Mẹ khờ khạo bất lực cầu cứu vì không có tiền cho con chạy thận
Ở tuổi 70, cơ thể ốm yếu, thường xuyên đau nhức, bà Hồng vẫn phải ngày đêm tất tả lo cho cháu trai 14 tuổi đang bị suy thận mạn giai đoạn cuối, mồ côi cha, có mẹ khờ khạo.

Bà Phạm Thị Kim Hồng (SN 1956, trú tại Đồng Nai) chậm chạp bước từng bậc thang lên tầng 2, khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2. Trong phòng chạy thận, cậu bé Hà Hoài Nam (SN 2010) đang được lọc máu nhân tạo. Gần một năm nay, em phải nghỉ học, sống nương vào máy chạy thận để duy trì sự sống.
Hoài Nam là cháu ngoại của bà Hồng, cha mất từ khi em còn trong bụng mẹ. Em có một người anh trai, nhưng anh cũng bị khuyết tật từ nhỏ, không thể phụ đỡ được việc gì. Chị Hà Thị Hạnh (SN 1983, mẹ của Nam) từ nhỏ đã có phần khờ khạo. Thế là mọi việc trong nhà đều phụ thuộc vào bà ngoại, từ nhỏ hai anh em Nam cũng một tay bà chăm bẵm.
Chia sẻ về bệnh tình của Nam, bà Hồng buồn bà nói: “Cuối năm ngoái, trong đợt điều trị viêm xương, bác sĩ phát hiện cháu bị suy thận mạn giai đoạn cuối nên chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để chạy thận nhân tạo. Lúc đưa cháu nhập viện, nghe bác sĩ tư vấn phương pháp phép thận nhưng cần nhiều tiền lắm. Mối chạy thận gần 1 năm mà chúng tôi đã đuối sức rồi, giờ ráng được tới đâu hay tới đó thôi. Cũng tội mẹ nó, đẻ 2 đứa con mà giờ bệnh cả hai”.

Trước đây, bà Hồng và chị Hạnh đi bán vé số để kiếm tiền ăn uống cho gia đình và lo cho Nam đi học. Từ khi Nam phát bệnh, bà Hồng phải vào viện chăm cháu, thu nhập giảm đi một nửa, mà chi phí lại ngày một tăng lên.
Chính quyền địa phương biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình đã xét cho Nam được hưởng bảo trợ xã hội như anh trai. Tuy nhiên, số tiền khoảng 800.000 đồng/tháng chỉ phụ đỡ được chút ít viện phí. Mà ngoài khoản tiền viện phí và mua thuốc khoảng 3,5 triệu đồng/tháng, thỉnh thoảng Nam lại nhập viện do thiếu máu, tốn kém thêm một khoản nữa.

Chị Hạnh đi bán vé số, dù tằn tiện đến mấy cũng không lo đủ tiền chạy thận cho con trai. Người thân cũng chẳng khá giả, họa hoằn lắm mới giúp được vài trăm nghìn. Tại bệnh viện, thỉnh thoảng Nam cũng được phòng Công tác xã hội và các nhà từ thiện giúp đỡ, nhưng cũng đáng là bao so với số tiền phải chi ra. Hiện tại gia đình đã cạn tiền chạy chữa cho em.

Một nhân viên bệnh viện biết được hoàn cảnh 2 bà cháu đang rơi vào ngặt nghèo nên đã liên hệ nhờ báo chí giúp đỡ. Mong rằng sẽ có nhiều bàn tay nhân ái nâng đỡ để Nam có điều kiện chữa trị căn bệnh hiểm nghèo.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc Bà Nguyễn Thị Kim Hồng/Chị Hà Thị Hạnh;
Địa chỉ: K3/30C, KP1, phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
SĐT: 0584109139.
Xem thêm: Cha khiếm thính bất cực cầu cứu giúp đỡ con gái bị u não
Đọc thêm
Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.
Ths Trần Minh Hải chia sẻ, hành trình giúp đỡ trẻ bụi đời của anh bắt đầu từ việc vô tình đọc được mẫu tin tuyển dụng được in trên mảnh giấy báo bọc ngoài gói xôi vào 30 năm trước.
Bức thư viết tay của nữ sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh gửi đến một người bác với mong muốn giúp đỡ cho bạn học có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường khiến nhiều người xúc động.
Tin liên quan
Đề nghị luận xã hội 200 chữ (trích đề tham khảo kỳ thi THPT 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo) - Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
42 bác sĩ chuyên khoa I trong Dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” sẽ về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền Trung.
Từ khi gắn biển thông báo hỗ trợ miễn phí người khó khăn, anh xe ôm đã giúp đỡ được rất nhiều người nhưng cũng gặp không ít phiền lòng bởi những lời đồn đại.