Chuyện về bà mẹ kế 35 yêu thương con chồng, 20 năm chăm cháu chồng bại não
Bà Dung là một người đặc biệt trong vùng. Câu chuyện thương con chồng, chăm cháu chồng của bà, làng trên xóm dưới ai cũng biết, cũng cảm phục...

Thương con chồng như con đẻ vì bản thân cũng mất mẹ từ nhỏ
Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng bà Nguyễn Thị Dung (54 tuổi, ấp Hồi Trinh, xã Xuân Hiệp, Trà Ôn, Vĩnh Long) nằm lặng lẽ cạnh bờ sông, chỉ có lối đường đất dẫn vào. Cây hoa giấy màu hồng rực rỡ trước cổng là chỉ dấu nổi bật nhất giữa nhà bà Dung và những nhà khác cùng trên một đoạn đê dài.
Cả con chung và con riêng của chồng, tất cả bốn người đều đã có gia đình riêng và đi làm ăn xa. Chồng của bà Dung cũng đi sửa máy ở xã bên tối mới về nên bà Dung ở nhà một mình. Đã ngoài 50 tuổi, sức khỏe cũng không tốt, ngoài việc nhà bà cũng nuôi thêm gà vịt để vừa có việc làm cho khuây khỏa, vừa tăng thêm thu nhập.
Bà Dung quê ở Trà Vinh, mất mẹ khi mới 3 tuổi, bị cha đem cho một người trong vùng để đổi lấy một chỉ vàng. Năm 19 tuổi, bà Dung đi làm công nhân rồi quen ông Nguyễn Văn Sen qua mai mối. Lúc đó ông Sen đã ngoài 40 tuổi, đang làm nghề sửa máy ở Trà Vinh.

Dù chênh lệch tuổi tác rất nhiều nhưng thấy ông Sen hiền lành, chịu khó nên bà Dung cũng ưng. Sau vài lần lên Vĩnh Long thăm nhà nội thì 2 ông bà quyết định kết hôn nhanh chóng. "Cưới về mới biết chuyện chồng đã ly hôn một đời vợ và đang nuôi 2 đứa con riêng. Trước đó ổng giấu, ổng bảo sợ mình biết thì không chịu.
Lúc đó mình còn trẻ lắm, mới 19 tuổi, bất ngờ rồi cũng rối lắm, không biết phải làm sao. Thế nhưng mới gặp lần đầu mà 2 đứa con của chồng cứ quấn quýt lấy mình như mẹ ruột vậy, không hề xa lạ gì. Lúc đó con gái mới một tuổi còn con trai thì mới 6 tuổi.
Tôi thương các con thiếu tình thương của mẹ, côi cút như chính bản thân mình ngày trước. Nghĩ các con không có tội tình gì mà phải chịu thiệt thòi, thế là tôi quyết định ở lại để chăm lo cho 2 đứa như con ruột và tụi nhỏ cũng coi mình như mẹ đẻ vậy. Lâu dần tôi còn thấy hạnh phúc vì chưa sinh mà đã có sẵn 2 đứa con", bà Dung kể.
Hết chăm con chồng rồi chăm cháu bại não
Hơn 20 năm trước, con gái lớn của ông Sen sinh con trai đầu lòng nhưng chẳng may đứa trẻ bị bại não bẩm sinh. Cũng vì lý do đó mà vợ chồng con gái đường ai nấy đi. Thương cháu, bà Dung lại đón về chăm sóc. "Cháu ngoại" nằm một chỗ, luôn luôn phải có người túc trực chăm sóc nên bà Dung gác lại tất cả để toàn tâm toàn ý lo cho cháu.
"20 năm nó sống trên đời là một tay tôi chăm sóc, ăn uống, lau dọn. Đến độ mà mẹ nó cho ăn nó cũng không chịu, tôi chưa kịp cho ăn là nó nhịn nó chờ chứ không ai làm thay được.
Vì thế mà mình cũng không đi đâu được, phải suốt ngày ở nhà với cháu. Cháu mất năm ngoái, tôi thương lắm, đến giờ có những lúc đêm nằm nghĩ đến cháu là nước mắt ướt gối", bà Dung tâm sự.
Khi bà Dung đang tiếp chuyện phóng viên thì ông Sen, chồng bà Dung đi làm về. Ông Sen chia sẻ, 35 năm từ khi cưới bà Dung, đời ông như mở ra một trang tươi sáng.

Ông yên tâm đi làm mà không sợ cảnh mẹ kế con chồng. Thấy vợ con đầm ấm, hòa thuận ông như trẻ ra, khỏe ra nên đi làm không biết mệt, về nhà khi nào cũng thấy hạnh phúc.
Anh Nguyễn Văn Tùng (con riêng của ông Sen) nhớ lại, ngày xưa nhà rất nghèo, không đủ ăn nên anh và mẹ kế của mình phải cùng ra sông bắt cá, bắt tép. Dù vậy mẹ Dung chưa khi nào phân biệt con riêng, con chung, không để chị em anh Tùng phải chịu thiệt. Nhà nghèo nhưng bà Dung vẫn động viên chị em anh Tùng học hết phổ thông rồi lại lo cho đi học nghề.
"Tôi coi như mẹ ruột vì bà cũng thương mình như con ruột. Đến giờ tôi cũng nhiều tuổi, có gia đình riêng và ở xa nhưng vẫn thường xuyên về thăm, mẹ con gọi điện với nhau suốt. Việc gì lớn thì tôi cũng hỏi ý kiến mẹ chứ không dám quyết một mình", anh Tùng chia sẻ.
Bà Phạm Thị Lệ (73 tuổi, hàng xóm) cho biết trong mấy chục năm vợ chồng bà Dung về ở ấp Hồi Trinh thì gia đình luôn hòa thuận, láng giềng ai cũng yêu quý. "Không chỉ chuyện bà ấy nuôi, lo cho 2 đứa con riêng của chồng mà bà ấy còn đưa đứa cháu ngoại bị bại não của chồng về nuôi. Ai cũng khâm phục, mẹ ruột có người cũng chẳng làm được như vậy", bà Lệ nói.
Ông Nguyễn Văn Khải - Phó trưởng ấp Hồi Trinh cho biết: "Những năm qua gia đình ông Sen bà Dung luôn là gia đình văn hóa. Trước đây bà Dung nuôi con riêng của chồng chu đáo.
Những năm gần đây thì chuyện bà Dung nuôi cháu ngoại bị bại não được rất nhiều người biết, địa phương cũng quan tâm thăm hỏi và có chế độ cho cháu bé".
(Theo Dân trí)
Đọc thêm
Giữa cuộc sống bộn bề, khó khăn, ở đâu đó vẫn lóe lên những câu chuyện về tình mẫu tử thiêng liêng nhưng không phải chung "máu mủ ruột già". Họ sống với nhau, yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua giông tố cuộc đời...
Cuộc đời của người phụ nữ mồ côi cha, mẹ bỏ đi, suốt 27 năm sống lặng lẽ với khối u lớn trên mặt đã bước sang trang mới khi gặp được người đàn ông tốt bụng - đó là anh Đoàn.
Dù bị gọi là lo việc bao đồng, cô ve chai Đỗ Thị Cúc (Hà Nam) vẫn nhận cưu mang 3 đứa con của người dưng, chăm sóc tận tình như con ruột.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.