Mẹ nghèo hơn 20 năm nuôi dạy hai con bại não thành tài, lần lượt thi đỗ đại học
Mặc cho cuộc sống vất vả, dành hơn nửa đời người nuôi dạy hai con bị bại não, bà mẹ nghèo này vẫn nhất quyết không bỏ cuộc giữa chừng.

Năm 2001, bà Wu Chunxiang (quê ở huyện Nhạc Tây, tỉnh An Huy, Trung Quốc) không may sinh non ở tháng thứ 6. Rất may gia đình kịp đưa bà đến bệnh viện, sinh được hai bé trai sinh đôi. Vợ chồng bà đặt tên cho hai anh em là Jin Huadong và Jin Hualiang với ước mong chúng sẽ trở thành người thành công, làm nên điều vĩ đại trong tương lai.
Những tưởng mọi chuyện đã ổn thỏa, nhưng số phận nghiệt ngã vẫn chưa buông tha bà Wu. Khi Hualiang được 7 tháng tuổi, gia đình vô cùng lo lắng khi thấy em không biết lật, hai chân co giật run rẩy. Linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành, bà Wu đưa con trai tới bệnh viện kiểm tra.

Sau khi khám tổng quán, các bác sĩ kết luận con bà mắc chứng bại não do thiếu oxy trong quá trình sinh non. Nghe xong bà Wu không khỏi đau lòng, vội đưa con trai lớn tới kiêm tra, phát hiện cậu bé cũng bị bại não.
Đau khổ tột cùng, thế nhưng vợ chồng bà Wu không bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ con. Mặc dù mắc chứng bại não, nhưng dưới sự kiên trì chăm sóc của bà Wu, hai anh em vẫn có cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Biết cảnh nhà nghèo khó, cha của hai anh em cũng đi làm thêm, kiếm tiền chữa bệnh.
Khi Jin Huadong và Jin Hualiang đến tuổi đi học mẫu giáo, bà Wu định cho con đi học nhưng bác sĩ khueyen gia đình không nên. Bà mẹ nghèo nói: "Là một người mẹ, tôi không muốn để con mình cả đời không có trình độ". Có người khuyên bà nên cho con ở trường mẫu giáo đặc biệt cho trẻ bại não, nhưng bà Wu gạt đi. Bà nói, không muốn con mình bị bạn bè kỳ thị, nếu đi học ở trường đặc biệt thì các con sẽ mang mác "trẻ bại não cả đời".

Bà lặn lội đi khắp nơi tìm trường cho con, hầu hết đều bị từ chối, nhưng cuối cùng cũng có một nơi đồng ý. Để tiện chăm con, bà đã thuê một căn nhà cạnh trường mẫu giáo, mở cửa hàng bán văn phòng phẩm và đồ ăn vặt để kiếm thêm tiền.
Sợ con mình sẽ bị các bạn chê cười, mỗi ngày bà Wu còn thủ thỉ những câu chuyện truyền cảm hứng. Hai nh em tuy có khiếm khuyết về cơ thể nhưng được cha mẹ yêu thương nên không bao giờ phàn nàn, tự ti. Họ rất siêng năng, chăm chỉ học tập, sống tích cực và lạc quan. Họ đi học hết cấp 1, rồi lại đến cấp 2, cấp 3, dần trưởng thành và cứng cáp hơn. Cậu anh Jin Huadong đã có thể tự chăm sóc bản thân và làm một số việc nặng, còn Jin Hualiang phải dùng nạng.

Lên cấp 3, hai anh em sinh đôi học ở xa nhà, bà Wu cũng không còn khả năng thuê nhà gần trường. Vì vậy, bà quyết định mua một chiếc xe ba gác nhỏ để bán đồ ăn sáng và đồ ăn vặt gần trường, tiện thể đưa đón con đi học. Mỗi sáng, bà thức dậy từ 3 giờ để chuẩn bị, cậu anh trai cũng dậy lúc 5 giờ để phụ mẹ, chăm sóc em trai.
Một lần nọ, thấy mẹ quá vất vả, hai anh em hiểu chuyện nói với mẹ rằng không muốn đi học nữa. Nghe xong, bà Wu Chunxiang phản đối, nói rằng: "Chỉ có đi học mới có thể thay đổi số phận, để các con không lạc lõng với xã hội này". Hai anh em nghe xong thì ngẩn người, rồi quyết tâm chăm chỉ học hành, tuyệt nhiên không bao giờ nói tới chuyện nghỉ học nữa.

Năm 2021, người mẹ nghèo vỡ òa hạnh phúc khi hay tin hai con lần lượt thi đậu vào học viện Hợp Phì và Lục An, tỉnh An Huy. Con trai lớn Jin Huadong học ngành thiết kế phim hoạt hình và em trai Jin Hualiang học thương mại điện tử.
Thế nhưng, nghe tới khoản học phí hơn 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng), bà Wu không khỏi lo lắng. Thương bố mẹ vất vả, Huadong bắt đầu đi làm thêm để kiếm tiền trang trải việc học, còn em trai cũng ở nhà giúp mẹ phụ bán hàng. Sau đó, hoàn cảnh đáng thương của gia đình bà Wu được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Biết tin, nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền giúp hai anh em tiếp tục đi học.

Nhắc đến mẹ - người đã dành gần hết cuộc đời mình để hy sinh cho con, hai anh em liền bật khóc. Họ động viên nhau phải tiếp tục làm việc và học tập chăm chỉ hơn nữa để đền đáp công lao trời biển của mẹ. Khiếm khuyết không phải là điều đáng sợ, nhưng bị đánh gục bởi khuyết điểm mới là điều đáng sợ nhất. Nhờ có tình yêu thương của người mẹ vĩ đại, nghịch cảnh cuối cùng cũng trở thành nấc thang để hai anh em bại não đi tới thành công.
Theo Pháp luật và Bạn đọc
Xem thêm: Chu Vỹ: Từ đứa trẻ bại não bị trường đuổi học đến thiên tài tính nhẩm siêu phàm
Đọc thêm
Không chỉ nỗ lực học tập để trở thành lập trình viên, chàng trai bại não Nguyễn Đức Thuận còn tham gia giảng dạy Tin học cho học sinh các tỉnh thành với mục tiêu "trao đi nhiều hơn những gì em nhận lại".
Mặc dù bị bại não từ nhỏ nhưng chưa bao giờ Lê Trần Kim Thảo có suy nghĩ đầu hàng số phận. Giờ đây, Thảo đã trở thành sinh viên năm 4, khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Quảng Nam.
Chàng lực sĩ bại não người Mỹ đã chứng minh, bệnh tật chưa bao giờ là rào cản để bước thành công. Và nghị lực ấy đã giúp anh trở thành "người hùng" trong lòng triệu người.
Tin liên quan
U23 Việt Nam sẽ có trận đấu vòng bảng cuối cùng gặp U23 Malaysia vào lúc 20h ngày 8/6/2022 tại Uzbekistan. Vậy, người hâm mộ có thể xem trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia ở đâu, kênh nào?
Không phải ai cũng may mắn được nhìn thấy mẹ từ khi sinh ra. Có những người phải rời hơi ấm tay mẹ từ những giây phút lọt lòng...
Đang đi làm nhiệm vụ, thấy sản vụ trở dạ giữa đường, trung úy Công an Lương Văn Thạch (28 tuổi) đã dừng lại hỗ trợ, giúp đỡ.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.