Mồ côi cha mẹ, cậu học trò nghèo nỗ lực trở thành Cháu ngoan Bác Hồ
Vượt lên nghịch cảnh, cậu học trò nghèo Ngô Anh Khoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), được chọn về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X với thành tích học tập xuất sắc.
Từ lúc chào đời, Khoa đã chẳng thấy mặt cha. Đến năm cậu học lớp 3, mẹ đi bước nữa nên Khoa sống với ông bà ngoại. Khoa nói mình không trách gì mẹ, cuộc sống của mẹ cũng rất khó khăn, thỉnh thoảng mẹ sẽ về thăm và góp chút tiền phụ bà nuôi cháu. Bản thân em sẽ cố học thật giỏi vì thương bà đã vất vả mò ốc kiếm từng đồng nuôi cháu ăn học.
Bà ngoại Ngô Anh Khoa năm nay đã gần 70 tuổi vẫn ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời để kiếm từng đồng tiền nuôi cháu ăn học. Mỗi ngày bà thức từ mờ sáng, tranh thủ ra đồng lúc trời chưa nắng. Trời trưa đứng bóng, bà lại mò mẫm dưới mương bắt từng con ốc mang ra chợ bán. Còn ông ngoại Khoai, vì muốn có thêm tiền để lo cho cháu đã vào tận Quảng Nam kiếm sống, phải đến Tết mới thấy ông về.
Thương bà, ngoài giờ học, Khoa giúp bà công việc nhà, lo nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa... cái gì làm được em đều làm hết. Hôm nào rảnh em lại cùng bà ra ruộng giẫy cỏ, phát bờ, có hôm thì lội bùn cấy lúa. "Công việc nhà nông vất vả, em càng thấm thía những giọt mồ hôi ướt đầm trên tấm lưng còng gầy guộc của bà", Khoa tâm sự.

9 năm liền đều là học sinh giỏi, Khoa nói chỉ có học thật giỏi mới mong sau này giúp được bà. Hồi gần hết lớp 5 Khoa đã nộp hồ sơ dự thi vào Trường phổ thông Dân tộc nội trú - THCS của huyện. Trong suy nghĩ của Khoa khi ấy, nếu vào được trường nội trú ông bà ngoại sẽ đỡ vất vả hơn, nên em rất nỗ lực chuẩn bị kiến thức để thi đầu vào. Nhưng đến sát ngày thi, xã Tiến Thắng quê Khoa không còn thuộc vùng khó khăn nên em không đủ điều kiện để được vào học trường nội trú. Khoa về học tại ngôi trường THCS của xã với quyết tâm phải học và thi học sinh giỏi để có cơ hội vào trường điểm của huyện.
Nhờ sự nỗ lực, Khoa được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ văn. Với thành tích giải ba kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn giáo dục công dân, Khoa đủ điều kiện để chuyển vào lớp chọn của Trường THCS Hoàng Hoa Thám.
Nhưng với Khoa, Trường THCS Tiến Thắng vẫn là ngôi nhà thân thương. "Em nhớ nhất là cô Huê, cô thương em như con cháu trong nhà. Lúc nào cô cũng đồng hành, , động viên, giúp em vượt qua khó khăn để cố gắng học tập", Khoa bộc bạch.
Cô Huê là giáo viên dạy ngữ văn của trường, tên đầy đủ là Đường Ngọc Huê và hiện là phó hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thắng. Cô đã luôn động viên, giúp đỡ cậu học trò nghèo cả về học tập lẫn cuộc sống vì "cậu bé ấy ngoan, luôn có chí tiến thủ và lúc nào cũng tích cực, nỗ lực không ngừng".
Ngày Khoa chuyển trường, thầy cô và các bạn buồn lắm. Nhưng được học ở trường điểm, Khoa sẽ có nhiều cơ hội hơn nên ai cũng nén nỗi buồn động viên khoa cố gắng hòa nhập, học tập thật tốt. Nhớ trường, nhớ thầy cô và các bạn nên thỉnh thoảng được nghỉ học sớm, Khoa vẫn tranh thủ ghé về trường cũ thăm mọi người.
Không bao lâu nữa Khoa sẽ hoàn tất năm cuối THCS. Những ngày tới sẽ là kỳ thi quan trọng đầu tiên trong đời. Tạm gác những ngày lo âu, Khoa đã cùng với bạn bè khắp nơi về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X. Đây là lần thứ hai cậu học trò dáng người gầy gò ấy được về thủ đô Hà Nội.
Cậu học trò tự nhận có lẽ mình may mắn và cũng được các thầy cô ưu ái. Trong khi thầy cô và chúng bạn lại thấy chẳng mấy người xứng đáng hơn Khoa để có mặt tại cuộc hội ngộ hàng trăm điển hình măng non toàn quốc lần này.
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025 được tổ chức tại thủ đô Hà Nội với 500 đại biểu thiếu nhi (184 nam, 316 nữ) đại diện cho gần 16 triệu đội viên thiếu niên, nhi đồng cả nước đã được chọn tham dự đại hội. Trong đó có 103 đại biểu là người dân tộc thiểu số. Đặc biệt 47 bạn nhỏ đoạt giải các kỳ thi quốc tế, 95 bạn đoạt giải các kỳ thi cấp quốc gia, 244 bạn đoạt giải các kỳ thi cấp tỉnh, 245 bạn đoạt giải các kỳ thi cấp huyện.
Trong số này có 217 bạn là liên đội trưởng, 100 bạn là liên đội phó đều là những gương mặt chỉ huy Đội nổi bật. Và nhiều đại biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng không ngừng luôn nỗ lực vươn lên học tập, rèn luyện được tuyên dương dịp này.
Các đại biểu thiếu nhi đã làm lễ báo công và vào lăng viếng Bác, đồng thời có cơ hội giao lưu, gặp gỡ các chuyên gia công nghệ, những gương mặt trẻ tiêu biểu về khoa học, công nghệ tại các trung tâm công nghệ hàng đầu Việt Nam. Trong khuôn khổ đại hội, các bạn đã đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cùng nhiều hoạt động hữu ích khác.
Xem thêm: Hành tình chạm đến triệu trái tim của cô giáo về hưu dạy Văn trên TikTok
Tin liên quan
Anh Đặng Duy Doanh (30 tuổi, trú huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã mãi mãi nằm lại dưới dòng sông Hồng sau khi nhảy xuống cứu 4 học sinh đuối nước.
Suốt 10 năm qua tại TP.Lào Cai, có một người đàn ông thầm lặng làm công việc cứu hộ miễn phí. Anh là Trần Anh Điệp hay còn được gọi với cái tên thân thương “Điệp xa lộ”.
Nam sinh Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM đã xuất sắc giành 2 giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn Toán và giải đoán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.