà nên ưu tiên chọn nhà rộng, không cần gần ga nhưng cũng không quá xa trung tâm, đảm bảo các tiêu chí nhà gần trường học cho con, gần siêu thị, các tiện ích xung quanh đều có trong vòng bán kính 1-2 km là mình thấy ổn rồi". 

Theo chia sẻ của chị Vân, để mua căn nhà này, gia đình chị bỏ ra 20% giá trị căn nhà và vay phần còn lại. Hiện tại, mỗi tháng vợ chồng chị trả tiền vay mua nhà khoảng 10 man (17 triệu đồng), tính ra cũng không chênh mấy so với nhà thuê. 

"Bù lại, nếu mua được căn nhà đạt chứng chỉ tốt bạn có thể được các khoản hỗ trợ từ Nhà nước và hoàn thuế 10-13 năm đầu khi vay. Cụ thể là nhà mình được hỗ trợ 100 man (170 triệu đồng) và hoàn 21 man (35 triệu đồng) cho tiền thuế năm đầu tiên", chị Vân cho biết.

me-viet-chia-se-hanh-trinh-mua-nha-thanh-cong-tai-nhat-ban

Theo chị Vân, khi có "căn nhà thuộc về mình", giá trị tinh thần mà nó mang lại là rất lớn. "Đến thời điểm này mình đã ở căn nhà của mình được 1 năm rồi. Một năm đổi mới nhiều trong tư tưởng, một năm thật nhiều “an” và “lạc”. Cuộc sống ở bất kỳ đất nước nào không riêng gì nước Nhật, cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng, mình nghĩ rằng quyết định mua nhà của mình là rất đúng đắn", chị Vân khẳng định.

Những điều thú vị và khác biệt khi mua bán bất động sản tại Nhật Bản

Nước Nhật cho phép người nước ngoài mua bán, sở hữu nhà ở, công nhận quyền sở hữu đất và các tài sản trên đất cho người nước ngoài. Chính bởi thế, rất nhiều người Việt Nam đã mua nhà đất tại Nhật. 

Giá nhà đất ở các khu vực là rất khác nhau. Chẳng hạn, Tokyo được chia thành 2 khu vực: khu vực 23 quận và khu vực ngoài 23 quận. Khu vực 23 quận là trung tâm, đây là khu vực mà giá nhà đất cao kỉ lục. Căn hộ chung cư thường chỉ có ở khu vực trung tâm thành phố, ra xa trung tâm là nhà đất, về các vùng nông thôn thì giá nhà đất rẻ hơn hẳn. Người Việt Nam mua nhà tại Nhật thường là nhà đất ở các khu vực không gần trung tâm, có diện tích rộng, có sân vườn, chỗ đỗ xe.

Tại Nhật, các giao dịch thuê hoặc mua bán đều chủ yếu là do công ty chuyên về bất động sản thực hiện chứ cá nhân không mua bán trực tiếp cá nhân. Các giao dịch được làm thông qua các công ty bất động sản hoạt động tại đúng khu vực đó, bởi sẽ phải giải quyết rất nhiều thủ tục giấy tờ hợp đồng, đóng thuế tại địa phương, và qua công ty địa phương thì sẽ tiện lợi nhanh chóng hơn.

me-viet-chia-se-hanh-trinh-mua-nha-thanh-cong-tai-nhat-ban

Người Nhật cũng coi nhà đất, bất động sản là một khoản tích lũy, một hình thức đầu tư. Người dư giả về tài chính chọn mua thêm nhà để cho thuê, giữ tiền và chờ lên giá. Văn hóa của người Nhật là đề cao sự tự do riêng tư, nên dù bố mẹ có nhà to, nhiều phòng, con cái khi trưởng thành, đi làm đều chọn tự dọn ra ngoài thuê căn hộ gần nơi làm việc. Đa phần người trẻ Nhật khi độc thân đều chọn thuê nhà, chỉ mua khi đã lập gia đình.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem thêm: Áp dụng 10+ thói quen tiết kiệm hữu hiệu, người phụ nữ U40 mua nhà thành công

Đọc thêm

Với thu nhập khoảng 20-25 triệu, tiền tiết kiệm 500-600 triệu, tôi thà đi thuê trọ còn hơn vay mua nhà rồi lại còng lưng trả nợ.

Thu nhập bấp bênh, tiền tiết kiệm ít, vay mua nhà sớm làm gì để nai lưng trả nợ
0 Bình luận

Sau nhiều năm lao động vất vả, người bạn của tôi chỉ để dành được vài trăm triệu, khiến giấc mơ mua nhà ngày càng xa vời.

Đau đầu vì tiết kiệm suốt 6 năm chỉ được 300 triệu, nằm mơ không dám nghĩ mua nhà được
0 Bình luận

Một cặp vợ chồng tâm sự rằng, cái nhà cũng chỉ để ở, thà thuê nhà rồi hưởng thụ còn hơn còng lưng mua nhà trả góp cả đời.

Chia sẻ của cặp vợ chồng: Thà đi thuê nhà còn hơn mua nhà trả góp cả đời!
0 Bình luận

Tin liên quan

Có một nghịch lý là dù bạn làm việc thêm giờ nhiều đến mức nào, chưa chắc khoản thời gian đó đã có kết quả tốt hơn.

Nghịch lý làm thêm giờ chẳng kiếm được bao còn kém hiệu quả, người về đúng giờ lại thành công bất ngờ
0 Bình luận

Dẫu không phải là máu mủ ruột già nhưng với trái tim nhân hậu, chị Trần Thị Lũy đã dang rộng vòng tay giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ nhiều trẻ mồ côi.

Chân dung người phụ nữ Cần Giuộc mang hơi ấm cho những trẻ em bị bỏ rơi
0 Bình luận

Nhờ sự kết nối và chia sẻ yêu thương từ những chương trình thiện nguyện, người dân nơi đây có niềm tin vào một tươi lai tươi sáng.

Kết nối trái tim chia sẻ yêu thương tới những mảnh đời kém may mắn vùng cao
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất