Đôi vợ chồng khuyết tật lan tỏa yêu thương đến cộng đồng
Giữa nhịp sống hối hả, câu chuyện tình yêu bình dị của đôi vợ chồng khuyết tật, vượt khó khăn, xây dựng gia đình hạnh phúc đã truyền cảm hứng sống tích cực cho rất nhiều người.

Sinh ra với một bên chân phát triển không bình thường, à Nguyễn Thị Huê (P.Văn Quán, Q.Hà Đông, Hà Nội) đã trải qua tuổi thơ đầy khó khăn, cơ cực. Thường xuyên đối mặt với những ánh mắt thiếu thiện cảm, không thể chơi đùa, chạy nhảy như các bạn cùng trang lứa khiến bà Huê khi ấy vô cùng tự ti.
“Hồi nhỏ, chân yếu, khi di chuyển tôi phải dùng tay để chống. Nhiều người đi phía sau thấy vậy thì khoái chí cười rồi bắt chước theo. Khi đó tôi buồn lắm và rất ngại đi ra ngoài”, bà Huê chia sẻ.
Chính sự thiệt thòi lúc nhỏ ấy đã trở thành động lực để bà Huệ thay đổi khi lớn lên. Thay vì khép mình lại, bà Huê đã tự mày mò học nghề và tích cực tham gia các nhóm hỗ trợ người khuyết tật. Nhờ đó bà dần tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, giảm bớt mặc cảm trong lòng. Tại đây, bà Huê cũng gặp được một nửa của đời mình – ông Trần Đăng Bình.

Như được ông trời se duyên, cửa hàng nơi cô thợ may Nguyễn Thị Huê làm việc lại nằm sát cơ quan của ông Bình. Ông cũng là người khuyết tật, bị liệt một bên chân từ khi lên 2 tuổi, tuổi thơ gắn với nhiều mất mát. Nhưng thay vì tự ti, ông Bình lại luôn nỗ lực học tập, lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Chính tinh thần vượt khó, nỗ lực ấy đã khiến cho cuộc sống của ông Bình luôn đầy màu sắc và càng thêm hạnh phúc từ khi gặp bà Huê.
"Nhà tôi ở phố Khâm Thiên, hàng ngày tôi đi làm bằng xe buýt. Xuống xe, đi bộ qua cửa hàng may để vào cơ quan làm, thấy có người cùng cảnh lại xinh xắn nên hay ghé vào nói chuyện, tìm hiểu...", ông Bình vui vẻ nhớ lại.
Bất chấp sự ngăn cản từ gia đình hai bên, ông Bình và bà Huê vẫn quyết tâm về một nhà. Tình yêu đã giúp cho đôi vợ chồng khuyết tật vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, xây dựng tổ ấm hạnh phúc với hai người con ngoan ngoãn, thành đạt.
Song song với việc chăm sóc gia đình nhỏ, bà Huê còn đồng hành hỗ trợ lan tỏa yêu thương đến cộng đồng. Trong vai trò Phó chủ tịch Hội Người khuyết tật Q.Hà Đông, bà Huê tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương, nhất là việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ tiền mặt, thuốc men, nhu yếu phẩm cho hội viên người khuyết tật nghèo, bệnh tật. Suốt nhiều năm nay, bà Huê đã trở thành một người truyền cảm hứng và là cầu nối yêu thương cho cộng đồng.
Hiểu được công việc và tấm lòng của vợ, ông Bình luôn đồng hành, hỗ trợ bà Huê trong mọi công việc. “Ông ấy thường giúp tôi vận chuyển đồ đạc và chia sẻ các công việc tại hội với tôi”, bà Huê xúc động chia sẻ.
Câu chuyện của đôi vợ chồng khuyết tật bà Nguyễn Thị Huê và ông Trần Đăng Bình không chỉ là hành trình vượt qua mọi rào cản mà còn là bài học sâu sắc về giá trị của sự kiên cường, niềm tin và tình yêu. Họ là nguồn cảm hứng cho cộng đồng người khuyết tật và tất cả chúng ta - những người có thể đang đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, là minh chứng rõ ràng rằng: khi trái tim biết yêu thương và ý chí đủ lớn, không gì là không thể.
Xem thêm: “Anh hùng từ thiện” xây nhà nội trú giúp học sinh vùng cao có điều kiện bám trường
Đọc thêm
Đều đặn mỗi năm, xưởng bánh mì La Boulangerie Francaise sẽ mở lớp dạy nghề cho khoảng 20 người trẻ có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ, kết nối việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp.
Đề nghị luận xã hội 200 chữ (trích đề tham khảo kỳ thi THPT 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo) - Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
Từ khi gắn biển thông báo hỗ trợ miễn phí người khó khăn, anh xe ôm đã giúp đỡ được rất nhiều người nhưng cũng gặp không ít phiền lòng bởi những lời đồn đại.
Tin liên quan
Với tâm nguyện “vì đàn em thân yêu”, suốt nhiều năm qua cô giáo Vì Thị Hằng đã dành nhiều tâm sức để truyền đạt kiến thức, kỹ năng, ý chí vươn lên cho các em nhỏ vùng cao Sơn La.
Vượt qua định kiến và tự ti, cô thợ may – Vũ Thị lan (34 tuổi, Nam Định) quyết tâm thay đổi cuộc đời bằng chính công việc mình yêu thích.
Ngày bà Quan Vũ Hương khởi nghiệp lần 2 ở tuổi ngũ tuần, không ai ủng hộ. Nhưng bà đã chứng minh tất cả bằng câu nói: Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu!
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.