Chuyện của bà Tuyết: 25 năm ròng bán xôi nuôi con người dưng
Nhận nuôi con trai khờ khạo khi cậu bé mới 2 tháng tuổi, suốt 25 năm ròng bà Trần Thị Bạch Tuyết đẩy xe xôi mưu sinh khắp các cung đường trong TP.HCM hoa lệ.

Trong những ngày đầu nuôi con người dưng, bà Tuyết phải chèo chống vượt muôn ngàn khó khăn. Số tiền ít ỏi dành dụm nhiều năm từ mâm xôi cũng "đội nón" ra đi với những lần con lâm bệnh, nhiều lần rơi vào cảnh bi đát phải vay mượn khắp nơi để chữa trị cho con.

Bà đến với chồng cùng cảnh rổ rá cạp lại, nhưng chồng cũng bỏ bà đi tìm hạnh phúc mới và để lại đứa con vốn không có máu mủ ruột rà gì với bà.

Nuôi con từ lúc còn đỏ hỏn, khát sữa, có cháo ăn cháo, có cơm ăn cơm, bà Tuyết tâm sự: "Tôi gọi cháu là Nhí cho dễ nuôi, và do không có giấy tờ gì nên không thể làm khai sinh cho con. Nhiều người góp ý lo cho các con mình chưa xong thì nuôi thêm Nhí làm gì cho cực, nên đưa cháu vào chùa. Nhưng tôi dứt khoát không chịu. Cháu đã bị bỏ rơi một lần rồi, lẽ nào tôi lại đành đoạn bỏ rơi thêm lần nữa".



Bà Tuyết tâm niệm việc nuôi Nhí như món quà trời ban cho gia đình. "Con trai lớn của tôi đã có gia đình riêng, con gái út thì có thể tự nuôi bản thân rồi nên tình thương tôi đặt nhiều vào Nhí, con thiệt thòi không được lanh lợi nên tôi càng thương hơn.


Chỉ mong mẹ con có sức khỏe để nương tựa vào nhau. Mẹ tôi thì bị tai biến nằm một chỗ, nên bây giờ tôi không thể vắng nhà một ngày vì có hai người đang cần mình chăm sóc", bà Tuyết bộc bạch.
(Theo Tuổi trẻ)
Xem thêm: Xúc động chuyện bà lão 80 tuổi hơn 13 năm nuôi con người dưng ở Sài Gòn
Đọc thêm
Sau 19 năm nương nhờ cửa Phật, người phụ nữ ấy quyết định nuôi con giúp người dưng, coi chúng như con đẻ mà ở vậy không lấy chồng.
Sau hơn 30 năm tần tảo làm đủ thứ nghề nuôi con của người dưng, bà Hồ Hạnh Trân (Trung Quốc) được con nuôi báo đáp một căn biệt thự.
Nhà của bà Dung trở thành mái ấm cho sinh viên nghèo, quán cơm trở thành nơi làm việc của người khó khăn. 30 năm qua, bà Dung cứ cho đi mà chẳng đòi nhận lại điều gì...
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.