Gần 5 năm nuôi người dưng đi chạy thận của cặp vợ chồng Cần Thơ

Vợ chồng anh Hiền cất căn nhà rộng 200m2 nuôi hàng chục bệnh nhân chạy thận giai đoạn cuối. Căn nhà ấy thực sự làm mái ấm tuyệt vời của những người khốn khó bị bệnh tật hành hạ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nếu ví thiện nguyện là một vườn hoa thì những con người như vợ chồng anh Trần Văn Hiền chính là những bông hoa tươi đẹp đang ngày đêm tỏa hương cho đời... Những việc vợ chồng anh đang làm vô cùng thiết thực, ý nghĩa đối với những mảnh đời khó khăn, bị bệnh tật bủa vây!

Lòng trắc ẩn với bệnh nhân lang thang

Anh Trần Văn Hiền mới đây kể với chúng tôi rằng, trong một lần vào thăm bệnh ở Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, hai vợ chồng anh thương cảm những người chạy thận nghèo phải ngủ vật vờ ngoài hành lang, trong khi gió lùa rất lạnh, ăn uống thì rất kham khổ, người nhà của họ cũng vật vạ quanh bệnh viện. Đó là các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, không có tiền thuê trọ hoặc thuê xe về nhà sau mỗi lần đến chạy thận. Hai người thân của anh Hiền cũng từng bị suy thận nặng và khiến gia đình khánh kiệt, cũng khiến anh suy nghĩ rất nhiều…  

Về nhà, hai vợ chồng bàn nhau, mua mảnh đất 200 m2 ở khóm 5, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, không xa trung tâm TP Cần Thơ, để dựng nhà vào tháng 2/2019, mời nhiều bệnh nhân chạy thận về ở. Nhà chia bốn phòng, đặt 40 giường, trong đó ba phòng cho người chạy thận và thân nhân, một phòng cho người neo đơn. Nhà được đóng trần nên rất mát mẻ dù lợp tôn. Nhà cất xong, có những người hảo tâm còn đến xem thiếu thứ gì và mua giúp đỡ ngay như chăn, gối, nệm… khiến bệnh nhân, người nhà và anh Hiền rất cảm động. Dù có khấm khá hơn những người sống chung quanh, nhưng anh Hiền cũng chưa phải là đại gia, anh làm việc thiện vì tấm lòng thương cảm chân thành với những người khốn khó, vận động nhiều người khác cùng làm. 

Căn nhà quả là một mái ấm thật sự, luôn rộn ràng tiếng cười nói của các bệnh nhân mà bất cứ ai đi qua nghe thấy đều không nghĩ rằng họ chạy thận giai đoạn cuối. Ông Bùi Khắc Nam ở gần đó nói: “Tôi thấy họ như sống trong một gia đình thật sự. Mọi niềm vui hay nỗi buồn đều được sẻ chia. Mong sao chú Hiền có kinh tế vững vàng cùng với các nhà hảo tâm mở rộng mái ấm tình thương này”. Ông Nam cũng cùng một số người bạn ở gần, thường đến thăm nom người bệnh ở đây và sẵn sàng hỗ trợ nếu cần thiết. 

Vợ chồng anh Hiền lo giúp cơm nước hằng ngày và hằng tuần, hai lần vận động hoặc thuê xe chở bệnh nhân sang Cần Thơ chạy thận. Xong, anh lại thuê xe đưa bệnh nhân về nhà chăm nom. Các bệnh nhân kể, họ mừng đến phát khóc khi nghe anh Hiền mời về ở. Cao điểm, mái nhà nhân ái này đón khoảng 30 bệnh nhân từ nhiều tỉnh như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cà Mau… Nhiều người không con cái, không ruộng vườn và được vợ chồng anh Hiền xem như ruột thịt. 

Ông Trần Văn Nam, 82 tuổi, chạy thận ba năm nay, xúc động nói: “Trước đây, nhà tôi ở xa nên đi lại chạy thận rất tốn kém và mệt mỏi. May được chú Hiền cưu mang, được lo mọi chuyện ăn uống, đi lại”. Nhiều người khác thì khỏe ra vì không gian sống an bình và thoải mái như ở nhà vậy, có khi còn hơn nữa. 

gan-5-nam-nuoi-nguoi-dung-di-chay-than-cua-cap-vo-chong-can-tho-8
Ngày lễ, bệnh nhân chạy thận được tổ chức liên hoan vui vẻ

Đồng lòng lo việc nghĩa

Phía sau nhà có vườn cây mát rượi để bệnh nhân ra mắc võng nằm thư giãn. Người nhà bệnh nhân cũng được bố trí nơi ăn chốn nghỉ thoải mái. Bầu không khí thiên nhiên thoáng đãng này góp phần xoa dịu nỗi đau khôn tả của những người  chạy thận, nhất là ở giai đoạn cuối khi mà các bệnh nhân nghèo gần như khánh kiệt. 

Anh Hiền có một xe cuốc và một xe cẩu, dùng thi công công trình; vợ anh - chị Nguyễn Thị Kim Hồng, kinh doanh mỹ phẩm nên cũng có phần nào kinh phí để làm việc nghĩa này. Anh chị cũng được nhiều nhà hảo tâm ủng hộ nhiệt tình. Anh Hiền tâm sự, thật hạnh phúc khi có những trường hợp anh phải báo lại mọi người ngưng đóng góp vì đã vận động đủ, mà để dành cho trường hợp khác. Anh nói với chúng tôi bằng chất giọng ấm áp: “Tôi muốn làm điều có nghĩa cho cuộc sống này chứ của nả bao nhiêu rồi cũng hết. Giúp được những người khốn cùng như vầy tôi rất vui. Tôi và các nhà hảo tâm quyết làm cho nơi đây ngày một tốt hơn, trở thành ngôi nhà thứ hai của bệnh nhân nghèo”.

Vợ chồng anh Hiền thường xuyên đến thăm, trò chuyện thân tình với các bệnh nhân mà anh, chị coi như người nhà vậy. Lần nào tới thăm, anh chị đều mang theo bánh trái làm quà cho mọi người, không khí trong mái nhà tình thương rất thân tình và vui vẻ. “Tui coi vợ chồng chú Hiền là ân nhân của mình. Nếu không có cô chú ấy, tôi chẳng sống được đến hôm nay”, bà Ngô Hồng Loan, 79 tuổi mắt nhòe lệ nói. 

Hồi đầu, khi chị Hồng đi chợ hằng ngày, lựa mua đồ tươi cho bệnh nhân. Dần dà chị không phải lựa nữa khi bà con trong chợ luôn lựa trước những đồ ngon, giá vừa phải để tiết kiệm thời gian cho chị. Có người thường tặng cả mớ tôm tươi để lo bữa ăn cho người chạy thận. Thường ngày, từ những món đồ chị Hồng mua về, các bệnh nhân chạy thận tự nấu ăn để cho hợp khẩu vị của họ. Mọi người cùng chung tay làm đồ ăn vừa nói cười, pha trò rất vui vẻ. Cảm động nữa khi nhiều tiểu thương tranh thủ vào thăm nhà nhân ái, trực tiếp mang đến đồ tươi ngon tặng các bệnh nhân. Chị Hồng còn vận động các nhà hảo tâm tặng những khẩu phần ăn ngon lành, giúp người bệnh đổi món, ngon miệng. Ngày lễ, chị và một số nhà hảo tâm tổ chức tiệc mặn với nhiều món mới cho người bệnh liên hoan vui vẻ. Có người như anh Nguyễn Ban, ngày thường đượm buồn, nhưng đến đám tiệc, vui vẻ hẳn lên, cứ xăng xái chạy qua chạy lại mời gọi mọi người, khiến ai cũng cười vui. 

Chị Hồng bộc bạch: “Thấy người nghèo mà phải đi chạy thận, rất thương nên tui luôn cố gắng thu xếp việc nhà để có thời gian gần gũi và chăm sóc họ được nhiều hơn. Họ vui thì tui cũng rất vui!”. 

Lo hậu sự cho người đi

Có những bệnh nhân nặng qua đời không có người thân bên cạnh, được anh chị Hiền - Hồng và các nhà hảo tâm lo ma chay, rồi mang đi hỏa táng, tro cốt được gửi vào chùa, hoặc chôn cất trong nghĩa trang từ thiện do anh Hiền xây dựng năm 2016. Thời gian đó, anh xót xa trước việc có những người sống bế tắc đã chọn cách tự tử đau lòng. Nghĩa trang từ thiện này đã trở thành nơi an nghỉ của những người bất hạnh, khốn khó mấy năm qua. 

Đã có bảy người suy thận giai đoạn cuối ở mái nhà nhân ái của anh Hiền ra đi mãi mãi. Anh lo mai táng họ chu tất. Anh Nguyễn Duy Nam có người thân vừa qua đời nói: “Gia đình tôi nghèo, neo đơn nên không biết phải làm thế nào khi có người nhà qua đời. May mà có anh Hiền tốt bụng, sẵn sàng làm việc nghĩa với đời lo hậu sự cho. Ơn này đến chết tôi cũng không quên được!”. 

Thời gian qua, anh Hiền còn tích cực tham gia vớt xác trên sông Hậu, cho hòm chôn cất những người xấu số. Anh nói với chúng tôi: “Con người chết phải có mồ mả. Những việc tôi làm là trách nhiệm với cộng đồng đó thôi”. Những khi rảnh rỗi, anh phát quang khu nghĩa trang từ thiện, tạo ra không gian thoáng đãng. Anh thường thăm nom những người già nghèo ở gần khu nghĩa trang, để kịp vận động các nhà hảo tâm khác cùng lo liệu khi hữu sự. Các cụ, các ông bà nghèo rất ấm lòng khi gặp và nói chuyện với anh Hiền về nơi an nghỉ vĩnh hằng này…

Cũng có một số người chung quanh nôn nóng xin anh Hiền đặt chỗ trước, nhưng anh Hiền trấn an rằng cứ yên tâm, nếu hết chỗ anh sẽ mua thêm đất mở rộng nghĩa trang từ thiện này, bảo đảm người xấu số nào rồi cũng sẽ có mồ yên mả đẹp. “Nghe lời của chú Hiền như vậy thật mát ruột, mát lòng, khiến người nghèo như chúng tôi yên tâm mà sống. Cuộc đời này quả có những người tốt đến kỳ lạ”, bà Nguyễn Thị Mười, 80 tuổi, rưng rưng. 

(Theo Thời nay - Ấn phẩm của Báo Nhân dân)

Xem thêm: "Bà tiên" Kim Dung và hành trình hơn 30 năm nuôi "người dưng", mở quán cơm tạo việc làm cho người nghèo, lời lãi đem làm từ thiện hết

Đọc thêm

Nhận nuôi con trai khờ khạo khi cậu bé mới 2 tháng tuổi, suốt 25 năm ròng bà Trần Thị Bạch Tuyết đẩy xe xôi mưu sinh khắp các cung đường trong TP.HCM hoa lệ.

Chuyện của bà Tuyết: 25 năm ròng bán xôi nuôi con người dưng
0 Bình luận

Một phụ nữ ở thôn 4 Thanh Đông, xã Cẩm Thanh (TP Hội An, Quảng Nam) đã dựng quán nước, dọn khoảnh đất gần 200m2 và nhường căn nhà cũ của mình cho người khó khăn đến ở và làm ăn.

Chuyện ở Hội An: Dựng quán, dọn nhà cho người dưng đến ở
0 Bình luận

Giữa cuộc sống bộn bề, khó khăn, ở đâu đó vẫn lóe lên những câu chuyện về tình mẫu tử thiêng liêng nhưng không phải chung "máu mủ ruột già". Họ sống với nhau, yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua giông tố cuộc đời...

Chuyện hai người phụ nữ nghèo nhận 'người dưng' về nuôi, dựa vào nhau sống qua ngày
0 Bình luận


Bài mới

60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 giờ trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 8 giờ trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Đề xuất