Người đàn ông Đà Nẵng 9 năm bền bỉ gieo yêu thương với tủ bánh mì 0 đồng
Đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, tủ bánh mì 0 đồng nằm ở góc đường Quang Trung, quận Hải Châu, Đà Nẵng của anh Trần Hữu Đức Nhật (44 tuổi) lại được lấp đầy.
“Bà con chủ yếu lấy bánh mì buổi sáng để ăn lót dạ trước khi đi làm. Cứ hết bánh mì, gia đình tôi lại bổ sung”, anh Nhật nói.
Tủ bánh mì miễn phí này là điểm đến quen thuộc suốt 9 năm qua của người lao động nghèo, bệnh nhân và người nhà tại các bệnh viện ở quận Hải Châu.
Năm 2016, anh Nhật đặt tủ bánh mì trước cửa nhà để thực hiện tâm nguyện của người mẹ quá cố. Khi còn sống, mẹ anh kể gia đình mấy lần gặp hoạn nạn đều được những người xa lạ giúp đỡ vượt qua. Sau này có kinh tế hơn bà muốn làm một điều gì đó để sẻ chia với những người khó khăn nhưng chưa kịp thực hiện thì qua đời vì bệnh tật.
Sau khi mẹ mất, anh Nhật cùng với hai chị em trong nhà bàn nhau tiếp nối tâm nguyện tủ bánh mì này.

Ban đầu, gia đình anh Nhật tính làm bánh mì thịt chả hoặc thịt nướng nhưng lo ngại vấn đề vệ sinh, bảo quản ngoài trời không đảm bảo an toàn thực phẩm cho bà con nên chuyển sang bánh mì sữa đóng gói riêng, mềm, dễ ăn, phù hợp với tất cả mọi người.
Tuần đầu tiên, anh Nhật chuẩn bị khoảng 40-50 chiếc một ngày. Sau vài tháng, số lượng người tới lấy đông hơn, có hôm chỉ khoảng 2 tiếng đã hết 100 chiếc. Tủ bánh được mở hàng ngày, chỉ nghỉ một tuần mỗi dịp Tết. Kinh phí mỗi tháng khoảng 12 triệu đồng, hầu hết là từ thu nhập của anh Nhật và một phần do mọi người trong gia đình góp thêm. Khi tủ bánh mì 0 đồng được biết đến rộng rãi, nhiều nhà hảo tâm đã tìm đến chung tay đóng góp giúp tăng số lượng bánh mỗi ngày.
Vài năm gần đây, anh Nhật còn kết nối với các tổ chức, nhà hảo tâm để phát cơm miễn phí, 100-400 suất mỗi đợt. Mỗi lần có chương trình phát cơm, hủ tiếu, đồ ăn chay, anh đều dán thông báo trước một ngày để nhiều người biết. Dịp Tết vừa qua, từ nguồn ủng hộ và kinh phí gia đình, anh đã trao tặng 100 phần quà trị giá hơn 16 triệu đồng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tặng quà Tết này được anh Nhật duy trì bốn năm nay.

9 năm "nuôi" tủ bánh mì miễn phí, điều khiến anh Nhật thất rất trân quý là dù đông người, ai cũng xếp hàng trật tự. Thậm chí, có người đến trước còn nhường suất cho người khó khăn hơn phía sau. "Đó là những điều nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa với tôi", người đàn ông Đà Nẵng bộc bạch.
Theo anh Nhật, gia đình đã trao đi những chiếc bánh mì và nhận về được tình yêu thương vô giá của mọi người. Gần đây, khi bố mất, nhiều người từng nhận bánh cũng đến viếng, động viên, khiến anh rất xúc động.
Anh Nhật không gọi việc mình làm là từ thiện, mà chỉ là hành động duy trì tình yêu thương, mong lan tỏa điều tích cực đến với mọi người.
Đại diện UBND phường Thạch Thang, quận Hải Châu, đánh giá tủ bánh mì 0 đồng của anh Nhật giúp đỡ rất nhiều người lao động, bệnh nhân có bữa sáng miễn phí suốt nhiều năm qua. "Đây là hành động ý nghĩa, đúng tinh thần 'lá lành đùm lá rách'," vị đại diện nói.
Xem thêm: Hành tình chạm đến triệu trái tim của cô giáo về hưu dạy Văn trên TikTok
Tin liên quan
Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.
Anh Đặng Duy Doanh (30 tuổi, trú huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã mãi mãi nằm lại dưới dòng sông Hồng sau khi nhảy xuống cứu 4 học sinh đuối nước.
Suốt 10 năm qua tại TP.Lào Cai, có một người đàn ông thầm lặng làm công việc cứu hộ miễn phí. Anh là Trần Anh Điệp hay còn được gọi với cái tên thân thương “Điệp xa lộ”.
Bài mới

Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình được biết đến như một “huyền thoại” của Toán học Việt Nam khi đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979. Ông đã viết nên một phần rực rỡ của lịch sử toán học nước nhà bằng chính trí tuệ và sự tận tụy suốt cả cuộc đời mình.

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu là một trong những gia đình nho học tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và gắn bó sâu sắc với văn hóa dân tộc. Với tâm niệm “trí thức phải đi liền với đạo đức”, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu và gia đình đã âm thầm vun đắp nên những thế hệ sống tử tế, có ích cho cộng đồng và không ngừng gìn giữ cốt cách văn hóa Việt.