Gia đình khoa bảng Nguyễn Lân: Dấu ấn một gia tộc, nơi mạch nguồn tri thức được truyền như ngọn lửa thiêng

Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân là một gia đình khoa bảng tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học và những đóng góp to lớn cho nền giáo dục, khoa học, y học và văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 giờ trước
Theo dõi

Bài viết này thuộc series Truyền cảm hứng

"Truyền cảm hứng" nơi tôn vinh những câu chuyện đẹp, những con người sống tử tế và đầy nghị lực, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng.

Xem thêm

Huyền thoại một gia đình hiếu học, tài hoa và chuẩn mực

Hiếm có gia đình nào tại Việt Nam lại hội tụ nhiều trí thức xuất sắc như đại gia đình của cố Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân. Cả 8 người con của ông đều trở thành giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau, nhưng họ luôn gắn bó, nâng đỡ nhau trên hành trình học thuật và nghề nghiệp. Bằng sự kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học, gia đình cố Giáo sư Nguyễn Lân đã trở thành biểu tượng đẹp về một đại gia đình trí thức mẫu mực, tài hoa trong xã hội Việt Nam.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-10-1445
Chân dung cố Giáo sư Nguyễn Lân

Cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng Nguyễn Lân (1906 – 2003) là người đã dành trọn đời để cống hiến cho nền giáo dục Việt Nam. Ông được xem là người có công rất lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa Tâm lý học, Giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đầy cao quý.

Cố Giáo sư Nguyễn Lân sinh ra trong một gia đình nghèo ở vùng bạc điền thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Năm 1932, ông tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư Phạm Đông Dương. Từ đó ông đã gắn bó cả cuộc đời mình với sự nghiệp trồng người.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-7-1446
Chân dung cố Giáo sư Nguyễn Lân và vợ - bà Nguyễn Thị Tề 

Năm 1925., khi còn là học sinh trung học, Nguyễn Lân đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên “Cậu bé nhà quê”. Đó là một phần tự truyện đầy xúc động về thời thơ ấu của ông. Về sau, cuốn tiểu thuyết này được dịch sang tiếng Pháp và đến năm 1934, nó đã được dùng làm sách giáo khoa cho học sinh.

Không chỉ được biết đến là Nhà giáo, có công đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh, cố Giáo sư Nguyễn Lân còn là nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển nổi tiếng. Năm 1971, ông về hưu ở tuổi 67, từ đó cho đến khi qua đời ở tuổi 97, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển do Nguyễn Lân biên soạn có thể kể đến như: Từ điển Việt-Pháp (1989), Từ điển Hán-Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp-Việt (1993), Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)... Nhờ những cống hiến miệt mài này, năm 2001, ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt".

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-1-1447
Ảnh gia đình cố Giáo sư Nguyễn Lân chụp lúc các con còn nhỏ

Nhắc đến cố Giáo sư Nguyễn Lân, ngoài sự trầm trồ, kính phục bởi tài năng, đức độ của ông, người ta còn ngưỡng mộ trước một đại gia đình có đến 8 người con đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của đất nước.

Con trai cả GS.TSKH Nguyễn Lân Tuất (đã qua đời) nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec – Nga. Ông là người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga.

Người con thứ hai, nữ TS Nguyễn Tề Chỉnh (đã qua đời) nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người con thứ ba, GS. TSSH, NGND Nguyễn Lân Dũng, nguyên Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-9-1448
Vợ chồng cố Giáo sư Nguyễn Lân chụp ảnh cùng 8 người con

Người con thứ tư, PGS.TS Nguyễn Lân Cường (đã qua đời) là nhà khảo cổ học, nhà giáo, nhà nhân chủng học, nhạc trưởng và nhạc sĩ. Lúc sinh thời, ông từng đảm nhiệm vị trí Tổng Thư ký Hội Khảo cổ Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Cổ sinh địa tầng Việt Nam, Trưởng ban Kiểm tra Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Người con thứ năm, GS.TS Nguyễn Lân Hùng là một chuyên gia nông nghiệp xuất sắc. Ông từng là giảng viên chính khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay ông là chuyên gia sinh học, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam.

Người con thứ sáu, PGS. TS Nguyễn Lân Tráng, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-5-1449
8 người con của cố Giáo sư Nguyễn Lân

Người con thứ bảy, GS.TS, NGND, AHLĐ Nguyễn Lân Việt là Giáo sư đầu ngành Tim mạch Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam.

Người con út, PGS. TS Nguyễn Lân Trung nguyên Hiệu Phó Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Pháp thành phố Hà Nội.

Ngoài đời con, các thế hệ thứ 3, thứ 4 của cố Giáo sư Nguyễn Lân cũng tiếp tục kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình, trở thành những người thành đạt, làm rạng danh đất nước, dòng họ. Đại gia đình của cố Giáo sư Nguyễn Lân với gần 60 người thì đã có đến gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Dù mỗi người một ngành nghề, lĩnh vực nhưng họ luôn giữ được nề nếp gia phong, kính trên nhường dưới, yêu quý, nâng đỡ nhau trong đời sống và cả công việc. Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên huyền thoại một đại gia đình hiếu học, tài hoa và chuẩn mực.

Giáo dục gia đình là nòng cốt vững chắc nhất

Trong một cuộc trò chuyện, khi được hỏi bí quyết nào để một đại gia đình với nhiều thế hiện có nhiều người học hành đỗ đạt như vậy, GS Nguyễn Lân Dũng nói: “Người ta thường nói đến gen trí tuệ, đến di truyền… nhưng theo tôi, giáo dục gia đình và môi trường xã hội là điều quan trọng nhất”.

Ông kể rằng, năm lên 7 tuổi, ông được chứng kiến sự kiện vua Bảo Đại thoái vị ở Huế. Khi ấy, bố ông đang làm chức đốc lý cho Chính phủ Trần Trọng Kim. Lúc đảm đương chức vị đốc lý, bố ông đã cho đổi tên các con đường ở TP.Huế từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và kiên quyết từ chối tiếp xúc, qua lại với những người Nhật, ông còn từ chối nhận lương bổng của một đốc lý, chỉ nhận đúng lương dạy học mà thôi. Ngay từ những ngày thơ bé, ông đã chứng kiến tấm gương sống liêm khiết của bố mình. “Đến cái máy đánh chữ bị mất ba tôi cũng cố tìm cho bằng được để bàn giao cho chính quyền mới”, ông Dũng nói.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-10-1451
Bức ảnh kỉ niệm đại gia đình cố Giáo sư Nguyễn Lân.

Cách mạng thành công, nhà giáo Nguyễn Lân đưa cả gia đình lên Việt Bắc, đi theo kháng chiến. Khi ấy, ông Nguyễn Lân được phân công làm Giám đốc Giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang, lương hàng tháng là 53 ki lô gạo. Với chiếc xe đạp cũ, ông đã không quản ngại suối sâu, đèo cao, lặn lội đến với từng cơ sở, từng bản, từng mường … để chỉ đạo việc phát triển giáo dục trung – tiểu học.

“Trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn như vậy mà ba mẹ tôi vẫn vui vẻ, lạc quan. Mẹ tôi vốn là con một đại điền chủ, từng sống trong giàu sang, nhung lụa, nay phải chịu đói, chịu rét để nuôi nấng các con, chăm sóc gia đình. Mẹ dành dụm được ít tiền thì đi hỏi mua lại quần áo cũ của người tản cư, sau đó mang về giặt sạch, chuyển lên cho dân bản để họ đỡ phần rách rưới. Đổi lại, dân bản cho mẹ tôi gạo, ngô, khoai, sắn để mang về nuôi các con thơ…  Ba mẹ đã dạy cho chúng tôi bằng chính tấm gương của mình.

Có lần, đang đêm mưa rét buốt giá, một người dân bản bất ngờ gõ cửa nói nhà đang có người bị bệnh nặng. Em trai tôi là Nguyễn Lân Việt ngại đi, thấy vậy mẹ bảo ngay: “Con không là gì thì cũng là một sinh viên y khoa, con phải đi cứu người, cứu được một con người là phức đẳng hà sa đấy!”.

Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in lời ba dạy rằng: Mình là gia đình cán bộ, không có tiền nên các con cố mà học, ba mẹ chỉ cho các con kiến thức, các con cố học mà thành tài”, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tâm sự.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-11-1452
Chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, con trai thứ 3 của cố Giáo sư Nguyễn Lân

Không chỉ là một tấm gương sáng về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, luôn khoan dung, giúp đỡ những người xung quanh mà vợ chồng Giáo sư Nguyễn Lân còn là những nhà tâm lý tuyệt vời đối với con cái.

Những ai tiếp xúc với gia đình nhà giáo Nguyễn Lân và bà Nguyễn Thị Tề đều biết, rất hiếm khi ông bà nặng lời với các con, chỉ một lần Giáo sư Nguyễn Lân đánh con là khi người con cả Nguyễn Lân Tuất nghịch ngợm cắt cụt tóc của chị giúp việc. Sau này, khi các con đã có gia đình riêng, mỗi khi nhìn các cháu nghịch ngợm ông lại khuyên giải: “Không nên đánh con, vì đánh hay mạt sát bọn trẻ đều thể hiện sự bất lực của mình. Phải khuyên giải để chúng thấy được điều hay lẽ phải”.

“Ba tôi thường dạy 8 anh chị em chúng tôi là không được đánh con và ông cũng gương mẫu thực hiện điều này trong suốt cuộc đời mình”, PGS.TS Nguyễn Lân Cường tâm sự về bí quyết của cha mình trong cách nuôi dạy ứng xử với con cái mà ông luôn ghi lòng tạc dạ.

Trong gia đình Giáo sư Nguyễn Lân có một “quy tắc ngầm” mà ai cũng hiểu và làm theo đó là: bố mẹ dạy dỗ, chăm sóc các con, rồi người anh, người chị  trong nhà phải có trách nhiệm dạy em, chăm sóc cho em.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-8-1454
Những người con tài hoa của cố Giáo sư Nguyễn Lân

GS.TS Nguyễn Lân Hùng bồi hồi nhớ lại những lời dạy sâu sắc của cha về tình yêu thương, đùm bọc giữa các anh chị em trong gia đình: “Hòa bình lập lại, khu học xá chuyển dần về nước, cả nhà tôi cũng về, trừ tôi và Lân Tráng ở lại tiếp tục học. Khi ấy, tôi học lớp 5 còn Lân Tráng thì học lớp 1. Khi chia tay, ba tôi có dặn: Các con đã lớn rồi, phải cố gắng học tập và yêu thương nhau, đứa lớn phải chăm sóc cho đứa bé…”.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-12-1457
Chân dung GS.TS Nguyễn Lân Hùng, con trai thứ 5 của cố Giáo sư Nguyễn Lân

PGS Nguyễn Lân Trung cũng chia sẻ: “Cha tôi lúc nào cũng dạy, trong gia đình các thành viên phải đoàn kết, noi gương nhau. Cha tôi mà ngồi vào bàn làm việc thì anh Lân Dũng cũng tự khắc ngồi vào bàn học, anh Lân Dũng học rồi thì đến Lân Cường, rồi Lân Việt, Lân Trung cũng thấy thế mà tự giác không phải nhắc nhở. Đến thế hệ các con, các cháu chúng tôi cũng vậy. Các thành viên trong nhà luôn động viên nhau, bảo ban nhau học tập, phấn đấu, người đi trước nối tiếp làm gương cho người đi sau. Gia đình lớn trở thành tấm gương cho các gia đình nhỏ noi theo".

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-1-1501
Chân dung PGS. TS Nguyễn Lân Trung, con trai út của cố GS Nguyễn Lân

Qua những mẩu chuyện, những lời chia sẻ của các con cố Giáo sư Nguyễn Lân chúng ta càng nhìn nhận rõ ràng, giáo dục gia đình chính là nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất hình thành nhân cách, tri thức và định hướng sống cho mỗi con người. Trong gia đình cố Giáo sư Nguyễn Lân, giá trị này đã  được thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc.

Với sự gương mẫu trong đạo đức, tinh thần hiếu học và lối sống giản dị, Giáo sư Nguyễn Lân và phu nhân không chỉ dạy con bằng lời nói mà còn bằng chính cuộc đời làm việc, cống hiến và tận tụy của mình. Nhờ nền tảng giáo dục gia đình vững chắc ấy, cả 8 người con của ông đều trở thành những trí thức ưu tú, cống hiến trong các lĩnh vực giáo dục, y học và nghệ thuật.

Gia đình cố Giáo sư Nguyễn Lân là minh chứng sống động cho chân lý: giáo dục gia đình không chỉ nuôi dưỡng tài năng, mà còn gieo mầm đạo đức và trách nhiệm công dân, yếu tố cốt lõi tạo nên một xã hội văn minh và bền vững.

Từ mái nhà đến xã hội: Dòng họ trí thức luôn nỗ lực cống hiến cho cộng đồng và sự phát triển của đất nước

Cố Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân là đã dành trọn cuộc đời mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người, sự nghiệp khoa học và cách mạng. Trong mọi công việc, trên mọi vị trí, ông đều nỗ lực để làm tốt nhất công việc của mình, trở thành tấm gương sáng người về nhân cách của người thầy, của nhà khoa học cho rất nhiều thế hệ noi theo.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-14-1505
Chân dung PGS.TS Nguyễn Lân Cường, con trai thứ 4 của cố GS Nguyễn Lân. Ông đã qua đời ở tuổi 84 vào tháng 5/2025 sau nhiều năm chiến đấu với bệnh ung thư.

Noi theo tấm gương và lời căn dặn của cha, 8 anh em trong gia đình Nguyễn Lân đều trở thành những nhà trí thức hết mình cống hiến cho đất nước. Ví như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhà nghiên cứu sinh học hàng đầu Việt Nam. Ông đã đóng góp công lớn cho công tác nghiên cứu sinh học tại Việt Nam, đồng thời đưa nhiều ý kiến quan trọng để hoàn thiện bộ sách giáo khoa sinh học rất được đánh giá cao tại Việt Nam. Hay Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, không chỉ nổi tiếng với sự nghiệp âm nhạc, ông còn là nhà khảo cổ học, nhà nhân học nổi tiếng, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Ông đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa và giáo dục lịch sử dân tộc qua các hoạt động khảo cổ, nghiên cứu và truyền thông của mình.

gia-dinh-giao-su-nguyen-lan-gom-nhung-ai-co-dong-gop-gi-cho-xa-hoi-13-1502
Chân dung GS.TS Nguyễn Lân Việt, con trai thứ 7 của cố GS Nguyễn Lân

Khác với những người anh chị em của mình theo con đường nhà giáo, nghệ thuật, GS Nguyễn Lân Việt lại chọn bước chân vào ngành y. Sau nhiều năm cống hiến, ông đã được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất để ghi nhận công lao và đóng góp của ông cho ngành Y nói chung và lĩnh vực Tim mạch nói riêng.

Nhắc đến người em trai của mình, PGS Nguyễn Lân Cường chia sẻ: “Việt là người nghiêm túc khi còn bé và có lẽ vậy nên nghề nghiệp và con đường sự nghiệp của Việt cũng khác so với anh chị em trong nhà. Khi Việt lên làm hiệu trưởng Đại học Y lúc còn rất trẻ, ba tôi mới dặn Việt là: "Con ơi, trước đây phải như cụ Hồ Đắc Di – một Giáo sư, bác sĩ lão luyện rồi mới được làm hiệu trưởng trường Y được. Bây giờ, con trẻ như thế này mà đã được trên giao cho trách nhiệm làm hiệu trưởng trường Y thì con phải nhớ đó là một hiện tượng đặc biệt và con phải nhớ không được tham ô, tham nhũng".

Ngoài truyền thống hiếu học được hun đúc qua nhiều thế hệ, đại gia đình cố Giáo sư Nguyễn Lân còn là biểu tượng của tinh thần trí thức yêu nước và trách nhiệm xã hội sâu sắc. Các thành viên trong gia đình không chỉ nỗ lực học tập, nghiên cứu để phát triển bản thân mà còn luôn hướng đến việc phục vụ cộng đồng, đóng góp cho sự tiến bộ của đất nước. Từ giảng đường đại học, bệnh viện, phòng thí nghiệm đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, họ đều để lại dấu ấn bằng trí tuệ, đạo đức và lòng tận tâm. Tinh thần cống hiến thầm lặng nhưng bền bỉ ấy chính là minh chứng cho một gia đình trí thức không chỉ sống cho riêng mình, mà còn luôn gắn bó và phụng sự xã hội bằng tất cả tấm lòng và tri thức.

Xem thêm: Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Hải An
Hải An 3 ngày trước

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang
0 Bình luận

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển
0 Bình luận

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 13/05
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

PC Right 1 GIF
Đề xuất