Cô gái kiên cường đẩy lùi ung thư máu sau 15 năm chiến đấu không ngơi nghỉ
Cầm kết quả ghi “đẩy lùi bệnh hoàn toàn”, cô gái 27 tuổi – Nguyễn Ánh Hoa vui mừng nhảy chân sáo giữa hành lang bệnh viện, hạnh phúc như được sinh ra lần hai.
"Thời gian như ngưng lại. Mọi ký ức trong quá khứ ùa về như thước phim", Ánh Hoa xúc động nói. Vào ngày 22/5, cô nhận kết quả khỏi hoàn toàn bệnh ung thư máu từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
Vào ngày 25 Tết năm 2010, cơn bạo bệnh ập để với Hoa chỉ sau một trận sốt cao. Lúc nằm ở phòng cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cô gái 12 tuổi khi ấy chỉ nghe loáng thoáng các bác sĩ trao đổi với bố mẹ những từ lạ lẫm như “bạch cầu cấp, ung thư máu…”.

Trong lúc cả gia đình chưa kịp bình tĩnh trước tin Hoa bị bệnh thì tai họa liên tục ập đến. Chị gái Hoa trong lúc vội vã từ nhà xuống bệnh viện thăm em thì bị tai nạn giao thông. Ông ngoại 85 tuổi ở nhà nghe tin cháu bị bệnh, không giữ được bình tĩnh nên lên cơn tai biến. Ngày Tết năm ấy đã trở thành nỗi ám ảnh đối với Hoa và cả gia đình.
"Bố mẹ chọn giấu đi, cố che chắn cho con gái. Còn tôi khi ấy chỉ biết rằng những đứa trẻ bị ung thư thường không sống lâu. Tuổi thơ tôi cứ vậy đóng khung với giường bệnh", Hoa nói.
Mùng 4 Tết năm ấy, hai bố con Hoa gồng gánh nhau ra Hà Nội kiểm tra, "mong kết quả có sai sót". Lần đầu được ra thủ đô, cô bé 12 tuổi phấn khích đến mức mất ngủ. Nhưng thay vì được đi chơi, đi tham quan Hoa lại vào Bệnh viện Nhi Trung ương làm rất nhiều các xét nghiệm, đặc biệt là chọc tủy sống. Hoa nhớ mãi câu nói của một người đàn ông đang chờ khám: "Bệnh gì thì bệnh, miễn đừng là ung thư".

Sau khi có kết quả, bác sĩ chỉ định nhập viện. Căn bệnh ung thư máu đã "bẻ lái" cuộc sống của cô gái nhỏ. Từ những ngày vô tư được đến trường học tập, vui chơi cùng các bạn, Hoa phải chịu đau đớn với kim tiêm, hóa chất, nằm bẹp dí trên giường bệnh vì phải dùng thuốc liều cao.
Những suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện khiến cô gái nhỏ suy sụp tinh thần. Thỉnh thoảng, Hoa cảm thấy chán nản, u sầu, sợ chết nên từ chối mọi quan tâm của mọi người. Bố mẹ phải đưa Hoa đến gặp bác sĩ tâm lý để hỗ trợ, giúp Hoa hòa nhập với việc điều trị.
Dần dần, Hoa học cách làm quen với những đứa trẻ xung quanh, tập nói chuyện với các anh chị tình nguyện để giảm bớt đau đớn do bệnh tật, hóa chất gây ra. Hoa không còn sợ mỗi lần truyền hóa chất hay đi chụp chiếu, bởi "dù kết quả thế nào, tôi cũng đã đi rất xa rồi". Cô gọi tên từng đợt hóa trị là một cuộc chiến nhỏ, "thắng được cuộc nào thì hạnh phúc cuộc ấy".
Ánh Hoa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Nhi Trung ương gần 3 năm, sau đó chuyển sang duy trì tái khám theo tháng, rồi theo quý và hiện tại là theo năm. Hoa không nhớ nổi suốt 15 năm qua mình đã tiêm truyền bao nhiêu đợt, song mỗi lần bước ra bệnh viện cô đều lạc quan và động viên bản thân nỗ lực hơn nữa.

"Từ khi bị bệnh, tôi hiểu chúng có thể quay lại bất cứ lúc nào. Tôi luôn phải lắng nghe cơ thể để kịp thời nhập viện, tránh biến chứng", Hoa nói.
May mắn, quá trình điều trị của Hoa đi đúng phác đồ dự định. Khi dừng hóa chất, Hoa bắt đầu tăng cân, tóc cũng mọc dần trở lại. Tuy nhiên, sức khỏe Hoa chưa thật sự ổn định, thường xuyên bị suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng, ốm vặt. Cơ thể mệt nhiều, nguy cơ tái phát bệnh bất kỳ lúc nào.
Để giữ tinh thần lạc quan, Hoa tham gia các chương trình cộng đồng của những tổ chức chống ung thư uy tín. Cô gái trẻ chủ động học hỏi và lắng nghe cách đồng bệnh vượt qua cuộc chiến. Hiện Hoa đang là thành viên tích cực của Tổ chức Salt Cancer Initiative (SCI) - Sáng kiến Ung thư Muối.
Sau 7 năm tích cực đồng hành, Ánh Hoa được gặp gỡ kết nối nhiều đồng bệnh, tham gia các hoạt động như lớp yoga, lớp vẽ, lớp thiền chuông online, 5000 bước chân hạnh phúc, các diễn đàn dành cho bệnh nhân ung thư tổ chức hàng năm ở các thành phố khác nhau.
"Lạc quan không chữa được ung thư nhưng giúp ta sống sót với nó, vượt qua nó và bước tiếp. Với tôi, ung thư là một trải nghiệm. Tuy đánh đổi cả máu và nước mắt song tôi đã khỏi bệnh, tự tin và tự hào vì đã không bỏ cuộc ", Ánh Hoa chia sẻ.
Bệnh bạch cầu cấp (còn gọi là bệnh máu trắng) là loại ung thư thường gặp ở trẻ em. Phổ biến nhất là bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ALL). Phần còn lại chủ yếu là bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML). Hiện chưa có số liệu cụ thể về ca mắc và tử vong do bệnh này ở trẻ em Việt Nam.
Đây là bệnh lý ác tính xảy ra sau nhiều đột biến của tế bào gốc lympho ở giai đoạn phát triển nhất định. Bệnh có thể diễn tiến kéo dài với triệu chứng mơ hồ: mệt mỏi, chán ăn, sốt không do nhiễm trùng, sụt cân, da xanh, đau khớp, đau đầu, chóng mặt, chảy máu mũi, nôn ra máu, tiểu máu, đi ngoài phân đen. Vì vậy khó phát hiện sớm. Để chẩn đoán, người bệnh cần xét nghiệm máu, xét nghiệm tủy xương (chọc hút hoặc sinh thiết), chụp X-quang, siêu âm và sinh thiết hạch.
Xem thêm: Cô giáo vùng biên: Một mình giữ lớp, giữ ước mơ cho những đứa trẻ
Tin liên quan
Vượt lên nghịch cảnh, cậu học trò nghèo Ngô Anh Khoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), được chọn về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X với thành tích học tập xuất sắc.
Đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, tủ bánh mì 0 đồng nằm ở góc đường Quang Trung, quận Hải Châu, Đà Nẵng của anh Trần Hữu Đức Nhật (44 tuổi) lại được lấp đầy.
Anh Đặng Duy Doanh (30 tuổi, trú huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã mãi mãi nằm lại dưới dòng sông Hồng sau khi nhảy xuống cứu 4 học sinh đuối nước.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.