“Cửa tiệm hạnh phúc” – Mái nhà ấm áp dành cho những người tự kỷ

“Cửa tiệm hạnh phúc” là tên gọi thân mật của mô hình kinh tế dành cho người tự kỷ, nơi họ được làm việc, nhận lương thưởng và được công nhận như một người lao động bình thường.

Hải An
Hải An 04/06
Theo dõi

12h30, thông báo “có khách” từ bộ đàm vang lên, tập tức quán nhỏ ở số 254, phố Mai Anh Tuấn được kích hoạt. Tất cả nhân viên của quán từ trạng thái nghỉ trưa chuyển sang phục vụ quán. “Bếp trưởng” Hưng được ghép với Trâm để gọi món, còn Minh được Lâm hỗ trợ order đồ uống theo sự phân công của Đức.

Đức, Hưng, Lâm, Trâm là những người tự kỷ đang làm việc tại "cửa tiệm hạnh phúc" do anh Nguyễn Đức Trung, một doanh nhân 40 tuổi, thành lập.

gia-dinh-bac-si-ton-that-tung-co-nhung-ai-va-co-dong-gop-gi-3-1701
Anh Nguyễn Đức Trung (hàng đầu, thứ hai từ phải sang) với các nhân viên tại Mô hình kinh tế dành cho người tự kỷ Việt Nam (Ảnh: VAPs)

Anh Trung chia sẻ, anh không có người thân nào tự kỷ, cũng chưa từng làm việc trong ngành giáo dục đặc biệt, nhưng một lần va chạm định mệnh vào 12 năm trước đã khiến anh thay đổi suy nghĩ. Hôm đó, trong một khu nghỉ dưỡng, bất ngờ có một đứa trẻ chạy tới đập mạnh vào đầu anh. Đau đến choáng váng, anh chưa kịp phản ứng thì đã nghe tiếng người mẹ luống cuống xin lỗi: "Cháu bị tự kỷ". Đó là lần đầu tiên anh Trung nghe hai chữ này. "Tại sao đứa trẻ lại hành động như vậy? Thế giới của chúng như thế nào? Vì sao ít ai nói về chúng?", rất nhiều câu hỏi khiến đã nảy sinh trong đầu anh.

Từ lúc đó, anh đã về tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình giáo dục đặc biệt, y tế, kỹ năng sống, cuối cùng anh nhận thấy "chỉ có con đường làm kinh tế là bền vững nhất".

"Tự kỷ là một hội chứng kéo dài suốt đời, không thể chữa khỏi. Nhưng nếu đặt họ vào đúng môi trường, họ hoàn toàn có thể sống độc lập, làm việc và đóng góp như một người lao động bình thường", anh Trung nói.

Từ những băn khoăn, trăn trở trong lòng, anh bắt đầu tạo dựng môi trường dành cho người tự kỷ bằng chuỗi tiệm tạp hóa, quán cà phê, nhà sách và homestay. Tại đây, có em chỉ cần vài ngày để học cách lau bàn, nhưng cũng có bạn phải mất hàng tháng chỉ để làm quen với việc cầm cây chổi, bật công tắc bếp. Có bạn phải đeo dây thun quanh cổ tay hay nghe nhạc cổ điển mới tập trung học và làm việc được.

cua-tiem-hanh-phuc-mai-nha-am-ap-danh-cho-nhung-nguoi-tu-ky-3-1701
Lâm và Dũng tiếp khách ở "hiệu sách hạnh phúc"

"Bộ não của người tự kỷ là suy nghĩ thẳng, không gian dối, ẩn dụ hay xã giao kiểu cách", anh nói. Nhưng thế giới phẳng ấy lại phải thường xuyên va đập với thực tế phức tạp của người bình thường. Anh Trung không ít lần vấp phải sai lầm ấy.

Anh kể lại, vào đợt gần Tết 2018, trong lúc đang làm ở tầng một thì bỗng nghe thấy những tiếng động vọng trên cao. Anh vội chạy lên tầng ba thì cảnh tượng trước mắt khiến ai nấy đều bàng hoàng. Mảnh nhựa, dây điện, màn hình vỡ tung tóe khắp sàn. Trước mắt anh là 10 chiếc laptop vỡ tan tành.

"Có quá nhiều cảm xúc, nhưng bao phủ tôi là sợ hãi", anh nhớ lại. "Lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh tài sản bị phá như vậy mà không thấy bạn ấy đâu".

Người gây ra vụ việc là Vinh, một trẻ tự kỷ ở TP HCM, tạm thời sống với anh trong thời gian mẹ đi công tác. Cuối cùng anh tìm thấy Vinh đang đứng ngoài lan can tầng hai, ánh mắt vô hồn. Dưới chân cậu, chậu cây, bàn ghế đổ vỡ.

Anh Trung lập tức cho quán ngừng hoạt động, gọi cơm về và ngồi lại ăn như không có chuyện xảy ra. Vinh vẫn im lặng, không một lời giải thích. Cả đêm đó anh Trung thức trắng, vắt óc tìm nguyên nhân dẫn đến sự việc kinh hoàng trên. Linh cảm mách bảo có thể Vinh đã mệt nhưng không đủ khả năng nói ra rằng cần được nghỉ ngơi.

"Sai lầm đầu tiên và tôi đã phải trả giá đắt là đánh giá sai sức khỏe và giới hạn chịu đựng của các bạn", anh Trung trải lòng.

Sau những cú vấp ấy, công ty dần trở nên tâm lý hơn. Lâm đạp xe từ nhà đến quán sẽ được nghỉ mươi phút thay vì vào luôn ca làm. Trâm là nữ duy nhất nên được chiều chuộng và nhẹ nhàng hơn đồng nghiệp nam. Mỗi người tự kỷ là một ẩn số. Môi trường gia đình, giờ giấc sinh hoạt, kể cả nắng mưa, thời tiết đều có thể gây ra sự cố.

cua-tiem-hanh-phuc-mai-nha-am-ap-danh-cho-nhung-nguoi-tu-ky-2-1702
Quang Anh và Đức (ảnh trái) và Hưng, Lâm (phải)

Anh Trung vẫn còn nhớ rõ, ngày Quang Anh bước vào công ty 4 năm trước, mái tóc bạc cậu quá nửa vì khủng hoảng tinh thần. Những ngày đầu, cậu chửi bới, đập phá, tè bậy. Hỏi lý do, cậu chỉ dửng dưng nói "Em thích cái xấu. Cái xấu thì không bị tổn thương".Câu trả lời khiến tim người đối diện nhói buốt. Một đứa trẻ từng bị tổn thương đang học cách trở nên đáng ghét, với lớp vỏ gai góc để tự vệ. Để huấn luyện nhân viên mới này, anh Trung chọn cách vào vai chính cậu.

"Bạn chửi tôi, tôi im lặng. Bạn tè bậy, ném đồ, tôi chỉ nhẹ nhàng hỏi “Anh có làm gì em đâu mà em lại làm tổn thương anh?", anh Trung kể.

Sự nhất quán của một người bị tổn thương mà vẫn không trả đũa dần được ghi đè trong bộ não vốn vận hành bằng logic lặp lại của người tự kỷ. Hai năm trong im lặng và nhẫn nại, đã khiến Quang Anh thay đổi. Hôm nay, ở tuổi 22, Quang Anh đã là một chàng trai điềm đạm, có khả năng làm MC và dẫn dắt đồng nghiệp cất lên tiếng nói của người trong cuộc.

Gần 10 năm qua, mọi mô hình VAPs xây dựng đều là không gian mở để tự kỷ có thể học cách sống, làm việc và hòa nhập, với hơn 10.000 lượt khách. Đã có 23 bạn trẻ từng đặt chân tới đây, hiện còn 10 người gắn bó, với độ tuổi từ 18 đến 31.

Tại đây, tiền lương được chia theo từng ngày. Trong cuốn sổ thu chi ngày 28/5, ghi nhận 7 lượt khách ghé quán. Sau khi trừ chi phí, mỗi nhân viên nhận 20.000 đồng, cộng thêm 20.000 tiền boa. Ngoài khoản lương ấy, các bạn còn có thêm thu nhập từ nhiều nguồn như phụ huynh trả cho nhau, kinh phí từ những buổi tập huấn chuyển giao mô hình, hay phần lời cuối năm.

"Điểm mạnh của các nhân viên tự kỷ không nằm ở năng suất hay kỹ năng, mà ở sự thuần khiết, không giả dối, làm việc vì niềm vui", anh Trung nói.

Mỗi nhân viên của "cửa tiệm hạnh phúc" là một câu chuyện vượt lên số phận và mang trong mình những khả năng riêng biệt. Dũng giỏi thần số học, Lâm giao tiếp tiếng Anh trôi chảy và đang theo học ngành Luật tại Đại học Mở, còn Hưng từ cậu bé ục ịch nay đã là "bếp trưởng" và có ngôn ngữ, sau hai năm đến đây làm việc.

cua-tiem-hanh-phuc-mai-nha-am-ap-danh-cho-nhung-nguoi-tu-ky-1-1702
Duy Đức chia tiền cho đồng nghiệp sau ngày làm việc

Sau gần 7 năm ở đây, Đức thấy mình được thấu hiểu và tìm ra được phiên bản tốt nhất của mình: một cậu bé với nụ cười thường trực trên môi. Cậu đang học năm cuối cao đẳng ngành CNTT.

Chị Dung, 54 tuổi ở quận Thanh Xuân – mẹ của Đức xúc động cho biết, con trai mình đã thay đổi "một trời một vực". "Với phụ huynh có con tự kỷ như tôi, không còn niềm hạnh phúc nào lớn hơn việc thấy con mình được như bây giờ", người mẹ chia sẻ.

Giám đốc Nguyễn Đức Trung hy vọng mô hình kinh tế này sẽ được nhân rộng. "Con đường chúng tôi đi có thể nhỏ nhưng nếu có thêm sự chung sức, đồng hành thì chúng ta hoàn toàn có thể kiến tạo nên đại lộ rộng lớn cho người tự kỷ", anh Trung nói.

Nguồn VnExpress

Xem thêm: Nam sinh được tuyển thẳng cõng bạn đi thi lớp 10: Tình bạn đẹp lay động lòng người

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Tiệm mì gói 1.000 đồng nằm ở đường Hiệp Thành 5, P.Hiệp Thành (Q.12, TP.HCM) tuy giản dị, chỉ có hai cái bàn cùng với vài chiếc ghế  nhưng lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười nói.

Ấm lòng tô mì gói 1.000 đồng dành cho bà con khó khăn giữa lòng Sài Gòn
0 Bình luận

Những ngày qua, câu chuyện về một nam shipper trèo ban công giải cứu bé trai 18 tháng tuổi bị kẹt trong phòng tại hẻm 56, đường số 27, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.

Người hùng giữa đời thực: Nam shipper leo ban công giải cứu bé trai 18 tháng ở TP.HCM
0 Bình luận

Cầm kết quả ghi “đẩy lùi bệnh hoàn toàn”, cô gái 27 tuổi – Nguyễn Ánh Hoa vui mừng nhảy chân sáo giữa hành lang bệnh viện, hạnh phúc như được sinh ra lần hai.

Cô gái kiên cường đẩy lùi ung thư máu sau 15 năm chiến đấu không ngơi nghỉ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gia tộc Sơn Kim giàu có nhất nhì Việt Nam - Từ mạch nguồn tri thức đến bản trường ca thương trường

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Đăng Dương
Đăng Dương 8 giờ trước
Chân dung người bố đứng sau “giám đốc 13 tuổi” với cách dạy con “có một không hai”

Đằng sau sự thành công, giỏi giang của “giám đốc 13 tuổi” – Nguyễn Nam Long chính là ông bố Nguyễn Bình Nam, một cái tên khá nổi tiếng trong giới khởi nghiệp công nghệ.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lớp học tình thương giữa lòng Sài Gòn của “ngoại Thủy”, mái nhà ấm áp cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Gần 10 năm qua, lớp học tình thương của bà Trần Thị Thanh Thủy (70 tuổi) vẫn sáng đèn mỗi tối để dạy chữ cho trẻ em nghèo quanh khu vực phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Gia đình “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn: Thành công bằng nội lực, vững vàng bằng đạo đức

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Profile “đỉnh nóc, kịch trần” của “Giám đốc 13 tuổi” ở TP.HCM: 6 năm kinh nghiệm dạy lập trình, IELTS 8.0 với Speaking và Listening đạt điểm tuyệt đối

Những ngày gần đây, Nguyễn Nam Long - cái tên đã quá quen thuộc với nhiều người quan tâm lĩnh vực lập trình ở TP.HCM lại một lần nữa khiến mạng xã hội "sốt xình xịch" khi chính thức nhận vai trò Giám đốc Phát triển (Chief Growth Officer - CGO) tại một công ty phần mềm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Vợ chồng già 20 năm tận tâm mai táng cho những hài nhi xấu số

Hơn 20 năm qua, vợ chồng ông Lê Văn Cảnh (80 tuổi) và bà Nguyễn Thị Vuông (77 tuổi) ở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã chôn cất cho rất nhiều hài nhi xấu số bị bỏ rơi ở bãi rác lớn của thành phố.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
10 năm với hơn 100 liền hiến máu, gia đình nghèo viết nên câu chuyện đẹp về tình người

Gia cảnh nghèo khó, phải đi làm thuê làm mướn để chạy ăn hằng ngày nhưng hơn 10 năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Đạm (56 tuổi, TP.Cần Thơ) đã cùng nhau hiến máu cứu người hơn 100 lần.

Hải An
Hải An 06/06
Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu - Nơi tri thức vun bồi, đạo nghĩa đơm hoa

Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu là một trong những gia đình nho học tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và gắn bó sâu sắc với văn hóa dân tộc. Với tâm niệm “trí thức phải đi liền với đạo đức”, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu và gia đình đã âm thầm vun đắp nên những thế hệ sống tử tế, có ích cho cộng đồng và không ngừng gìn giữ cốt cách văn hóa Việt.

Hải An
Hải An 05/06
Chụp ảnh cưới miễn phí cho hàng nghìn công nhân nghèo

Từ cuối tháng 4 đến nay, ngày nào anh Liêng Ngọc Trung Hiếu (42 tuổi, trú Q.12, TP.HCM) và các thành viên trong nhóm đều phải tất bật chụp hơn 12 tiếng, rồi ngồi xuyên đêm chỉnh sửa hàng nghìn bức ảnh để kịp trả khách là những cặp vợ chồng công nhân khó khăn.

Hải An
Hải An 05/06
Chân dung vợ chồng trẻ ở Phú Thọ 3 năm cho sĩ tử ăn nghỉ miễn phí tại nhà

Suốt 3 năm qua, cặp vợ chồng trẻ ở Tân Sơn, Phú Thọ đều đặn tổ chức 2 đợt nấu ăn, cho học sinh ăn nghỉ miễn phí vào mùa thi lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 04/06
Gia đình bác sĩ Tôn Thất Tùng: Lấy y học làm sứ mệnh, lấy y đức làm gia tài

Trong hành trình phát triển của nền y học Việt Nam, có những cái tên không chỉ được nhớ đến bởi tài năng, mà còn bởi tầm ảnh hưởng đạo đức và giá trị sống mà họ để lại cho thế hệ mai sau. Gia đình bác sĩ Tôn Thất Tùng chính là một hình mẫu rạng rỡ của sự giao thoa giữa trí tuệ và nhân cách, giữa giáo dục gia đình và lý tưởng phụng sự xã hội, với những con người ghi danh mình vào lịch sử Y học không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Hải An
Hải An 03/06
Nam sinh được tuyển thẳng cõng bạn đi thi lớp 10: Tình bạn đẹp lay động lòng người

Tại điểm thi Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh), nhiều người đã xúc động khi chứng kiến một nam sinh lớp 9 cõng bạn từ cổng trường vào phòng thi tuyển sinh lớp 10.

Hải An
Hải An 03/06
Người đàn ông 18 năm nấu ăn giúp người khó khăn tại bệnh viện ung bướu

Từ sự biết ơn và đồng cảm, 18 năm qua ông Phạm Thanh Hồng (67 tuổi) đã âm thầm nấu cơm, cháo giúp những người có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.

Hải An
Hải An 30/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất