Gia tộc kinh doanh Đỗ Thế Sử - Huyền thoại sống, nơi tinh thần kinh doanh được truyền thừa như một sứ mệnh

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Theo dõi

Bài viết này thuộc series Truyền cảm hứng

"Truyền cảm hứng" nơi tôn vinh những câu chuyện đẹp, những con người sống tử tế và đầy nghị lực, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng.

Xem thêm

Huyền thoại Đỗ gia – Từ “tay trắng” đến đế chế kinh doanh hàng đầu Việt Nam

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một trong những biểu tượng sống động cho hành trình vượt khó và tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam. Khởi nguồn từ “đôi bàn tay trắng”, Đỗ Thế Sử và các con, các cháu đã viết nên câu chuyện phi thường, tạo dựng một đế chế kinh doanh vững mạnh trải dài từ thương mại, xuất nhập khẩu cho đến bất động sản và đầu tư chiến lược.

Cụ Đỗ Thế Sử sinh năm 1923 trong một gia đình giàu có nhất vùng đất Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội thời bấy giờ. Nhờ thông minh, hiếu học, cụ được trọng dụng nắm giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại địa phương. Cụ đã giác ngộ cách mạng và tích cực tham gia kháng chiến từ rất sớm. Cụ Sử cũng chính là người đã vận động mẹ mình hiến đất ruộng cho chính quyền rồi lên đường tản cư kháng chiến. Năm 1945, sau khi giành chính quyền thành công, cụ đã vinh dự trở thành Đại biểu Hội đồng nhân dân khóa đầu tiên của tỉnh Sơn Tây.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-3-1445
Chân dung "đại lão doanh nhân" Đỗ Thế Sử

Trước khi được biết đến với vai trò doanh nhân, thuở thiếu thời cụ Sử nổi tiếng là người tài hoa trong văn chương chữ nghĩa. Năm 1947, sau khi được kết nạp Đảng, cụ được cử đi học lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng. Kết thúc đợt học, cụ được giao đảm nhận chức Tổng biên tập tờ báo Sơn Tây Tiến. Trong thời gian công tác báo chí, cụ đã có 2 lần phải nghỉ ốm về gia đình dưỡng bệnh. Sau khi bệnh tình thuyên giảm, cụ Sử đã xin chuyển công tác về Tỉnh ủy Sơn Tây và đưa gia đình lên Hà Nội sinh sống.

Với dòng máu kinh doanh chảy trong huyết quản, từ năm 14 tuổi, trong lúc chạy cờ cho mẹ, cụ Sử đã biết buôn tơ với các bà ở Hàng Ngang, Hàng Đào. Sau này, khi đưa cả gia đình lên Hà Nội sinh sống, để kiếm tiền cho hơn 10 miệng ăn, cụ đã bắt đầu kinh doanh gỗ và xây được xưởng xẻ gỗ trong thành phố. Những tưởng thuận buồm xuôi gió thì cụ Đỗ Thế Sử bất ngờ bị ép tội và bị bắt bỏ tù.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-14-1447
Cụ Đỗ Thế Sử thời trẻ (Nguồn ảnh: Công ty gia đình)

Sau một thời gian, cụ được giải oan và trở ra, xin chuyển công tác về Sở Văn hóa tỉnh Sơn Tây. Thế nhưng, nhà đông con, kinh tế eo hẹp, cuộc sống gia đình thiếu trước hụt sau, khốn khó đủ đường. Thương vợ con vất vả, cụ quyết định nghỉ công tác để ra ngoài sản xuất.

Nhưng con đường kinh doanh của chàng thanh niên Đỗ Thế Sử khi ấy cũng chẳng mấy thuận lợi. Sau khi trở thành chủ nhiệm của một hợp tác xã tại quận Hai Bà Trưng, đảm nhiệm công việc sản xuất kinh doanh cơ khí không lâu thì cụ bị đổ oan tội tham ô. Tuy nhiên sau thời gian dài đấu tố, cụ đã chứng minh được mình không có liên quan gì về tài chính của hợp tác xã và xin chuyển về một hợp tác xã đang xuống dốc ở quận Đống Đa với quyết tâm giúp đơn vị này đi lên. Nhưng rồi, một lần nữa cụ lại bị vướng vào rắc rắc và bị bắt vì cơ sở làm khóa của gia đình cụ khi ấy bị nghi ngờ làm khóa lậu. Chưa đầy 1 tháng bị bắt thì cụ được thả về, nhưng đó cũng là lúc người vợ đầu của cụ Sử lâm bệnh nặng và qua đời sau đó ít lâu.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-9-1448
Cụ Đỗ Thế Sử và người vợ đầu 

Và cứ thế, cụ Đỗ Thế Sử là một mình “gà trống nuôi con” trong suốt 14 năm trời. Khi ấy, đứa con lớn mới chưa tròn 18 tuổi, đứa nhỏ nhất cũng chỉ mới lên 2. Một mình cụ đã gồng mình, chuyển nghề, làm việc bất kể ngày đêm để các con cơm ăn áo mặc đầy đủ, học hành thành tài. Chỉ đến khi thực hiện được lời hứa với người vợ đầu, nuôi nấng con “ăn học đầu đến đũa” cụ mới tính đến chuyện tục huyền.

Đến khi người con út 17 tuổi được cử đi học ở Tiệp Khắc, cụ Đỗ Thế Sử mới đi tiếp bước nữa với bà Nguyễn Kim Phương. Rồi khi đứa con đầu lòng với người vợ thứ 2 ra đời, hai vợ chồng cụ bắt đầu sản xuất nước mắm để bán cho thương nghiệp Hà Nội. Trong cuốn hồi ký “Chưa trọn trăm năm đã vẹn một chữ Người”, cụ Sử có chia sẻ, sở dĩ vợ chồng cụ chọn nước mắm để kinh doanh sản xuất là vì công việc này không liên quan gì đến máy móc, dư luận khi ấy sẽ không cho là gia đình cụ lạm dụng hợp tác xã cơ khí. “Mình sẵn có máu buôn nên thấy cái gì có lợi nhuận là nhảy vào. Cũng nhờ thời cuộc nên làm gì cũng có lãi”, cụ Sử nói.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-10-1448
Cụ Đỗ Thế Sử và người vợ sau Nguyễn Kim Phương

Rồi đến khi có cơ hội được sang Tiệp Khắc, với sự nhạy bé thương trường, cụ lại đặt mua hàng ngàn cái mũ phớt để đem về bán ở chợ Bến Thành và bán cho các lái xe đi Campuchia. Với tiền lãi từ việc bán mũ, vợ cụ Sử lại sang Tiệp Khắc bán buôn pha lê. Việc kinh doanh ngành quần áo của gia đình cụ Đỗ Thế Sử cũng phát triển từ khi đó.

Với dòng máu kinh doanh trong người, không một giây phút nào cụ cho phép mình nghỉ ngơi, chỉ cần có cơ hội cụ đều làm việc, cống hiến hết mình. Ở tuổi 73, cụ Đỗ Thế Sử đã lập Công ty TNHH Phát triển Xuất nhập khẩu May mặc (Gamexco) với quy mô ban đầu chỉ là 50 công nhân, sau đó đã tăng lên hơn 300 lao động. Gần 20 năm sau, ở độ tuổi 90 cụ vẫn là người trực tiếp điều hành, xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Đông Âu.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-15-1450
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khi trao Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp” cho doanh nhân Đỗ Thế Sử (năm 2012)

Năm 2012, doanh nhân Đỗ Thế Sử được Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp Việt Nam” và phong tặng danh hiệu “Đại lão doanh nhân Việt Nam”. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khi trao Kỷ niệm chương cho cụ Đỗ Thế Sử đã xúc động phát biểu: “Cụ Sử là một bằng chứng rằng - 14 tuổi kinh doanh cũng chưa phải là sớm và 90 tuổi kinh doanh cũng chưa phải đã muộn…”.

Nhìn lại chặng đường từ “đôi bàn tay trắng” cho đến khi thành danh, cái tên Đỗ Thế Sử không chỉ gắn liền với thành công, mà còn là biểu tượng của ý chí, bản lĩnh và tầm nhìn.

Ngày 10/5/2019, “đại lão doanh nhân” Đỗ Thế Sử tạ thế, hưởng thọ 97 tuổi.

“Hổ phụ sinh hổ tử” – Ngọn đuốc truyền đời

Nếu cụ Đỗ Thế Sử là người đặt viên gạch đầu tiên cho cơ nghiệp Đỗ gia bằng sự nhạy bén và bản lĩnh trong những năm tháng khó khăn nhất, thì các con của ông chính là những người tiếp lửa, đưa di sản ấy vươn tầm thời đại mới. Đối với cụ Sử, 11 người con thành đạt chính là tài sản vô giá.

Không ồn ào trước truyền thông, thế hệ kế thừa của Đỗ gia chọn con đường phát triển bền vững, âm thầm nhưng vững chắc. Mỗi người một hướng đi, nhưng đều mang trong mình dấu ấn của người cha với 3 chữ Đạo: Đạo quân tử, Đạo học và Đạo làm người.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-1-1451
Đại gia đình cụ Đỗ Thế Sử tại đám cưới của người con út Đỗ Khôi Nguyên

Người con trai cả là Đại tá, Kỹ sư Đỗ Thái Tùng, đã nghỉ hưu nhưng vẫn đang làm việc cho một công ty lớn ở Hà Nội.

Người con trai thứ hai là Thầy thuốc Nhân dân Đỗ Tất Cường, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân đội 103, hiện là Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng cố vấn lâm sàng, Hệ thống Y tế Vinmec.

Người con trai thứ ba là doanh nhân Đỗ Minh Phú, Nhà sáng lập Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, Chủ tịch Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), Giáo sư danh dự Liên đoàn Viện Hàn lâm Oxford UK, đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Việt Nam – Singapore (VSBC).

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-11-1451
Ông Đỗ Minh Phú (bên trái) và em trai Đỗ Anh Tú

Người con trai thứ tư là ông Đỗ Quốc Bình từng giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội.

Người con trai thứ năm là ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ nhiệt lạnh FTD.

Người con trai thứ sáu là ông Đỗ Anh Tú, Phó Tiến sĩ ngành máy năng lượng tại Đại học Kỹ thuật Praha, Cộng hòa Séc, là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị thương hiệu và marketing. Hiện ông đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT TPBank, đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT CTCP Diana thuộc Tập đoàn Unicharm, Nhật Bản, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Tiên Phong.

Người con trai thứ bảy là Đỗ Khôi Nguyên, Tiến sĩ Luật, luật sư thuộc ngành sở hữu trí tuệ ở Mỹ, hiện đang làm cho một công ty của Mỹ ở Hà Nội.

Các con gái của cụ Đỗ Thế Sử cũng vô cùng xuất sắc, đều trở thành những người thành đạt. Người con gái đầu của cụ là nhà giáo Đỗ Minh Thuận với nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Một người con gái khác cũng khác nổi tiếng với nghiệp kinh doanh là bà Đỗ Kim Dung, Giám đốc Công ty sản xuất ống nhựa cho các công ty sữa. Bà Đỗ Xuân Mai và chồng hiện đang điều hành Công ty Green Global.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-7-1453
Ông Đỗ Minh Phú cùng hai con Đỗ Minh Đức và Đỗ Vũ Phương Anh

Không chỉ đời con, mà đời cháu của “Đại lão doanh nhân Việt Nam” – Đỗ Thế Sử cũng rất tài giỏi. Tới nay, đại gia đình cụ Sử có tất thảy 22 con, 37 cháu và 25 chắt. Tất cả con cháu, dâu rể đều là cử nhân, kỹ sư, bác sĩ, giáo viên và có gần chục người là Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ. Thế hệ thứ 3 của Đỗ gia khá tín tiếng, duy chỉ có 2 người con của ông Đỗ Minh Phú là được biết đến nhiều hơn với vai trò chủ chốt trong các tập đoàn lớn. 

Con gái cả - bà Đỗ Vũ Phương Anh, sinh năm 1980 từng từng giữ vị trí Phó Tổng giám đốc Công ty Diana (2008–2010) và trước đó là Phó Tổng giám đốc Doji. Giai đoạn 2009–2017, bà tiếp tục đảm nhiệm vai trò Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Doji và hiện là Phó Chủ tịch Tập đoàn. Bà nhiều lần được trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các tổ chức xã hội.

Ông Đỗ Minh Đức, sinh năm 1983, con trai Chủ tịch Đỗ Minh Phú, gia nhập Doji năm 2008 với vai trò Giám đốc Kinh doanh, sau đó giữ chức Phó Tổng giám đốc (2009–2017) và hiện là Tổng Giám đốc Tập đoàn. Giống như chị gái, ông Đức cũng nhận nhiều bằng khen từ Chính phủ và các cơ quan trung ương.

Lúc sinh thời, cụ Đỗ Thế Sử từng chia sẻ rằng, muốn các con thành đạt thì người cha phải là tấm gương sáng cả về trí thức lẫn nhân cách để con học tập, noi theo. Và đặc biệt, người cha phải biết khả năng của con mình đến đâu để có định hướng đúng.

Ông Sử kể, sau ngày vợ mất, ông một mình vừa làm cha, vừa làm mẹ nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ các con nên người. Khi ấy, gia đình khổ quá, con trai cả của ông là Đỗ Thái Tùng đã đề đạt nguyện vọng bỏ học đi làm để giúp bố nuôi nấng các em. Nghe con nói, trái tim ông nghẹn lại vì thương con và thương cả chính mình.

Ông Sử nói với con: “Con thương bố thì con phải học thật giỏi, làm gương cho các em. Bố đủ sức để nuôi các con ăn no mặc ấm, chỉ mong các con học giỏi và ít nhất phải học hết đại học, vì muốn có sự nghiệp thì phải học chứ không còn con đường nào khác”.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-17-1455
 Cụ Sử miệt mài giới thiệu Gang dẻo thời trẻ

Để nêu gương học tập và có thêm kiến thức để dạy cho các con, cụ Sử đã xin vào học tại chức ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và là người học giỏi nhất lớp. Học được 3 năm thì sức khỏe không đủ nên cụ đành xin nghỉ. Có lần, một ông Giám đốc công an đề nghị nhận các con cụ làm con nuôi và ngỏ ý cho chúng đi nước ngoài học, nhưng cụ từ chối vì nghĩ rằng các con cần có cha bên cạnh để dạy dỗ, chỉ bảo.

Một mình nuôi đàn con thơ dại, dù bận rộn với trăm công nghìn việc nhưng chưa bao giờ cụ Đỗ Thế Sử coi nhẹ việc học hành của các con. Ban ngày cụ miệt mài lao động, tối đến lại chong đèn dạy các con học hành. Cụ yêu cầu rất cao đối với các con, học chỉ có điểm A không có điểm B: “Tôi yêu cầu các con phải học thật giỏi và quy định, đứa nào không được học sinh giỏi thì không đi họp phụ huynh vì bố thấy xấu hổ”. Nhờ sự dạy bảo tận tình của bố, người con nào của cụ Sử cũng rất ngoan ngoãn, giỏi giang.

“Bất kỷ ai cũng yêu thương con mình với mức độ cao nhất, nhưng sử dụng yêu thương ấy như thế nào, hướng dẫn con mình ra làm sao là cách của mỗi người”, ông Sử nói.

Với quan niệm, việc học là việc cả đời, nên sau này dù đã ở tuổi ngoài 80 cụ vẫn miệt mài học tiếng Anh, thông thạo xong cụ lại học thêm tiếng Trung. Ở tuổi 90, cụ Đỗ Thế Sử vẫn còn rất tinh anh, minh mẫn, tự tin giao tiếp với các đối tác nước ngoài.

Nghiêm khắc với các con trong việc học hành, nhưng khi các con đứng trước ngưỡng cửa vào đời thì ông lại chẳng bao giờ thúc ép, thay vào đó ông nhẹ nhàng định hướng, chỉ dẫn, gợi mở để các con tự quyết định theo khả năng và sở thích của mình.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-16-1453
Chân dung GS-TS Đỗ Tất Cường

GS-TS Đỗ Tất Cường vẫn nhớ rõ mùa thu năm 1967, khi anh được tuyển vào Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội nhờ thành tích học tập xuất sắc. Nhưng vì không yêu thích ngành này, anh xin chuyển. Nhưng nhà trường bảo chỉ còn Trường Đại học Nông nghiệp. Là người Hà Nội, anh đắn đo: "Học Nông nghiệp rồi làm gì?". Về nhà, anh thổ lộ chuyện này với ông Sử. Ông cụ lên tận Bộ Giáo dục dò hỏi, cuối cùng được trả lời: "Chỉ còn Trường Đại học Y là còn chỗ".

Trở về, cha anh kể rằng trước khi mất, mẹ từng nói trong 9 đứa con, anh là đứa thích hợp với nghề y nhất. Nghe vậy, anh Cường lặng người, rồi gật đầu. Dù nhập học muộn một tháng nhưng sau này nhìn lại anh thấy rằng đó là khoảnh khắc quyết định thay đổi cả cuộc đời. Hơn 40 năm sau, khi đã là một sĩ với nhiều thành công trong sự nghiệp, ông vẫn luôn biết ơn người cha đã dẫn lối cho mình bằng một câu chuyện tưởng như rất tình cờ.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-18-1456
Chân dung doanh nhân Đỗ Minh Phú

Không chỉ định hướng cho GS-TS Đỗ Tất Cường, doanh nhân Đỗ Minh Phú cũng là người con được cụ Sử hết lòng cổ vũ. Năm 1994, Đỗ Minh Phú được nhận học bổng sang Nhật làm Tiến sĩ. Nhưng cũng cùng thời điểm ấy, anh bắt đầu ấp ủ một con đường khác, lập công ty riêng để kinh doanh. Biết chuyện, cha anh không ngăn cản mà chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Con thấy mình hợp với kinh doanh chứ?” . Thấy Phú trả lời là hợp, ông Sử gật đầu nói: “Vậy thì con có thể trở thành nhà tư bản được vì làm kinh tế phải có gien, mà con thì có cái gien ấy”. Không chỉ ủng hộ bằng lời, ông Sử đích thân đến Sở Kế hoạch và Đầu tư làm thủ tục thành lập công ty, giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Phát triển Công nghệ Thương mại TTD – cái tên đặt nền móng cho Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji sau này. Và cũng từ quyết định rẽ hướng ấy, một đế chế kinh doanh đã dần hình thành.

Trong một lần phỏng vấn, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI kiêm Chủ tịch HĐQT TPBank từng chia sẻ: “Những thành công có được hôm nay của tôi và các anh em nhờ vào sự dạy dỗ và 3 chữ tự của cha để lại”. Hình ảnh về người cha tận tụy, hết lòng dạy dỗ con cái đã khắc sâu vào tâm trí của ông Đỗ Minh Phú. Và ông đã gửi gắm điều này qua bài thơ “Cha tôi”:

“Đạo quân tử, Cha một tấm gương trong

Đạo làm người, Cha là vầng trăng sáng

Đạo học kia như ánh sao ngời rạng

Bạn bè tôi khâm phục nói về người”.

Gieo lòng nhân, dựng chí lớn – Di sản tinh thần tạo nên một gia tộc vững vàng giữa thương trường

Đối với doanh nhân Đỗ Thế Sử, sự thành công có được không chỉ đến từ ý chí, bản lĩnh, tầm nhìn mà còn đến từ sự tử tế trong cách sống và cách đối nhân xử thế. Tài sản lớn nhất không phải là bất động sản hay cổ phần mà là danh dự của cái tên mình mang.

Với ông Đỗ Thế Sử, kinh doanh không chỉ là nghề nghiệp, đó là bản sắc, là dòng chảy đã ăn sâu vào huyết quản của cả gia đình. Nhưng giữa thương trường nhiều biến động, ông luôn nhấn mạnh với con cháu rằng: “Dòng máu nhà mình là dòng máu kinh doanh và nó được lọc bằng chữ Tín”. Với ông, chữ Tín là bộ lọc tinh khiết nhất của người làm kinh doanh, là thước đo nhân cách trước khi là công cụ làm giàu. Bao nhiêu năm trôi qua, lời dạy ấy vẫn lặng lẽ in sâu trong từng quyết định, từng bước đi của thế hệ kế thừa – những người mang trong mình không chỉ là sản nghiệp, mà là đạo lý gia tộc.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-12-1456
Hồi ký "Chưa trọn trăm năm đã vẹn một chữ người" của cụ Đỗ Thế Sử

Cả một đời làm kinh doanh, hơn ai hết vị “đại lão doanh nhân” này hiểu rằng, thương trường cũng là chiến trường, luôn tồn tại những hiểm nguy khôn lường. Ở đây, người làm kinh doanh chỉ cần tính sai một bước là có thể phải trả giá bằng cả cơ nghiệp. Nên ông luôn dặn dò các con cháu mình rằng: “Ai cũng muốn làm giàu nhưng đồng tiền nó cũng tác hại lắm, ham muốn vượt quá khả năng của mình thì rất nguy hiểm, nên mỗi người phải biết tự lượng sức mình”. Với ông, đạo đức trong kinh doanh không nằm ở lời tuyên bố, mà ở sự tỉnh táo trước cám dỗ, biết đủ trước những tham vọng không giới hạn. Chính bài học đó đã trở thành kim chỉ nam cho các thế hệ Đỗ gia – làm giàu có trách nhiệm, không để đồng tiền điều khiển nhân cách.

gia-toc-do-the-su-gom-nhung-ai-do-minh-phu-co-thuoc-gia-toc-nay-5-1457

Ông Đỗ Minh Phú cũng từng chia sẻ rằng, các anh chị em trong nhà đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ cho, về giáo dục lẫn tinh thần kinh doanh. “Lúc còn sống, cha tôi luôn dạy chúng tôi 3 chữ “TỰ” trong công việc và cuộc sống. Phải “tự lực” để luôn chủ động đạt được thành tựu lớn. Phải “tự trọng” để luôn giữ uy tín trong làm ăn. Và phải “tự tôn” để không chấp nhận thua kém, không dễ dãi hài lòng với những thứ đang có”, ông Phú nói.

Với những gì cụ Đỗ Thế Sử đã âm thầm vun đắp suốt hơn nửa thế kỷ qua, đó không chỉ đơn thuần là việc “tề gia” như cụ từng khiêm nhường nghĩ. Sự dạy dỗ và dẫn dắt của cụ đã trở thành nền móng vững chắc, hun đúc nên một thế hệ doanh nhân chân chính, những người không chỉ góp phần làm giàu cho gia tộc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của nền kinh tế đất nước. Từ tinh thần ấy, biết bao thế hệ đã được truyền lửa, được khơi dậy khát vọng và trách nhiệm với cộng đồng.

“Đại lão doanh nhân” - Đỗ Thế Sử với trí tuệ, đức độ và lòng nhân hậu đã tự khắc tên mình vào “sách đời” như một tượng đài doanh nhân trăm tuổi, xứng đáng với sự kính trọng của nhiều thế hệ người Việt.

Xem thêm: Gia đình khoa bảng Nguyễn Lân: Dấu ấn một gia tộc, nơi mạch nguồn tri thức được truyền như ngọn lửa thiêng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Hải An
Hải An 9 giờ trước

Anh Đặng Duy Doanh (30 tuổi, trú huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã mãi mãi nằm lại dưới dòng sông Hồng sau khi nhảy xuống cứu 4 học sinh đuối nước.

Người hùng cứu được 4 học sinh đuối nước nhưng không cứu được chính mình
0 Bình luận

Hải An
Hải An 11 giờ trước

Suốt 10 năm qua tại TP.Lào Cai, có một người đàn ông thầm lặng làm công việc cứu hộ miễn phí. Anh là Trần Anh Điệp hay còn được gọi với cái tên thân thương “Điệp xa lộ”.

Chân dung “hiệp sĩ xa lộ” ở Lào Cai: Cứu hộ không công, giúp người không mỏi
0 Bình luận

Hải An
Hải An 2 ngày trước

Nam sinh Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM  đã xuất sắc giành 2 giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn Toán và giải đoán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên gây bất ngờ với 2 giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gia đình khoa bảng Nguyễn Lân: Dấu ấn một gia tộc, nơi mạch nguồn tri thức được truyền như ngọn lửa thiêng

Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân là một gia đình khoa bảng tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học và những đóng góp to lớn cho nền giáo dục, khoa học, y học và văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 15/05
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 13/05
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

PC Right 1 GIF
Đề xuất